Người Kéo

Người Kéo



FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

[toc]


Giới thiệu

Người Kéo

ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI


Trong thành phố có một kẻ giết người hàng loạt…

Với thủ pháp đặc trưng là đâm phập kéo vào họng nạn nhân.

Thi thoảng hắn cũng gia giảm một chút công đoạn khác. Ví như có lần hạ sát một cô bé giỏi tiếng Anh, hắn đã tò mò rạch nát má cô ra để ngó vào trong xem cái lưỡi nói giỏi tiếng Anh trông thế nào.

Nhưng cách thức cơ bản vẫn là: đâm kéo vào họng.

Truyền thông bèn đặt cho hắn hỗn danh: Người kéo.

Một ngày nọ, Người kéo lên đường đến địa điểm đã định để giết nạn nhân tiếp theo, thì lại chỉ nhặt được xác cô bé. Ai đó đã nẫng tay trên con mồi của hắn, và ngang ngược hơn là, bằng đúng thủ pháp hắn vẫn dùng: đâm kéo vào họng nạn nhân.

Cảm thấy tự tôn bị thương tổn, Người kéo bắt đầu lên đường săn lùng kẻ sát nhân mạo danh mình.

Từ đó đem đến một mô típ rất hiếm gặp trong trinh thám: Không phải cuộc đấu tranh giữa Thiện và Ác! Mà là màn đấu trí nghiệt ngã giữa Ác và Tà!

***
Người kéo – Masayuki Shuno

Một tác phẩm trinh thám xuất sắc, thực sự xuất sắc!!!

Masayuki đã bằng tài năng của mình vẽ nên chân dung 1 kẻ giết người hàng loạt máu lạnh đa nhân cách mà ta có thể coi là điển hình – đẹp và lạnh lẽo một cách đáng sợ! Những thủ pháp của tác giả là quá cao tay, như: viết dưới ngôi thứ nhất đưa đến góc nhìn trực diện của chính kẻ sát nhân, cho đến việc ngắt đoạn có chủ ý thâm sâu khiến độc giả vừa như bị nhập vào kẻ giết ng, vừa như lạc vào mê cung và bị lừa cho đến phút cuối….tất cả đều bị Shuno lừa – từ độc giả cho đến những nhân vật trong truyện như cảnh sát, nạn nhân, phóng viên và cả chính kẻ giết ng….với 1 cách chọn nhân vật sáng tạo đến ko ngờ, Shuno khiến t vô cùng thích thú khi cho kẻ giết ng là 1 cô gái xinh đẹp, bị chứng đa nhân cách đặc biệt (có thể giao tiếp với nhân cách khác) cộng với hội chứng tự kỷ ám thị bản thân sâu sắc! Và với cách viết từ góc nhìn của hung thủ, tác giả khiến t bị mơ hồ lẫn lộn giữa đúng-sai, tôt-xấu….những kẻ ko giết ng, chắc gì đã tốt đẹp, và kẻ giết ng cũng có lí lẽ riêng của hắn.

Đọc truyện này khiến t nhớ đến 1 ca khúc của Atmosphere đã nghe từ lâu, và giai điệu ca từ của bài hát cứ nhảy múa trong đầu:

“Cuộc đời là những chuỗi dây xích
Trôi dần qua ngày tháng
Quay đều , những vòng quay nhàm chán
Mỗi người là một mắt xích
Những mắt xích móc nối vào nhau
Bấu víu nhau
Xiết chặt nhau
Không ai có thể thoát ra
Vì tất cả đều là: Mắt xích!”

…..và công việc của ng kéo, là cắt xoẹt đi một vài mắt xích, để giải phóng những mắt xích, và giải phóng cả chuỗi dây xích cuộc đời….

