Ebook  Hồi Ký Winston Spencer Churchill PDF epub azw3 mobi

Ebook

Hồi Ký Winston Spencer Churchill

PDF epub azw3 mobi

Giới thiệu Ebook

Hồi Ký Winston Spencer Churchill


Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Hồi Ký Winston Spencer Churchill của tác giả Denis Kelly.

Tóm Tắt Sách “Hồi Ký Winston Spencer Churchill” của Denis Kelly

“Hồi Ký Winston Spencer Churchill” được biên dịch và thu gọn từ bộ “Hồi Ký về Chiến tranh Thế giới Thứ hai” gồm 6 tập của Huân tước W. Churchill. Đây là tác phẩm đoạt giải Nobel Văn chương năm 1953, nơi Churchill, một nhân vật chính trị quan trọng và cựu Thủ tướng Anh, trình bày một cách sinh động về những sự kiện trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trong cuốn sách, Churchill không chỉ mô tả cuộc chiến từ góc nhìn của Anh và các đồng minh mà còn phân tích sâu vào vai trò của Liên Xô và các lực lượng khác đối diện với sự áp bức của phát xít Đức và Nhật Bản.

Đánh Giá Sách “Hồi Ký Winston Spencer Churchill”

Đây là một trong những tác phẩm lịch sử có giá trị đặc biệt, không chỉ vì nó cung cấp cái nhìn từ một trong những nhân vật trung tâm của cuộc chiến mà còn vì phong cách viết đầy cuốn hút và thông tin chi tiết mà Churchill mang lại. Tác phẩm này không chỉ là một bản ghi chép lịch sử mà còn phản ánh cá nhân Churchill như một nhà lãnh đạo và nhà văn, người không ngại bày tỏ quan điểm của mình, dù chúng đôi khi có phần thiên lệch.

Churchill đã không chỉ tập trung vào những chiến thắng hay thất bại mà còn vào những quyết định chính trị phức tạp, mối quan hệ giữa các cường quốc, và những thảo luận chiến lược sau hậu trường. Qua đó, ông cung cấp một bức tranh toàn cảnh về mặt trận phía Tây, một góc nhìn đầy đủ và phức tạp về cuộc chiến đã hình thành thế giới hiện đại.

Cuốn hồi ký cũng không tránh khỏi những chỉ trích về sự thiếu khách quan, do Churchill là một chính trị gia có quan điểm rõ ràng chống lại chủ nghĩa Cộng sản và một số lựa chọn chính sách của ông. Tuy nhiên, sự thành thật và trực tiếp trong cách trình bày của ông cho phép người đọc hiểu rõ hơn về tư duy và lý tưởng của ông, cũng như về những diễn biến lịch sử quan trọng.

Bộ hồi ký không chỉ là một nguồn tài liệu quý giá cho những ai quan tâm đến lịch sử mà còn là một tác phẩm văn học sâu sắc, phản ánh cá nhân một nhân vật lịch sử đã đóng góp vào việc hình thành thế giới ngày nay. Đây là một tác phẩm cần được đọc với một tâm thế phê phán nhưng cũng đầy sự ngưỡng mộ về những đóng góp của Churchill cho lịch sử.
 

Bộ hồi ký cũng không tránh khỏi những chỉ trích về sự thiếu khách quan, do Churchill là một chính trị gia có quan điểm rõ ràng chống lại chủ nghĩa Cộng sản và một số lựa chọn chính sách của ông. Tuy nhiên, sự thành thật và trực tiếp trong cách trình bày của ông cho phép người đọc hiểu rõ hơn về tư duy và lý tưởng của ông, cũng như về những diễn biến lịch sử quan trọng.

Bộ hồi ký không chỉ là một nguồn tài liệu quý giá cho những ai quan tâm đến lịch sử mà còn là một tác phẩm văn học sâu sắc, phản ánh cá nhân một nhân vật lịch sử đã đóng góp vào việc hình thành thế giới ngày nay. Đây là một tác phẩm cần được đọc với một tâm thế phê phán nhưng cũng đầy sự ngưỡng mộ về những đóng góp của Churchill cho lịch sử.

