Địch Công Kỳ Án Tập 3: Thuyền Hoa Án – Robert van Gulik

Địch Công Kỳ Án Tập 3: Thuyền Hoa Án – Robert van Gulik

[toc]


Giới thiệu ebook

Địch Công Kỳ Án Tập 3: Thuyền Hoa Án – Robert van Gulik


Mùa hè năm 663, khi mới 33 tuổi, Địch Công được bổ nhiệm chức vụ cấp huyện đầu tiên là Huyện lệnh của Bồng Lai. Vị trí này đi kèm với một nhiệm vụ hóc búa: điều tra vụ bỏ độc mưu sát cố Huyện lệnh – vị quan tiền nhiệm của ông. Nhưng niềm háo hức khi mới nhậm chức mau chóng chuyển thành nỗi kinh hãi, khi ông phải đối mặt với một vong hồn lang thang nơi nha phủ, một con cọp tinh ăn thịt người ẩn nấp chốn rừng rú và một vị tân nương biến mất gần ngôi miếu bỏ hoang…

Một Huyện Bồng Lai xa xôi lại ẩn chứa vô số bí ẩn phức tạp đan xen nhau tạo thành mối bòng bong khó tháo gỡ. Hàng loạt các vụ án dây mơ rễ má xuất hiện, không manh mối, không dấu vết. Thậm chí còn cả hồn ma, ma sói xuất hiện trong một không gian mờ ảo, bất định. Liệu Địch Công có tìm ra lời giải thích hợp lý cho những sự kiện kỳ dị và kịp thời phá giải một âm mưu đen tối liên quan đến tận kinh thành hay không?

Một tác phẩm trinh thám vừa có tính liêu trai, kì bí, vừa mang đậm nét “duy vật” của Phương Tây. Cái hay của tác giả Robert Van Gulik là lấy ảo để tả thực, lấy cảnh để nói người..

***

Tại đây có một cái hồ bí ẩn mà những truyền thuyết từ xa xưa đã kể về những vụ mất tích bí ẩn tại hồ này mà thi thể không bao giờ được tìm thấy nhưng bóng ma của họ vẫn lảng vảng xung quanh hồ. Tuy nhiên cái hồ này lại nổi tiếng với những chiếc “thuyền hoa” , một nhà chứa trên mặt nước mà khách có thể dùng cơm với những kỹ nữ xinh đẹp và ở lại qua đêm trên thuyền.

Địch Nhân Kiệt được mời tới dự một bữa tiệc tại thuyền hoa và trong bữa tiệc này một kỹ nữ tiết lộ cho ông về một âm mưu phản loạn được tiến hành tại Hán Dương. Ông chưa kịp hỏi lại thì người kỹ nữ này đã bị giết chết. Ai là thủ phạm trong những vị khách trên thuyền.

Một cô dâu bị giết chết trong đêm tân hôn và người cha chồng bị tố cáo là thủ phạm hiếp dâm và giết người diệt khẩu, phải chăng sự thật là như thế?

Xác chết của cô dâu trong quan tài đột nhiên biến mất và được thay thế bằng xác chết của một người đàn ông, hai cái chết này có liên quan gì với nhau?

Trong khi điều tra về những vụ án này ông thấy mình lạc vào một mê cung của những mưu đồ chính trị tham lam và bẩn thỉu. Liệu ông có thoát ra được những rắc rối này hay không?

***
Robert Van Gulik (1910-1967) là một nhà Đông phương học uyên thâm, từng học Pháp luật và Ngôn ngữ phương Đông tại Hà Lan; năm 1935 nhận học vị tiến sĩ nhờ công trình nghiên cứu về Ấn Độ, Tây Tạng (Trung Quốc) và Viễn Đông. Những năm tiếp theo, liên tục làm công việc của một quan chức ngoại giao tại Trùng Khánh, Nam Kinh (Trung Quốc), Tôkyô (Nhật Bản) và một số nước khác; cuối đời trở thành đại sứ Hà Lan tại Nhật Bản. Ông là tác giả của hàng loạt cuốn sách nổi tiếng về văn hóa phương Đông, như “Trung Quốc cổ đại cầm học”, “Kê Khang cầm phú”, “Trung Quốc hội họa giám thưởng”, “Địch công án”, “Xuân mộng tỏa ngôn”, “Bí hí đồ khảo”, Trung Quốc cổ đại phòng nội khảo”…