Mọi vấn đề khúc mắc đc Shuno gỡ dần ở cuối truyện, và rồi ông kết thúc bằng 1 mắt xích hở….cái kết khiến t cực kỳ thích thú và thỏa mãn, và nó sẽ khiến t nhớ đến người kéo lâu nhất có thể! Tôi đã hào hứng đến độ tìm ngay những tác phẩm khác của Shuno, nhưng ko tìm thấy ☹ ông viết ít và Người Kéo là tác phẩm duy nhất đc dịch….thậm chí, ông đã mất và có lẽ t sẽ chẳng còn đc đọc những tác phẩm khác của ông đc nữa….(Người kéo đã đc dựng thành phim nhé, bạn nào hứng thú có thể tìm xem)

Chấm điểm 9,5/10

Nguyễn Thành Tiến

NGƯỜI KÉO | Masayuki Shuno

Người dịch: Nguyễn Kim Hoàng

Thể loại: Trinh thám

Đọc trinh thám đến tận bây giờ rồi nhưng vẫn còn bị đánh lừa bởi “Người kéo” thì rốt cuộc quyển sách này hay hay không hay?
Người kéoNGƯỜI KÉO
Với mình, mình xếp nó vào bên “hay”. Quả thực là mình đã rất chán ngán với những tiểu thuyết trinh thám hiện đại hay cố tình kéo dài dung lượng của nó bằng những trường đoạn miêu tả quang cảnh, quần áo hay “làm đầy” hoàn cảnh cá nhân hoặc triết lý sống của (một số nhiều) những nhân vật trong đó. Vì thế nên vẫn có hứng thú hơn với những quyển sách vừa đủ, vừa tay như “Người kéo”.
Vụ án của “Người kéo” không mới khi lấy chủ đề sát nhân hàng loạt làm mạch nguồn của câu chuyện. Mỗi nạn nhân đều bị hung thủ siết cổ đến chết trước khi bị cắm ngập cây kéo vào cổ họng. Truyền thông dựa vào đặc điểm chung ấy đặt tên cho hắn là “Người kéo”. Đến nạn nhân thứ ba, hung thủ chưa kịp ra tay đã bị nẫng tay trên: nạn nhân đã bị sát hại với cùng một cách thức như chính hắn đã làm với hai nạn nhân trước. Kể từ đây, Người kéo lao vào hành trình truy tìm hung thủ thật sự của vụ án thứ ba này. Một cuộc chiến giữa Ác và Ác.
Masayuki Shuno dường như còn muốn nói lên nhiều vấn đề khác hơn là bản thân tính trinh thám của quyển sách. Nổi cộm lên nhất có lẽ là việc truyền thông đã có tác động lớn thế nào đến một vụ án nhận được sự quan tâm sâu sắc từ dư luận xã hội. Truyền thông báo chí không chỉ bóp méo đi, phóng đại thêm sự thật, làm chệch hướng điều tra, mà còn bị lợi dụng trở thành công cụ đắc lực cho kẻ thủ ác. Tác giả cũng ngầm lồng ghép những vấn đề nội tại phát sinh từ bên trong một con người, lằn ranh mỏng manh giữa thiện và ác hay mặt nạ giả tạo hoàn hảo của họ trong xã hội hiện đại.
Mình đã phải giở lại một số phân đoạn để kiểm tra sau khi đọc xong, và gật gù nhận ra lý do mà người dịch (hoặc biên tập) lựa chọn những từ ngữ ấy. Bởi sự khác biệt về ngôn ngữ là một trong những thứ khiến điều tác giả “giấu đi” trở nên bất ngờ hơn ở đoạn kết. Sự lựa chọn từ ngữ như vậy ở bản dịch mình nghĩ hoàn toàn là có chủ đích, dù lúc đọc cũng cảm thấy lạ lạ.
Mình không dám đảm bảo người khác sẽ có cùng cảm nhận, nhưng “Người kéo” đã gia vị đầy đủ những mong đợi của mình về một quyển trinh thám tốt: một vụ án, một câu chuyện, một suy luận, một bầu không khí và trên hết là một bất ngờ không thể đoán trước. “Người kéo” có nhiều hơn những tiêu chuẩn “một” ấy, và mặc dù với dung lượng khiêm tốn, nó vẫn gợi lên cho ta những suy nghĩ, những phán xét riêng, đặc biệt là ở cái kết.
P.S: Ngoài lề, đây là cuốn trinh thám đầu tiên mình đọc lại sau khoảng nửa năm bỏ đọc trinh thám và IPM vẫn không làm mình thất vọng. Chắc là gu chọn sách trinh thám của IPM hợp với mình. Đã mua Ác ý của IPM và rất hy vọng vào một tương lai tươi sáng.