Đánh giá:

Điểm Mạnh:

  1. Chi tiết và Đầy Đủ: Churchill cung cấp một cái nhìn sâu sắc và chi tiết về các sự kiện chiến lược và chính trị trong suốt thời gian chiến tranh, điều mà ít tài liệu lịch sử khác có thể so sánh được.
  2. Phong cách Viết Cuốn Hút: Dù là một chính trị gia, phong cách viết của Churchill rất thu hút, pha trộn giữa sự hài hước, sắc sảo và trang trọng, khiến cho tác phẩm không chỉ là một bản ghi chép lịch sử khô khan.
  3. Quan Điểm Cá Nhân: Churchill không ngại ngần bày tỏ quan điểm cá nhân, cung cấp một góc nhìn sâu sắc về tâm lý và động cơ của các nhà lãnh đạo thời bấy giờ.

Điểm Yếu:

  1. Thiếu Khách Quan: Do quan điểm chính trị, một số phần của hồi ký có thể thiếu sự khách quan, đặc biệt là những nhận xét về các nhân vật và sự kiện chính trị liên quan đến Liên Xô và chủ nghĩa Cộng sản.
  2. Độc Đoán: Một số đánh giá và nhận định của Churchill có thể phản ánh thái độ độc đoán, đặc biệt là khi nói về các quốc gia và văn hóa khác mà không có sự thấu hiểu đầy đủ.
  3. Chiều Sâu Biệt Lệ: Đối với độc giả không quen với lịch sử chiến tranh thế giới hoặc chiến lược quân sự, một số phần của cuốn sách có thể khá khó hiểu và đòi hỏi một lượng kiến thức nền tảng nhất định.

Tóm lại, “Hồi Ký Winston Spencer Churchill” là một tác phẩm phức tạp, mang đến cái nhìn đa chiều về một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử hiện đại. Nó là một nguồn tài liệu không thể thiếu cho những ai yêu thích lịch sử, chính trị và văn học, đồng thời cung cấp cái nhìn cá nhân và độc đáo từ một nhà lãnh đạo quan trọng của thế kỷ 20.

***

Bộ hồi ký 2 tập này được biên dịch từ bộ “Hồi Ký về Chiến tranh Thế giới Thứ hai” gồm 6 tập của Huân tước W. Churchill. Đây là bộ sách mà các sự kiện chiến tranh được trình bày một cách sinh động qua lời văn của tác giả, một người đã được trao tặng giải thưởng Nobel Văn chương năm 1953 với chính tác phẩm này.

Như chúng ta đã biết, thế kỷ XX khép lại với hai cuộc chiến tranh thế giới do bọn đế quốc gây ra, nhất là cuộc chiến tranh thế giới thứ hai vô cùng khốc liệt, đã làm cho loài người hao tốn bao nhiêu xương máu và của cải. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai này, Liên Xô với cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại tuy đã gánh chịu những tổn thất nặng nề nhất, nhưng đã giáng những đòn chí mạng quyết định vào bọn phát xít Đức và quân phiệt Nhật, buộc chúng phải đầu hàng không điều kiện, được cả loài người tôn vinh, khâm phục và biết ơn. Quá trình chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu anh dũng tuyệt vời như thế nào của quân và dân Liên Xô đều được trình bày rõ ràng, cụ thể, đầy đủ trong các hồi ký của nguyên soái Giu-côp, nguyên soái Va-xi-lép-xki, của đại tướng Stê-men-cô, nhưng đó chỉ mới là những diễn biến chiến sự, những sự kiện chiến tranh, ở mặt trận phía Đông, ở mặt trận Xô-Đức, còn chúng ta chưa biết hoặc biết rất ít về một mặt trận khác, mặt trận chống Đức-Ý-Nhật ở phía Tây, lúc đầu giữa Anh-Pháp với Đức-Ý, sau đó giữa Anh-Mỹ với Đức-Ý-Nhật.

