Quái Đàm – Chuyện Yêu Quái Và Dị Trùng Nhật Bản

Quái Đàm – Chuyện Yêu Quái Và Dị Trùng Nhật Bản

Giới thiệu

Quái Đàm – Chuyện Yêu Quái Và Dị Trùng Nhật Bản




Ở Nhật, kem đá, cá vàng, chuông gió, pháo hoa và lễ hội các xứ là những thứ có tính đặc trưng của mùa hè, đem mát lành và thơ mộng đến làm dịu không khí oi nồng. Nhưng ngoài những thứ nghe rất tao nhã ấy ra, Nhật Bản còn một cách làm mát truyền thống, đó là truyện ma quái.

Truyện ma quái được lồng vào rất nhiều hình thức sinh hoạt hè, như kịch kabuki, tấu nói rakugo, trò chơi gọi ma bách vật ngữ. Và đơn giản nhất, là ngồi quây quần với nhau, mỗi người kể một câu chuyện thật rùng rợn, sao cho sống lưng lạnh toát, mồ hôi dầm dề, cứ tự làm mát như thế đến khuya, tiết trời dịu đi là có thể ngủ được.

Ma quái ở Nhật không chỉ có linh hồn người chết, mà còn đồ vật-thực vật-hiện tượng tự nhiên thành tinh, lảng vảng ở nhân gian với tâm tư mục đích vô cùng đa dạng, bày ra những trò rất đỗi ly kì. Tất cả những truyện như thế được xếp vào một thể loại, gọi là QUÁI ĐÀM (chuyện về ma quái hoặc sự lạ).

Nhờ những hoạt động mùa hè ấy, và nhờ cả những bản chép tay quý báu của các tác giả dân gian, kho tàng quái đàm Nhật Bản được lặng lẽ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhưng cũng trong rất nhiều thế hệ, chúng chỉ đi loanh quanh ở các thành trấn thôn làng trên đảo quốc này.

Phải bước sang thế kỉ 20, kho tàng ấy mới lần đầu phát sáng ra ngoài biên giới, rọi sang châu Âu châu Mỹ, nhờ công sức của một tác giả phương Tây là Lafcadio Hearn.

Ông đã lắng nghe bao truyện xưa tích cũ trên khắp đất Nhật, chắt lọc những điển lạ lùng nổi tiếng nhất và tiến hành nhuận sắc, tái hiện trên giấy bằng những kiến giải và cảm xúc của mình, để tạo ra một tác phẩm rồi đây sẽ trở thành nguồn mạch cho thể loại quái đàm cận đại Nhật Bản.

Tác phẩm đó là QUÁI ĐÀM ~ Chuyện yêu quái và dị trùng Nhật Bản, triệu hồi những yêu quái nổi tiếng như quỷ ăn thịt người, yêu quái cổ dài, vô diện, nàng tuyết… tập hợp những điển tích lạ như uyên ương, Hoichi cụt tai, giấc mơ hóa kiến, kèm một bản ballad dịu dàng hoài niệm về cổ tích phương Tây, cuối cùng là ba tùy bút về thế giới côn trùng, trong đó khéo léo đan cài nhiều cảm nhận về hội họa, âm nhạc, tôn giáo, tiến hóa sinh vật và triết học.

Từ sau QUÁI ĐÀM của Hearn, ma mãnh chúng nó không chịu ở yên đồng sâu nước đọng, mà chuyển về làm ma đô thị, ma trường học… không chỉ trườn bò trên câu chữ, mà vươn lên phim ảnh, kịch nghệ, diễn xướng, bò ra cả màn hình, cuối cùng biến thành một thứ văn hóa kinh dị riêng.

Tác phẩm này cũng đã được chuyển thể thành phim, thành nguồn tham chiếu không thể thiếu khi cần tìm hiểu về yêu ma xứ Phù Tang.

QUÁI ĐÀM ~ Chuyện yêu quái và dị trùng Nhật Bản của Lafcadio Hearn 

nằm trong tủ sách kinh điển của IPM, sẽ có dạng bìa cứng ở lần đầu phát hành và bìa mềm từ lần thứ hai trở đi.