Quốc Huỳnh

Người Kéo – Masayuki ShunoNGƯỜI KÉO – MASAYUKI SHUNO
Người Kéo – Masayuki Shuno

Profiling của Người kéo:

“Tầm tuổi 20-35. Có khả năng béo phì. Độc thân, sống một mình trong thành phố…

Chỉ số thông minh rất cao…

Thuộc dạng tự luyến, mắc chứng tâm thần phân liệt, gặp chướng ngại về nhân cách phân lập. Khả năng cao hay ảo giác, ảo thanh và mắc chứng hoang tưởng…”

Con mồi của Người kéo bị sát hại.

Kẻ sát hại dùng chính thủ pháp của Người Kéo.

Người Kéo quyết định tìm ra hung thủ thực sự.

Ngay từ đầu câu chuyện, người đọc đã được giới thiệu Người kéo, nơi công tác cũng như cách thức lựa chọn, sát hại con mồi của hắn. Tuy nhiên, câu chuyện đã chuyển sang giai đoạn mới khi con mồi của Người Kéo bị sát hại bằng chính thủ pháp của Người Kéo.

Cả câu chuyện là cuộc truy đuổi giữa Người Kéo với đội điều tra. Góc nhìn của Người Kéo và đội điều tra liên tục thay đổi trong suốt câu chuyện, giúp người đọc nắm được hành động cũng như suy nghĩ của 2 bên.

Vậy ai là Người Kéo? Ai là hung thủ thực sự? Chỉ đến những chương cuối cùng, mọi mắt xích của vụ án mới được hé lộ.

Điểm: 8/10

Câu chuyện diễn ra khá chậm, chỉ gồm những đoạn hội thoại giữa nhân vật và những người liên quan tới nạn nhân. Những bạn thích đọc trinh thám hành động sẽ thấy khá nản với câu chuyện.

IPM biên tập bộ này khá ẩu, còn một số lỗi đọc thấy khó chịu, hơi thất vọng vì những bộ trinh thám nhật trước của IPM biên tập tốt hơn nhiều.

P/S: Bìa chả liên quan tới nội dung truyện :v

***

Nạn nhân thứ ba của Người kéo sống ở khu Takaban. Tôi hầu như chưa nhìn thấy hay nghe đến cái tên Takaban này bao giờ. Lúc mới nghe, tôi cứ ngơ ngác không biết khu phố ấy nằm chỗ nào trong quận, ga gần nhất là ở đâu và muốn đến đó thì nên bắt chuyến tàu nào.

Thứ Sáu, ngày 10 tháng Mười, tôi quyết định nghỉ làm một hôm để đến Takaban xem thử. Tôi vẫn chưa biết Tarumiya Yukiko mặt ngang mũi dọc ra làm sao, song tôi tự nhủ rằng hôm nay chỉ cần xác nhận nơi ở của cô bé là được.

Bữa sáng của tôi gồm một miếng bánh mì nướng cùng trứng ốp la lòng đào, bông cải luộc còn thừa từ tối qua và một tách cà phê nhiều sữa. Tôi vừa ăn vừa lấy tập bản đồ bỏ túi yêu thích vẽ 23 quận Tokyo ra để lên chiếc bàn ăn tròn, giở xem quận Meguro.

Khu Takaban tọa lạc gần trung tâm quận. Nếu bắt tàu chạy theo hướng Nam-Bắc, cắt ngang qua hai con đường thì sẽ đến ga gần đó nhất là ga Đại học Gakugei. Thế tức là từ căn hộ của mình, tôi cần bắt tàu, đổi tuyến để xuống được ga Đại học Gakugei. Quãng đường khá xa nên tốn nhiều thời gian đây. Dám chừng sẽ ngốn của tôi nguyên ngày.

Tôi nhặt chiếc túi đeo vai vứt dưới sàn lúc về nhà tối qua, lục túi lấy một tờ giấy in ở chỗ làm rồi giở ra, đặt cạnh tập bản đồ.