Bộ hồi ký này sẽ giúp chúng ta có thêm tài liệu về mặt trận đó, giúp ta hiểu biết toàn diện – dù là bước đầu – về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, khi trong tay đã có những hồi ký của những người trong cuộc từ hai phía viết ra. Dĩ nhiên các tác giả đều xuất phát từ những quan điểm tư tưởng chính trị khác nhau, trái ngược nhau, với quyền lợi khác nhau, đối lập nhau. Đó là điều trước hết chúng ta cần nhận rõ. Ai cũng biết Huân tước Churchill lãnh tụ Đảng Bảo thủ Anh là một chính khách chống Cộng khét tiếng, khi trình bày sự kiện không tránh khỏi một số lệch lạc thiếu khách quan, thậm chí một số suy nghĩ đánh giá có tính độc ác, phản động. Nhưng với tư cách một người đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, lại là người trong giai đoạn đầu trước khi Hitler xâm lược Ba Lan, mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, ông chưa tham gia chính trường, còn là người ngoài cuộc. Sau đó, trong chiến tranh ông mới tham gia Chính phủ, đứng đầu Chính phủ và là Bộ trưởng Quốc phòng Anh, thì những sự kiện ông trình bày đều có giá trị nhất định, giúp chúng ta có cơ sở để mở rộng sự hiểu biết, nhận xét và phân tích. Như ông đánh giá sự nhu nhược, hèn nhát của Chamberlain cũng như đánh giá thiện chí của Chính phủ Liên Xô trong việc thành lập mặt trận chung chống phát xít Đức là hoàn toàn đúng đắn, tuy ông chưa nói lên được âm mưu thủ đoạn xấu xa, thâm độc của Anh-Pháp đối với Liên Xô, muốn đẩy Liên Xô đánh nhau với Đức còn họ thì đứng ngoài. Và với tư cách một nhân chứng lịch sử, với tư cách một nhà văn, một con người biết tôn trọng sự thật và chính nghĩa dù là trong chừng mục nhất định, ông minh họa sự tàn bạo của Hitler, ông xúc động trước việc tự sát của Thủ tướng Hungari, của Thủ tướng Hy Lạp để bảo toàn khí tiết, ông ca tụng một số sĩ quan yêu nước Nam Tư, ông khen ngợi tướng De Gaulle mà ông không mấy ưa thích khi De Gaulle rời khỏi nước Pháp bại trận, mang theo danh dự của Tổ quốc để tiếp tục cuộc kháng chiến chống xâm lược. Đặc biệt, ông dùng nhiều lời lẽ hùng hồn để đánh giá cao, hết sức ca tụng Staline, ca tụng nhân dân và quân đội Liên Xô, mặc dù có lúc ông đả kích thậm tệ Staline. Nhưng điều quan trọng là với bộ hồi ký này, ông đã giúp chúng ta khẳng định rằng nhân loại đã phải trả giá đắt cho chính sách mù quáng, ích kỷ, thiển cận của giới cầm quyền phương Tây lúc bấy giờ.

Các dịch giả của chúng tôi cố bám sát nguyên văn, dù có những đoạn, những chỗ không phù hợp với quan điểm, đường lối, tư tưởng của chúng ta, là nhằm làm cho bạn đọc có thể nhận chân được tư tưởng, quan điểm của tác giả vốn thù ghét chủ nghĩa Cộng sản đến xương tủy. Đây là lần đầu bộ hồi ký của Churchill được dịch và ra mắt bạn đọc Việt Nam chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong bạn đọc xa gần thông cảm và có nhận xét góp ý để khi tái bản, bộ sách được hoàn hảo hơn.

NHÀ XUẤT BẢN

***

Chiến tranh Thế giới Thứ nhất kết thúc, sau khi ký hiệp ước Versailles, những người cầm đầu các nước thắng trận phương Tây, chủ yếu là Anh, Pháp bị chủ nghĩa hòa bình một chiều chi phối, hoặc đang bận rộn vào những hoạt động chính trị đối nội đã tỏ ra bị động, rụt rè, tiêu cực, nhút nhát, chia rẽ lẫn nhau. Mỹ thì xem như phủi tay khỏi mọi việc ở châu Âu, Hội quốc liên thì không có quyền lực gì đáng kể vào nhũng thời điểm mà hoạt động và sức mạnh của Hội là hết sức cần thiết.

        Trong tình hình đó xuất hiện Hitler với đường lối tôn chỉ chính trị về một nhà nước cực quyền phải thiết lập ở Đức mà y trình bày trong cuốn Mein Kamph (Cuộc Chiến Đấu của Tôi). Năm 1933, y nhận chức Thủ tướng Đức. Tham vọng trước mắt của y là xây dụng một nưóc Đại Đức hướng vào Áo và Đông Nam châu Âu. Được Anh, Mỹ cho vay, nước Đức nhanh chóng phục hồi, từ một nước bại trận phải bị giải giáp, nước Đức được  tái vũ trang với đầy đủ các lực lượng hải, lục, không quân hùng mạnh. Ý và Nhật vốn ở trong phe đồng minh trong Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, nay lại đứng về phía Đức, khiến cho bọn Quốc Xã không còn bị cô lập.   