***

Có lẽ “Quái đàm” không phải món ngon dành cho kẻ vội vàng, vì nó đúng như đầu đề “Quái đàm” – đàm luận về quái, hay câu “Chuyên yêu quái và dị trùng Nhật Bản”. Cuốn sách chia ra làm hai phần, 17 truyện đầu tiên về yêu quái, 3 chương cuối về dị trùng. Những câu chuyện ngắn, ghi chép gãy gọn, nếu đọc nhanh sẽ khó đọng lại gì.

Thực lòng rất khó đánh giá “Quái đàm” có phải một cuốn sách hay hay không, nếu mê kinh dị, thì cuốn sách không quá hấp dẫn, những câu chuyện khá ngắn, nội dung đơn giản. Nhưng nếu muốn tìm hiểu về văn hóa, những câu chuyện kỳ bí của Nhật, thì đây có thể là một cuốn sách hay đáng đọc.

“Quái đàm” có phần hơi giống Truyền kỳ mạn lục, đều là những ghi chép những truyện kỳ bí trong dân gian, so ra, nếu Quái đàm nhỉnh hơn Truyền kỳ mạn lục ở những câu chuyện có đầu có kết hơn, cũng có phần dễ hiểu hơn, cũng có những lời bình, trích dẫn của tác giả ở phần dị trùng.

Không chỉ trong mắt người phương Tây mà thực ra người phương Đông cũng cảm thấy nền văn hóa của mình rất kỳ bí. Nhưng nhìn chung, dù có khác ở vài điểm, nhưng nếu đặt lên bàn cân thì những câu chuyện truyền miệng từ xa xưa đều có rất nhiều điểm giống nhau. Cuốn Quái đàm này cũng có ghi chép lại một số truyện, có liên quan tới văn hóa Trung Hoa.

Bản in lần đầu của “Quái đàm” có bìa cứng và áo, bìa cứng bên trong khá đẹp, có điều cảm giác giấy hơi mỏng, và cuốn sách này cũng chỉ dày gần 200 trang, đọc chút là hết.

Điểm: 7.5/10

***

Review sách Quái Đàm Lafcadio Hearn để hiểu thêm về dòng chảy văn hóa Nhật Bản. Quái Đàm là một tác phẩm văn học đặc biệt, tạo nên từ sự cống hiến và sự tổng hợp của tác giả Lafcadio Hearn, một người mê mẩn văn hóa truyền thống Nhật Bản đến mức kết hôn với một phụ nữ Nhật, nhập quốc tịch vào đất nước này và có tên Nhật riêng là Koizumi Yakumo. Nội dung của truyện Quái Đàm tập trung vào những câu chuyện cổ truyền về yêu ma quỷ quái đã tồn tại từ thời cổ đại trong dân gian Nhật Bản. Tập truyện được chia thành hai phần: phần Yêu quái và phần Dị trùng.

Với tác phẩm Quái Đàm, Lafcadio Hearn đã đưa độc giả vào một thế giới đa sắc, đa màu sắc của những câu chuyện kỳ ảo đậm đà truyền thống Nhật Bản. Truyện đưa chúng ta vào những hình ảnh về yêu quái, hiện tượng và con người mà chúng ta thường nghe được nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về sự tồn tại và hoạt động của những yêu quái đó. Chẳng hạn như những câu chuyện về loài hoa anh đào, biểu tượng của Nhật Bản, và lòng kiên cường của người Nhật trong hình tượng việc hi sinh của một bà vú để cứu người con gái trẻ, hoặc hình bóng của một người đàn ông sẵn lòng đánh đổi cuộc sống của mình để bảo vệ sinh mệnh của loài hoa. Đó là những câu chuyện đáng sợ về con lửng có thể biến hình thành người nhưng thiếu hoàn toàn ngũ quan, hoặc về những yêu quái cổ dài dụ dỗ con người và ăn thịt. Còn có câu chuyện về Yuki, một nàng tuyết mang trong lòng tình yêu và hận thù, hay về Aoyagi, một cô gái liễu đầy tình yêu đối với một samurai tài ba…

Quái Đàm – Truyện yêu ma quỷ quái lưu truyền trong dân gian nước Nhật

Giới thiệu tác giả Quái Đàm – Lafcadio Hearn

Lafcadio Hearn (1850-1904) là nhà báo và nhà văn gốc Hy Lạp, đã dành nhiều năm nghiên cứu về những câu chuyện yêu ma vô cùng hấp dẫn của Nhật Bản và cho ra đời tác phẩm Quái đàm. Lafcadio Hearn đã thay đổi tên thành Koizumi Yakumo sau khi cưới vợ là một người phụ nữ Nhật Bản và nhập quốc tịch vào Nhật Bản.