Họ tên: Tarumiya Yukiko

Địa chỉ: Căn 503 Desert Himonya,

số 4-13 khu Takaban, quận Meguro

Số điện thoại: xxx

Tôi so địa chỉ trên tờ giấy với bản đồ. Khối phố 4 Takaban có một mặt tiền ở đường Meguro. Tức là bắt tàu đến chỗ đổi tuyến thì dừng, chặng còn lại đi xe buýt cũng được. Như thế có gần hơn không nhỉ?

Tôi vừa nhấm nháp miếng bánh mì nướng phết đầy bơ vừa nhìn xoáy vào bản đồ. Loại bỏ túi này cầm theo thì tiện, nhưng các chi tiết bị in bé đến nhức mắt, tôi không thể ước lượng được khoảng cách từ ga Đại học Gakugei đến đường Meguro chính xác là bao xa.

Sau một hồi nghĩ ngợi, tôi quyết định sẽ thẳng tiến đến ga Đại học Gakugei chỉ bằng phương tiện tàu điện, vì đổi sang xe buýt thì dù quãng đường có ngắn hơn đi nữa tôi cũng không biết mình sẽ tiết kiệm được bao nhiêu thời gian.

Ăn xong, tôi đem đĩa tách bỏ vào bồn rửa, thay áo len, quần jeans, đeo đồng hồ. 7 giờ sáng. Giờ này đúng là có hơi sớm thật, nhưng lần đầu tiên đi đến chỗ lạ thì cũng nên chừa thời gian dư dả ra một chút.

Tôi xỏ giày thể thao rồi rời khỏi nhà. Hôm nay chỉ đi thị sát nên cũng không cần mang túi theo làm gì. Tôi khóa trái cửa lại rồi bước xuống bậc thang tối hù của chung cư.

Căn hộ tôi đang trọ thực chất chỉ là một cái hộp sắt chứ chẳng phải căn hộ một phòng ngủ như công ty bất động sản đã từng một mực nói với tôi.

Tôi chẳng biết nó được xây từ thời nào, nhân viên bất động sản cũng thận trọng tránh nhắc đến chủ đề ấy. Nói tóm lại, chung cư trông cũng chẳng khác gì các tòa nhà được xây từ hồi xửa xưa là mấy.

Tường bê tông thì ngả màu vàng vọt cáu bẩn, đèn chiếu sáng trên trần nhà thì tầng có tầng không. Chủ chung cư không chịu thay đèn huỳnh quang, đến cả hệ thống điện cũng không được ai bảo trì. Sống ở đây được cái chẳng bao giờ bị hàng xóm soi mói, chung cư cũng ở gần nhà ga. Sau khi người chủ cũ rời đi, tôi đã quyết định dọn vào chỗ này phần lớn cũng vì đi lại tiện lợi.

Qua cửa chung cư, tôi bước ra đường, bấm nút báo hiệu ở cột đèn để xin sang đường. Ga tàu điện ngầm đã ở ngay trước mặt. Dòng quảng cáo “đến nhà ga chỉ mất chừng một phút” của công ty bất động sản xem chừng không phải phóng đại hay lừa đảo, ngược lại, tôi còn thấy ước tính ấy khiêm tốn hơn thực tế. Nếu chạy hết tốc lực chắc chẳng mất đến một phút đâu.

Tàu điện chạy qua khu này theo lộ trình đường sắt trên cao. Dù cũng bình thường thôi, nhưng gọi là tàu điện ngầm rồi lại leo lên mặt đất thì cũng hơi ngạc nhiên.

Đoàn tàu hướng về trung tâm thành phố, trong toa đông nghẹt người đi làm và đi học.

Ánh mắt tôi tự nhiên dạt đến chỗ mấy nữ sinh trung học. Hồi mới tới Tokyo, lúc nào tôi cũng nhìn thấy những con nhóc tóc nhuộm đỏ hoe, lông mày thì cạo sạch, đuôi mắt kẻ sắc lẹm, vớ rộng thùng thình, cổ chân nhuộm màu cam nhạt như màu lông đười ươi, trông chẳng khác gì bị bệnh da liễu. Vả lại, trào lưu bây giờ của lũ trẻ hình như là nhuộm tóc thành bạc phếch thì phải.