Celebrated Cases of Judge Dee (Địch Công Án/ Những cuộc điều tra của quan Địch) gồm 16 tập. Một loại tiểu thuyết trinh thám – công án về quan án Địch Công được xây dựng dựa trên nguyên mẫu của tể tướng Địch Nhân Kiệt (630 – 700) một nhân vật có thật sống vào đời nhà Đường thế kỷ thứ VII. Sinh tại Tĩnh Châu, phủ Thái Nguyên (Sơn Tây) Địch Nhân Kiệt đã làm quan tại các địa phương dưới các chức vụ huyện lệnh, Pháp tào Tham quân, Tuần phủ,Thứ sử. Năm 47 tuổi ông về kinh đô Trường An làm Đại lý thừa Tự khanh rồi lần lượt được thăng lên Thị ngự sử, Thị lang bộ Công, thượng Thư tả thừa, hai lần làm Trung thư lệnh (tể tướng) và đô đốc dưới quyền nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên. Phẩm chất đạo đức và tài phá án của ông đã được người đời ca tụng sủng ái đến mức như huyền thoại. Không những là người có hiểu biết về pháp luật, về tâm lý con người, Địch Công còn biết cả kiếm thuật, võ thuật lẫn chữa bệnh, một quan toà cổ đại Trung Quốc mang dáng dấp của Sherlock Holmes… Cùng với bốn hộ vệ mưu trí, dũng cảm, xả thân vì chủ như Hồng Lương, Mã Tôn, Triệu Thái và Tào Can – những giang hồ hảo hán được ông giác ngộ và cho đi theo, Địch Công đã phá được rất nhiều vụ án ly kỳ. Robert Van Gulik cũng khéo léo đưa vào bộ tiểu thuyết trinh thám này những nét văn hóa, lịch sử, phong tục của Trung Quốc. 

***

Tường sự lạ, Địch Công cảm thán

Thăm Mậu Bình, Quan án đổi tên

Đặng Tri huyện đứng im giữa cửa thư phòng, cảm thấy vô cùng bối rối, mắt mờ đi, không dám bước về phía án thư. Ông ta đứng dựa vào khung cửa, mắt nhắm nghiền, từ từ đưa hai tay lên bóp nhẹ huyệt thái dương. Cơn đau đầu giờ không còn dữ dội mà chuyển sang âm ỉ, thỉnh thoảng lại nhói lên một hồi. Tai không còn ong ong, Đặng Tri huyện có thể nghe thấy tiếng gia nhân bắt đầu công việc thường nhật sau giờ nghỉ trưa nơi hậu viện.

Chỉ một chốc nữa thôi, lão quản gia sẽ mang trà chiều tới cho ông ta.

Đặng Tri huyện gắng hết sức làm chủ bản thân, cảm thấy nhẹ nhõm phần nào khi hai mắt đã nhìn rõ hơn. Ông ta vội đưa hai tay lên quan sát thật kỹ nhưng không thấy vết máu nào cả. Ông ta nhìn sang cái bàn gỗ mun lớn, mặt bàn được đánh bóng loáng, phản chiếu hình ảnh của những bông hoa cắm trong chiếc lọ ngọc bích giữa bàn. Hoa đã héo úa hết cả, ông ta lờ mờ nghĩ rằng phu nhân đáng ra phải thay hoa mới rồi, mọi khi hiền thê vẫn thường tự mình lựa hoa từ hoa viên. Đột nhiên, Đặng Tri huyện cảm thấy trống rỗng, ông ta lập cập bước vào phòng, tay vịn mép án thư, vừa thở nặng nhọc vừa đi một vòng quanh bàn rồi thả mình xuống ghế bành.

Mời các bạn đón đọc Địch Công Kỳ Án Tập 3: Thuyền Hoa Án của tác giả Robert van Gulik.

Download ebook

Địch Công Kỳ Án Tập 3: Thuyền Hoa Án – Robert van Gulik


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

[toc] Giới thiệu ebook Địch Công Kỳ Án Tập 3: Thuyền Hoa Án – Robert van Gulik Tweet! Mùa hè năm 663, khi mới 33 tuổi, Địch Công được bổ…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close