Ebook  Kinh Thủ Lăng Nghiêm PDF

Ebook Kinh Thủ Lăng Nghiêm

PDF

Giới thiệu Ebook

Kinh Thủ Lăng Nghiêm


Tóm tắt & Review (Đánh Giá) Sách Kinh Thủ Lăng Nghiêm của tác giả Tâm Minh Lê Đình Thám.
Chư Phật ra đời chỉ nhằm một mục-đích là dạy-bảo chỉ-bày cho chúng-sinh giác-ngộ và thật-chứng Pháp-giới-tính như Phật. Pháp-giới-tính là tính bản-nhiên của tất-cả sự vật, nghĩa là của tất-cả các chuyển-động và các hiện-tượng trong vũ-trụ.
Tính bản-nhiên ấy là tính “trùng-trùng duyên-khởi”, nghĩa là tính ảnh-hưởng dây chuyền của một sự vật đối với tất-cả sự vật, của tất-cả sự vật đối với một sự vật. Ví như một con cá nhỏ vẫy đuôi, tuy rung-động rất ít, nhưng nếu có khả-năng đo-lường chính-xác, thì cũng có thể thấy ảnh-hưởng cùng khắp bốn bể.
Do mỗi sự vật đều chịu ảnh-hưởng của tất-cả sự vật nên đều chuyển-biến không ngừng. Do mỗi sự vật chuyển-biến không ngừng nên ảnh-hưởng lại tất-cả sự vật đều chuyển-biến không ngừng. Song ảnh-hưởng của các loại sự vật đối với một sự vật không giống nhau, cái thì trực-tiếp, cái thì gián-tiếp qua một hay nhiều lớp, do đó tác-động cũng không giống nhau. Trong ảnh hưởng phức-tạp của tất-cả sự vật làm cho một sự vật xuất-hiện và chuyển-biến, đạo Phật đã rút ra một quy-luật bản-nhiên là luật nhân-quả.
Luật nhân-quả là một quy-luật rất sinh-động không phải luôn luôn đơn-giản như trồng lúa thì được lúa. Lại chính việc trồng lúa được lúa cũng không đơn-giản lắm, vì phải có đất, có nước, phân, cần, giống, phải kể đến thời-tiết thuận-nghịch, đến kỹ-thuật cấy cày, vân vân… thì mới chắc được lúa và được nhiều lúa. Vì thế nên nhân-quả và định-mệnh khác nhau rất nhiều.
Định-mệnh thì việc gì cũng đã định trước rồi, không làm sao tránh khỏi được ; còn nhân-quả thì chẳng những có nhân quá-khứ sinh quả hiện-tại, mà lại còn có nhân hiện-tại sinh quả hiện-tại (trong đó có cả ảnh-hưởng của hoàn-cảnh, ảnh-hưởng của tư-tưởng hành-động bản thân). Hai dây chuyền nhân-quả đó thường-xuyên ảnh-hưởng lẫn nhau, làm cho quả-báo hiện-tại thay đổi từng giờ từng phút. Vật-chất có nhân-quả vật-chất, tâm-thức có nhân-quả tâm-thức ; hai bên ảnh-hưởng lẫn nhau, nhưng không nhất-thiết giống nhau. Đối với đạo Phật, nhân-quả tâm-thức là chủ-yếu, vì nó quy-định sự tiến-hóa hay thoái-hóa trên con đường giải-thoát.
Các vị Thanh-văn, Duyên-giác, theo đạo-lý nhân-quả, trừ-bỏ nguyên-nhân luân-hồi và chứng quả vô-sinh, nhưng vẩn còn tu-chứng trong nhân-quả, chứ chưa rõ được then-chốt nhân-quả.
Then-chốt nhân-quả là Pháp-giới-tính trùng-trùng duyên-khởi, nghĩa là một sự vật duyên tất-cả sự vật, tất-cả sự vật duyên một sự vật, trong một có tất-cả, trong tất-cả có một, một tức là tất-cả, tất-cả tức là một. Tính ấy gọi là tính chân-như, là thật-tướng, là Phật-tính, là Như-lai-tạng-tính, là pháp-tính, là tâm-tính, vân vân…
Tính ấy bình-đẳng, không thật có sinh, có diệt, có người, có mình, có tâm, có cảnh, có thời-gian, có không-gian, không thấp, không cao, không mê, không ngộ ; tính ấy duyên-khởi ra tất-cả sự vật, không có ngăn-ngại, đồng-thời cũng tức là bản-tính của tất-cả sự vật, không hề thay-đổi.
Tam thế chư Phật, chư Đại-Bồ-tát, thật chứng và nhập một với Pháp-giới-tính nên phát-khởi vô-duyên đại-từ, đồng-thể đại-bi, hiện ra vô số thân, theo duyên hóa-độ vô-lượng vô-biên chúng-sinh, nhưng vẫn không gì ra ngoài Pháp-giới-tính. Chúng-sinh chưa chứng được Pháp-giới-tính nên theo duyên mà luân-hồi trong lục-đạo. Nhận-thức khác nhau nên chỗ thụ-dụng của Phật và của chúng-sinh khác nhau, nhưng Pháp-giới-tính vẫn như vậy, không thêm không bớt.
Pháp-giới-tính là tính-chung của các loài vô-tình như cây, như đá và của các loài hữu-tình như động-vật ; nhưng chỉ các loài hữu-tình, đặc-biệt các loài có trình-độ nhận-thức khá cao như loài người, mới có khả-năng chứng được Pháp-giới-tính và thành Phật-đạo. Do đó nên Pháp-giới-tính nơi các loài hữu-tình cũng gọi là Phật-tính.
Các loài hữu-tình chủ-yếu là những cái tâm làm cho có sống, có cảm-giác, có nhận-thức, có suy-nghĩ, có ghi-nhớ, vân vân… Cái tâm là một sự vật nên bản-tính vẫn là Pháp-giới-tính như các sự vật khác.
Khi học đạo và tu-chứng, tâm ấy có thể quan-sát Pháp-giới-tính nơi cây, nơi đá, hay quan-sát Pháp-giới-tính nơi tự-tâm ; nhưng khi xét-nhận được Pháp-giới-tính nơi tự-tâm thì có phần dễ nhập một với Pháp-giới-tính hơn là khi xét-nhận được Pháp-giới-tính nơi cây nơi đá.
Vì thế Phật thường dạy người đời tu-chứng Pháp-giới-tính nơi tự-tâm mình và gọi Pháp-giới-tính đó là tâm-tính.
Song tâm-tính vốn là Pháp-giới-tính, chứ không phải tính riêng của tự-tâm và khi chứng-ngộ được tâm-tính rồi thì cả tâm riêng cũng không còn nữa.
Phật thuyết-pháp theo căn-cơ của chúng-sinh, nên pháp của Phật, khi thấp, khi cao, khi quyền, khi thật, khác nhau. Nhưng dầu Phật dạy “tam-quy, ngũ-giới, thập-thiện”, dạy “tứ-đế, thập nhị nhân-duyên” hay dạy về pháp-tính, pháp-tướng, tâm-tính, chân-như, chân-không, thật-tướng, vân vân… Phật luôn luôn nhằm mục-đích chỉ-bày cho chúng-sinh chứng-ngộ trí-tuệ của Phật, nghĩa là chứng-ngộ Pháp-giới-tính.
Kinh Thủ-lăng-nghiêm là một kinh Đại-thừa, chính nơi thấy nghe thông-thường của chúng-sinh mà chỉ ra tâm-tính, rất thích-hợp với căn-cơ hiện nay.
Chúng tôi chung sức chung trí dịch kinh ấy ra quốc văn, đồng-thời nêu ra đại-ý của kinh để giúp-đở người học Đạo hiểu thêm những lời Phật dạy.
Chúng tôi tìm cách không nói rộng mà nói gọn, không nói khó mà nói dễ, tránh những danh-từ không cần-thiết và dùng những lời lẽ phổ-thông để tiện cho các bạn mới phát-tâm nghiên-cứu Phật-pháp.
Mặc dầu như thế, chúng tôi cố-gắng phản-ảnh đầy-đủ nghĩa-lý nhiệm-mầu tronh kinh, hầu mong có vị túc-căn túc-trí nương theo nghĩa-lý ấy mà trực-nhận tâm-tính thì ba tạng kinh-điển tuy nhiều cũng không ra ngoài kinh Thủ-lăng-nghiêm vậy.
Bản-nguyện chúng tôi thì lớn, nhưng năng-lực còn có hạn, trông mong thập phương thiện-trí-thức phê-bình giúp-đỡ cho chúng tôi làm tròn công-đức, báo ơn Tam-bảo trong muôn một.