Mặc đồng phục thủy thủ rồi nhuộm tóc bạc như y bác sĩ nhìn cứ phản cảm thế nào, như kiểu cosplay mấy mụ già hành nghề vũ nữ thoát y ấy, nhưng người trong cuộc hẳn chỉ đang nghĩ rằng mình trông hợp thời lắm thôi. Đứa nào cũng ưỡn ngực đầy tự hào, khoe khoang với những hành khách khác trên toa.

Nhưng khi đến trường thì chúng nó phải làm sao? Trên đời không có trường cấp ba nào để yên cho đám học sinh nghênh ngang đem quả đầu bạc phếch ấy vào học đâu nhỉ? Hay mấy đứa nó lén nhuộm tóc trong nhà vệ sinh nhà ga bằng thuốc nhuộm lấy trộm của mẹ?

Tôi ghì lấy dây nắm trên toa tàu, miên man nghĩ về Tarumiya Yukiko, cô bé mà tôi vẫn chưa một lần gặp mặt. Tóc em liệu có bị nhuộm bạc phếch không? Chắc là không đâu, quả đầu giả tạo ấy không hợp với cô bé chút nào. Nhưng lỡ tôi vỡ mộng khi nhìn thấy cô bé thì sao? Mong rằng cô bé sở hữu một mái tóc óng ả thướt tha.

Sau một quãng đường dài dưới lòng đất thì đến chỗ phải đổi tuyến. Tôi ngồi xuống băng ghế ở nhà ga, đợi tàu đổi.

Theo thói quen, tôi lia mắt đọc hết toàn bộ quảng cáo của các tờ tạp chí dán trên tường nhà ga. Mấy dòng tít của những tờ tuần san và nguyệt san truyền tải các loại thông tin rất đa dạng.

Nội chiến nổ ra tại một nước cộng hòa ở châu Phi, giá gạo tăng cao do mùa hè năm nay nhiệt độ giảm mạnh, tin đồn một nghệ sĩ sân khấu đã sáu mươi tuổi có quan hệ tình dục với con gái nuôi, chất liệu giả lông thú lộng lẫy cho mùa đông năm nay, trào lưu nhuộm tóc bạc của giới trẻ hiện nay gọi là “bờm trắng”, vân vân…

Những dòng tít này có lẽ sẽ hữu ích với ai đấy, nhưng đối với tôi thì chúng chỉ là thông tin vô bổ. Trước hết, tôi đâu cần biết những vụ việc đang xảy ra ở đất nước châu Phi mà ngay cả tên tôi còn không đọc được. So với cơm gạo thì tôi thích ăn bánh mì hơn. Còn nữa, dù là quan hệ tình dục với con gái nuôi hay chó cưng hay laptop đi nữa, chỉ cần ông nghệ sĩ kia thích là đủ, bới móc làm gì? Tôi không mặc trang phục giả lông thú. Hơn nữa, tôi chẳng có tí hứng thú nào với đám con gái theo trào lưu “bờm trắng”.

Thứ gây tò mò nhất đối với tôi lúc này chỉ có Người kéo. Hiện giờ Người kéo chỉ là thần tượng của đám báo lá cải và hiếm khi được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông chính thống, như một đứa con cưng giờ đã thành con ghẻ.

Vụ án gần đây nhất của Người kéo xảy ra đã hơn nửa năm, thông tin báo chí cũng vì thế mà trở nên lộn xộn. Trong quãng thời gian Người kéo ẩn mình cũng có nhiều vụ án, tai nạn và scandal khác gây chấn động dư luận hơn.

Tôi chẳng tiếc nuối gì việc Người kéo bị sụt giảm danh tiếng. Ngược lại, tôi còn cảm kích vì truyền thông đã không còn hứng thú với tên sát nhân này nữa.

Từ vụ Konishi Mina bị sát hại ở tỉnh Saitama đến vụ Matsubara Masayo bị sát hại trên bờ vịnh quận Edogawa, hễ có người bị hại là cánh truyền thông sẽ bâu vào xâu xé ngay. Vậy nên tốt nhất là đừng ai nhắc đến Người kéo nữa. Nếu được, tôi chỉ mong tên tuổi Người kéo rơi vào quên lãng luôn.

Một chiếc tàu điện màu cam dừng lại ở ga. Tàu đổi đây rồi.