Hearn có một cuộc đời đa sắc, đa văn hóa. Ông lớn lên ở Ireland và sau đó di cư sang Mỹ. Sau khi làm việc như một nhà báo tại Mỹ, ông đã có cơ hội du học và làm việc ở Nhật Bản từ năm 1890. Tại Nhật, Hearn đã phát triển sự đam mê với văn hóa truyền thống và thần thoại Nhật Bản. Ông đã tìm hiểu và sưu tầm rất nhiều câu chuyện cổ truyền, truyền thuyết và truyện dân gian Nhật Bản.

Công lao lớn nhất của tác giả Quái Đàm Lafcadio Hearn là viết và dịch nhiều tác phẩm văn học về Nhật Bản, giúp đưa văn hóa Nhật Bản đến với công chúng quốc tế. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Kwaidan: Stories and Studies of Strange Things” (Quái Đàm – Chuyện Yêu Quái Và Dị Trùng Nhật Bản), xuất bản năm 1903.

Lafcadio Hearn đã đóng góp quan trọng vào việc giới thiệu và khám phá văn hóa Nhật Bản đến với thế giới phương Tây. Ông đã tạo nên sự kết hợp độc đáo giữa tư duy phương Tây và truyền thống phương Đông trong những tác phẩm của mình, và trở thành một trong những tác giả tiên phong trong việc khám phá và phân tích văn hóa Nhật Bản.

Sách Quái Đàm và chuyện Yêu Quái Dị Trùng Nhật Bản

Là tác phẩm kết tinh từ công sức sưu tầm, tập hợp, nhuận sắc của tác giả Lafcadio Hearn, một người yêu văn hóa cổ truyền Nhật Bản vô ngần. Bao chứa trong Quái Đàm chính là mạch nguồn những câu chuyện cổ liêu trai về yêu ma quỷ quái lưu truyền trong dân gian nước Nhật từ cổ chí kim. Tập truyện được chia ra làm hai phần: phần Yêu quái và phần Dị trùng.

Có thể nói sách hay Quái Đàm là “Liêu Trai Chí Dị” phiên bản Nhật. Tuy nhiên, Liêu Trai Chí Dị của tác giả Bồ Tùng Linh xoay quanh nhiều về những câu chuyện tình nam nữ, người âm kẻ dương cách trở với những pha 18+ dày đặt đến kì cục, thì Quái Đàm chỉ đơn thuần là sưu tầm lại những câu chuyện về yêu quái và dị trùng ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản mà tác giả đã gom nhặt từ những người địa phương. Mặc dù cuốn này khá ít truyện nhưng phần nào khiến đọc giả hiểu thêm 1 chút về truyện yêu quái và dị trùng trong văn hóa Nhật Bản.

Ở Nhật, truyện ma quái được lồng vào rất nhiều hình thức sinh hoạt hè, như kịch kabuki, tấu nói rakugo, trò chơi gọi ma bách vật ngữ. Và đơn giản nhất, là ngồi quây quần với nhau, mỗi người kể một câu chuyện thật rùng rợn, sao cho sống lưng lạnh toát, mồ hôi dầm dề, cứ tự làm mát như thế đến khuya, tiết trời dịu đi. Ma quái ở Nhật không chỉ có linh hồn người chết, mà còn đồ vật-thực vật-hiện tượng tự nhiên thành tinh, lảng vảng ở nhân gian với tâm tư mục đích vô cùng đa dạng, bày ra những trò rất đỗi ly kì. Nhờ những hoạt động mùa hè ấy, và nhờ cả những bản chép tay quý báu của các tác giả dân gian, kho tàng quái đàm Nhật Bản được lặng lẽ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhưng cũng trong rất nhiều thế hệ, chúng chỉ đi loanh quanh ở các thành trấn thôn làng trên đảo quốc này.