***

Tóm tắt

Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một bộ kinh Đại thừa quan trọng của Phật giáo. Kinh này đề cập đến giáo lý trung tâm của Phật giáo, đó là Pháp giới tính, hay bản thể của vũ trụ.

Pháp giới tính là tính chất vốn có của tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ. Tính chất này là đồng nhất, bình đẳng, bất sinh bất diệt, không có ranh giới, không có phân biệt. Pháp giới tính là nguồn gốc và căn bản của tất cả mọi hiện tượng, cũng là mục tiêu cuối cùng của con đường tu tập Phật giáo.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy rằng, tâm của mỗi chúng ta chính là Pháp giới tính. Khi tâm chúng ta được khai ngộ, chúng ta sẽ chứng ngộ Pháp giới tính, đạt được giác ngộ và giải thoát.

Đánh giá

Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một bộ kinh có giá trị sâu sắc về mặt triết học và tâm linh. Kinh này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của Phật giáo Đại thừa.

Kinh này có thể được hiểu theo nhiều tầng nghĩa khác nhau, từ nghĩa cạn đến nghĩa sâu. Đối với người mới bắt đầu học Phật, kinh này có thể giúp họ hiểu được những giáo lý căn bản của Phật giáo. Đối với những người đã có căn cơ tu tập, kinh này có thể giúp họ khai ngộ và chứng đạt Pháp giới tính.

Cảm nhận

Tôi rất thích đọc Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Kinh này đã giúp tôi hiểu được một cách sâu sắc hơn về giáo lý trung tâm của Phật giáo, đó là Pháp giới tính. Tôi tin rằng, nếu chúng ta tu tập theo những lời dạy của kinh này, chúng ta sẽ có thể đạt được giác ngộ và giải thoát.

Tôi đặc biệt ấn tượng với đoạn kinh nói về sự bình đẳng của Pháp giới tính. Kinh dạy rằng, tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ đều có Pháp giới tính, không phân biệt cao thấp, quý tiện. Điều này đã giúp tôi có cái nhìn bao dung và rộng lượng hơn về cuộc sống.

Tôi mong rằng, tất cả mọi người đều có cơ hội đọc và hiểu Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Kinh này sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

Mời các bạn mượn đọc sách Kinh Thủ Lăng Nghiêm của tác giả Tâm Minh Lê Đình Thám.

Download Ebook

Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Pdf

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Ebook Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tweet! Tóm tắt & Review (Đánh Giá) Sách Kinh Thủ Lăng Nghiêm của tác giả Tâm Minh Lê Đình Thám. Chư Phật ra…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close