Chắc là do tàu di chuyển từ trung tâm ra ngoại ô nên khoang vắng vẻ đến nỗi một người có thể thoải mái ngồi phần ghế dành cho ba người. Tàu ra khỏi đường hầm âm u của nhà ga để chạy lên mặt đất. Từ đường ray trên cao, tàu chạy xuống lòng đất, rồi lại chạy lên đường ray trên cao khác.

Như một con chuột sợ bò lên chỗ sáng, tôi chỉ dám di chuyển trong lòng đất của khu trung tâm để đi từ Bắc đến Nam.

Từ cửa sổ nhìn ra, trời đã bắt đầu âm u vần vũ. Dạo gần đây trời cứ mưa dầm dề, chẳng mấy khi tạnh. Sắp tới còn là ngày hội Sức khỏe toàn dân, phen này hội thao phải hủy hết rồi. Hội thao của trường cấp ba Hazakura nơi Tarumiya Yukiko theo học có sao không nhỉ?

Cuối cùng tàu cũng đến ga Đại học Gakugei, tôi tính nhẩm rồi trả phí đi tàu cho quãng đường ban nãy ở máy tự động, đoạn bước ra ngoài.

Cắt ngang ga tàu nằm ở tuyến đường sắt trên cao là một khu phố mua bán nhỏ. Tiệm sách, tiệm ăn, hàng tạp hóa, tiệm bán đồ điện khí, quầy bán mì soba. Toàn là những hàng quán quen thuộc thường gặp ở các bến tàu tư nhân. Loa phóng thanh mắc trên dàn dây điện bọc nhựa an toàn đang phát nhạc nho nhỏ.

Tôi móc bản đồ từ túi quần sau, kiểm tra lại một lần nữa rồi đi về phía đường Meguro. Theo bản đồ thì khu này đã là Takaban của quận Meguro rồi. Hẳn là tôi đang ở gần căn hộ của Tarumiya Yukiko lắm đây.

Tôi tiếp tục men theo lối hẹp lát gạch sau khi đi hết con đường nằm gọn dưới mái vòm của khu mua bán. Thấp thoáng bên phải có một hàng rào bằng kẽm, đối diện là một tòa nhà lớn nhưng không cao lắm. Trên tầng thượng có một tháp tín hiệu sơn màu đỏ tươi trông đến là bắt mắt. NTT chi nhánh Meguro.

Không hiểu sao, hình như tôi đi nhầm đường rồi thì phải. Qua khỏi NTT thì ra một con đường lớn. Đường Meguro đây rồi. Biển báo màu xanh bên vệ đường ghi bằng cả chữ Nhật và chữ La tinh. Tôi dừng ở ngã tư có cột đèn giao thông, giở bản đồ ra xem lại, Tôi so hình vẽ trên bản đồ với khung cảnh thực tế, xác định vị trí tương quan giữa NTT và bưu điện. Muốn tìm chung cư Desert Himonya thì có lẽ từ đây chỉ cần đi hướng bên phải.

Tôi cất bản đồ vào túi quần rồi tiếp tục bước đi. Lúc trông thấy tấm biển khu dân cư bằng nhựa màu xanh biển gắn trên cột điện đề “Takaban, khu phố 4”, tôi lập tức rẽ vào con đường nhỏ ngay đấy. Từ đây chỉ thấy được một mặt chung cư. Đành phải mò mẫm trong khu phố phức tạp này vậy.

Đến là khổ với hệ thống chung cư nhiều vô kể của Tokyo. Sau chừng hai mươi phút lòng vòng, rốt cuộc tôi cũng phát hiện ra một chung cư màu đỏ gạch. Chẳng biết tòa nhà xây theo phong cách gì, nhưng trông tổng thể như một sân khấu múa rối khổng lồ làm bằng sa thạch đang đổ hẳn sang bên. Bức tường tiếp giáp mặt đường bị đục lỗ chỗ bằng các ống nhựa ruột gà, những ô chữ nhật lớn thụt vào có lẽ là ban công, còn những ô chữ nhật bé hơn thì có vẻ là cửa sổ. Cửa sổ nhà tắm.