Phần Quái Đàm – Yêu Quái gần với thể ghi chép một cách chân thực các câu chuyện được truyền miệng còn phần Quái Đàm – Dị Trùng ghi chép các tích truyện xưa chỉ là yếu tố phụ trợ cho những bình luận, triết lý, chiêm nghiệm của riêng tác giả. Vì thế, chất Nhật cổ xưa, liêu trai huyễn ảo vừa thể hiện ở không gian cổ tích, huyền thoại vừa thể hiện ở cách nhìn nhận của con người vào sâu lớp trầm tích văn hóa dân gian. Đặc biệt, bản thân Lafcadio Hearn còn có sự sáng tạo huyền thoại cho riêng bản thân trong chính tác phẩm ông sưu tầm, biện giải ở truyện Hoa hướng dương.

Đọc review sách Quái Đàm sẽ biết đây không chỉ là sự ghi chép một cách giản đơn tất cả những gì Lafcadio Hearn sưu tầm được trong dân gian. Ở tác phẩm này có sự gia công, gọt giũa, nhuận sắc viên ngọc thô từ những câu chuyện liêu trai truyền miệng. Để từ đấy, tạo lên một tập truyện vừa mang âm hưởng cổ xưa, cũng vừa mang nét hiện đại đương thời “tác phẩm dung hòa được hình thức hiện đại với chất liệu cổ điển, chan chứa mỹ cảm Đông – Tây, vừa có giá trị thưởng thức vừa có giá trị kiến thức”. Cũng bởi vậy, Quái đàm không chỉ là tập hợp những câu chuyện dân gian về một thời đã qua, do những con người vô danh kể lại mà còn là câu chuyện hôm nay, trong trục thời gian vẫn đang tiếp diễn.

Truyện Quái đàm và dòng chảy văn hóa Nhật Bản

Quái Đàm là tập hợp những truyện kỳ ảo về yêu ma và dị trùng. Nhưng sâu trong tác phẩm ấy là dòng chảy lịch sử cũng như đời sống, tâm thức con người Nhật Bản qua các thời kỳ. Và chính yếu tố lịch sử cùng yếu tố con người càng làm đậm sâu thêm tính đặc trưng riêng biệt cho mỗi câu chuyện xuất hiện trên trang sách.

Đó là truyện về thời loạn Jisho – Juei với cuộc chiến giữa hai gia tộc Genji và Heike cùng những hệ lụy cuộc chiến đó gây ra với đời sống con người Nhật Bản dẫu chiến trận có kết thúc. Đó là thời loạn Eikyo đã xuất hiện một vị samurai kiệt xuất Isogai làm việc cho gia tộc Kikuji. Sau khi gia tộc sụp đổ, Isogai trở thành một vị sư mang dòng máu ngang tàng, kiên cường của người samurai năm nào. Hay đó là thời Bummei (1469 – 1486) đã diễn ra mối tình cảm động giữa người samurai trẻ tuổi Tomotada với nàng liễu Aoyagi khiến lãnh chúa cũng phải cảm động mà tác thành cho hai người…

Từ những câu chuyện kỳ ảo về yêu ma và dị trùng đó, người xưa đã gián tiếp phê phán những cuộc chiến tranh phong kiến đẫm máu. Mặc dù chiến tranh đã xa xôi, nhưng hồn ma của quá khứ vẫn tiếp tục tồn tại và ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, bất kể thời đại hay mức độ chúng ta “không nghe, không thấy”. Các câu chuyện cũng vẽ lên hình ảnh của con người Nhật Bản, sống đắm mình trong lịch sử với ý chí, nghị lực và tình thương, theo nguyên tắc “đạo” đã được ghi dấu mãi mãi. Ví dụ như câu chuyện về chàng mù Hoichi, tài năng và bất hạnh, nhưng dù bị yêu quái cắt mất đôi tai, anh ta vẫn quyết không than khóc. Có cả những samurai và những người theo đạo võ sĩ sẵn sàng hi sinh tính mạng vì người khác. Có những đôi vợ chồng trung thành, vượt qua ranh giới và định kiến để tìm kiếm hạnh phúc hoặc giữ trọn vẹn tình yêu của họ.