Bên trên cửa ra bằng kính có khắc dòng “Desert Himonya” bằng kí tự La tinh theo lối viết thư pháp. Hàng rào kẽm nằm ven con đường ban nãy có gắn biển đề “Nơi để vật dụng dành riêng cho chung cư Desert Himonya”. Suy cho cùng chỉ là bãi đổ rác thôi mà, có cần cầu kì thế không?

Sau khi bước qua cánh cửa tự động, chân tôi lập tức bước lên khoảng sân trước lát gạch màu pastel. Gần kế bên cánh cửa tự động choán cả mặt tiền tòa nhà là hộp máy điều khiển khóa tự động có hai cạnh cong cong.

Hệ thống này không cho phép người lạ vào nếu như sau khi bấm số căn hộ, chủ nhà không lên tiếng cho phép qua chiếc loa gắn bên trong máy. Nói cách khác, hộp máy kim loại trơn nhẵn như búp bê chạm bằng gỗ này chính là tên lính canh không ngơi nghỉ của các chủ hộ.

Hôm nay cũng chưa cần vào chung cư. Tôi đến gần dãy hòm thư gắn âm tường để kiểm tra hòm thư đề số 503.

503 Tarumiya Kazuhiro

Bố của Yukiko tên là Kazuhiro thì phải. Hài lòng rồi, tôi lấy tay xoa cái đầu trơn nhẵn của tên lính canh kim loại và rời khỏi Desert Himonya.

Tôi quay ra đường Meguro, vừa đi vừa ghi nhớ đường đi nước bước đến khu này. Tôi định bụng chiều tan làm sẽ bắt thử xe buýt về chỗ đổi tàu xem sao.

Tôi cần xin nghỉ thêm một ngày nữa để đến Desert Himonya, theo dõi xem Yukiko mặt ngang mũi dọc ra sao.

9 giờ sáng hôm sau, tôi đến chỗ làm. Tôi đang làm thời vụ ở Nhà xuất bản Himurokawa, đi thẳng từ nhà trọ đến không cần đổi phương tiện di chuyển. Đấy là một trong những lý do khiến tôi tăng hợp đồng thuê nhà thành dài hạn và làm việc ở đó những hơn hai năm.

Đến ga, tôi đi lên mặt phố, bước vào một con hẻm nhỏ nằm ở góc đường lớn, thế là tòa nhà năm tầng của Nhà xuất bản Himurokawa đã hiện ra trước mắt. Nhưng không phải tất cả đều là của họ. Hiniurokawa chỉ thuê tầng ba và tầng bốn, mang tiếng là nhà xuất bản nhưng cả thảy chỉ có hơn chục nhân viên.

Tôi bước vào thang máy rồi bấm nút lên tầng bốn. Bảng nút tầng của cái thang máy này có dạng hình tròn nhô ra ngoài, âu cũng hiếm thấy vào thời nay.

Nhà xuất bản cơ cấu rõ ràng cho hai tầng. Tầng ba là phòng Kinh doanh, tầng bốn là phòng Biên tập. Về danh nghĩa rất rạch ròi, nhưng thực tế thì các phòng ban nội bộ không thể tuân theo lằn ranh đó được. Cứ vào giữa tháng, tức là đợt bận rộn nhất của nhà xuất bản, nhóm ba nhân viên thời vụ chúng tôi lại phải chạy đôn chạy đáo giữa hai bộ phận, đến nỗi ranh giới giữa hai bên coi như xóa nhòa.

Công việc của tôi hiện ở tình trạng thế này. Sau khi lấy hơn năm mươi bản photo ở tầng bốn thì xuống tầng ba để phụ giúp phân loại, đóng thùng các bộ giáo trình hoặc gửi chúng đi, rồi quay lại tầng bốn, giả vờ hiệu đính bản thảo bằng bút chì đỏ, không thì cũng đeo đôi găng nhựa mỏng dính để xếp mấy tấm phim dương bản vào trong phong bì.

Download

Người Kéo

ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

FULL: AZW3 EPUB MOBI PDF [toc] Giới thiệu Người Kéo ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI Tweet! Trong thành phố có một kẻ giết người hàng loạt… Với thủ pháp đặc trưng là đâm…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close