Đồng thời, thông qua Quái đàm, độc giả cũng có thể hiểu sâu hơn về phong tục, tập quán và đời sống của người Nhật trong lịch sử. Nơi đó có truyền thống kể chuyện kèm theo nhạc đàn biwa, lễ nghi đối với người đã khuất hoặc nguyện vọng của người sống tới kiếp sau. Tất cả này tạo nên một Quái đàm, đúng như nhận định: “Không chỉ chứa đựng tinh túy của văn học dân gian, Quái đàm còn phác họa diện mạo lịch sử Nhật Bản thông qua một số sự kiện và nhân vật đáng chú ý.” Hay nói cách khác, Quái đàm như một mảnh ghép chứa đựng những dấu vết quá khứ của đất nước Nhật.

Thật vậy, qua tác phẩm Quái đàm, Lafcadio Hearn đã đưa độc giả từ một quốc gia khác, sống trong một nền văn hóa khác, đến một thế giới phong phú, đa dạng của truyền thuyết kỳ ảo đậm chất truyền thống của Nhật Bản. Những hình ảnh yêu quái, hiện tượng, con người mà chúng ta thường nghe kể, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tính cách và hoạt động của những yêu quái đó. Đó là các câu chuyện về hoa anh đào, biểu tượng của Nhật Bản, về lòng kiên cường của con người Nhật trong hình tượng bà vú hy sinh để cứu người con gái trẻ hoặc người đàn ông sẵn sàng đánh đổi mạng sống để bảo vệ hoa anh đào. Đó là những câu chuyện đáng sợ về con lửng biến hình thành người nhưng không có mắt, mũi, miệng hoặc về những yêu quái dài có khả năng lừa dối và ăn thịt con người. Đó là câu chuyện về Yuki, nàng tuyết mang lòng yêu hận, hay chuyện Aoyagi, nàng liễu đầy tình yêu với samurai tài ba.

Phải đến thế kỷ 20, những kho tàng đó mới được khám phá bên ngoài biên giới, lan rộng đến châu Âu và châu Mỹ, nhờ Lafcadio Hearn, một tác giả phương Tây. Ông lắng nghe những truyền thuyết cổ xưa trên khắp Nhật Bản, chọn lọc những câu chuyện nổi tiếng nhất và tái hiện chúng trên trang giấy bằng những giải thích và cảm xúc của mình, tạo ra một tác phẩm sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho thể loại quái đàm hiện đại của Nhật Bản.

Kết luận review truyện Quái Đàm

Như đã đề cập, Quái Đàm không chỉ đơn thuần là một sưu tập ghi chép của Lafcadio Hearn về những câu chuyện dân gian. Trong tác phẩm này, có sự khéo léo, chỉnh sửa và tinh tế để tạo nên một tập truyện kết hợp giữa sự cổ xưa và cái mới, kết hợp hài hòa hình thức hiện đại với tinh thần cổ điển. Tác phẩm này mang trong mình sự kết hợp của cảm nhận Đông – Tây, mang đến giá trị vừa về mặt thẩm mỹ vừa về mặt kiến thức.

Quái Đàm – Lafcadio Hearn không chỉ đơn thuần là một tập hợp các câu chuyện dân gian về quá khứ, kể lại bởi những người vô danh, mà còn là một câu chuyện ngày nay, trong bối cảnh thời gian vẫn đang diễn ra. Mọi sự tinh tế và tạo hình trong tác phẩm này đã biến Quái Đàm trở thành một tác phẩm vừa dành cho hiện tại và cả tương lai. Bởi vì con người, bất kể sống ở thời đại nào, đều cần một nguyên tắc để không bị lạc lối, và cần trân trọng tình yêu và ý nghĩa trong cuộc sống, bởi cuối cùng, phú quý và vinh hoa chỉ là những giấc mộng thoáng qua. Và xã hội, cộng đồng loài người luôn tiến bộ để đạt đến sự hoàn thiện, cả về tổ chức và đạo đức cá nhân. Quái Đàm kể về những yêu ma nhưng nó cũng kể về con người như thế.

Mời các bạn mượn đọc sách Quái Đàm – Chuyện Yêu Quái Và Dị Trùng Nhật Bản của tác giả Lafcadio Hearn & Khánh Linh (dịch).

Download

Quái Đàm – Chuyện Yêu Quái Và Dị Trùng Nhật Bản

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Quái Đàm – Chuyện Yêu Quái Và Dị Trùng Nhật Bản Tweet! Ở Nhật, kem đá, cá vàng, chuông gió, pháo hoa và lễ hội các xứ là…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close