        Theo Churchill, năm 1936 về căn bản không quân Đức mạnh hơn Anh. Dựa trên chế độ cường bách quân dịch, số lính được gọi nhập ngũ của Đức từ năm 1934 đến năm 1940 là trên 3 triệu, trong lúc đó Pháp chỉ có trên 1,5 triệu. Năm 1936 Hitler chiếm lại vùng Rhineland, năm 1938 cưỡng đoạt nước Áo sáp nhập lãnh thổ Áo vào nước Đức Quốc xã, xây dụng phòng tuyến Siegfried, cũng năm 1938, Anh gạt bỏ cố gắng của Tổng thống Roosevelt, không đếm xỉa gì đến tuyên bố của Liên Xô muốn cùng các nước phương Tây bảo vệ Tiệp Khắc, đã cùng Pháp, Đức và Ý buộc Tiệp Khắc nhượng vùng Sudetes cho nước Đức. Chamberlain, Thủ tướng Anh, đã nhượng bộ Hitler lần lượt hết việc này đến việc khác, lại còn thiết lập quan hệ thân thiết một cách nhục nhã với Mussolini. Năm 1938 – 1939, chi phí quân sự mọi mặt của Anh là 304 triệu bảng mà Đức ít nhất là 1500 triệu bảng. Trước khi chiến tranh bùng nổ, mức sản xuất của Đức gấp đôi và có thể gấp 3 tổng sô vũ khí trang bị của Anh và Pháp cộng lại. Cán cân nghiêng hẳn về nước Đức.

        Đức với chính sách dùng thủ đoạn đe dọa, chia rẽ, mua chuộc, dụ dỗ, lừa gạt các nước, càng ngày càng vi phạm trắng trợn, nghiêm trọng, và thô bạo Hiệp ước Versailles. Chính quyền Anh của Thủ tướng Chamberlain không tin khả năng quân sự của Liên Xô, lại thù ghét và sợ hãi chủ nghĩa Cộng sản đã tỏ ra lạnh nhạt với những đề nghị hợp lý của Liên Xô như họp sáu cường quốc, thành lập mặt trận thống nhất Anh-Pháp-Liên Xô nhằm đối phó với Đức. Hội nghị quân sự Anh-Pháp-Liên Xô cũng tan vỡ, khi Ba Lan và Rumani từ chối không cho Hồng quân đi qua lãnh thổ của họ để chống Đức. Hungari thì đúng vào phe Đức. Tình thế mới lúc bấy giờ là các phương tiện để tổ chức bất cứ một sự kháng cự nào chống lại sự xâm lược của Đức ở Đông Âu đều hầu như cạn kiệt. Trong lúc đó Ý đổ quân vào chiếm Albani, dùng Albani làm bàn đạp tấn công Hy Lạp. Lúc đó xuất hiện ở Anh hàng nghìn biểu ngữ yêu cầu Churchill trở lại chính trường.

        Về phía Liên Xô, từ vụ Munich và nhiều vụ việc khác, Chính phủ Liên Xô tin rằng Anh, Pháp không ai muốn chiến đấu, cơn bão được tích tụ sắp nổ ra, Liên Xô phải lo cho mình Vào đêm 23/8/1939 Hiệp ước Xô-Đức được ký kết, đây là một thất bại ngoại giao của Anh-Pháp, một thắng lợi cần thiết cho Liên Xô đẩy Đức về phía Tây, xa bao nhiêu hay bấy nhiêu để tranh thủ thời gian chuẩn bị.

        Sáng ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan, mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Churchill tham gia Chính phủ làm Bộ trưởng Hải quân và là thành viên Nội các Chiến tranh. Lúc bấy giơ tình thế của Anh là Ba Lan đang hấp hối, Pháp chỉ còn là cái bóng mờ nhạt của một thời thiện chiến, Liên Xô không còn là đồng minh. Đế quốc Anh vẫn nguyên vẹn, thống nhất nhưng chuẩn bị tồi, không sẵn sàng. Anh kém về số lượng không quân, vẫn kiểm soát được đường biển nhưng vào những ngày đầu chiến tranh, tàu Anh bị tàu Đức tiêu diệt khá nhiều. Quân Đức chiếm Na Uy, Đan Mạch, và qua Bỉ-Hà-Lục tiến vào đất Pháp, ngày 14/6/1940 Paris thất thủ, Thống chế Pétain thuộc phái thất bại chủ nghĩa thành lập Chính phủ. Tướng De Gaulle rời nước Pháp, tiếp tục cuộc kháng chiến, quân Anh cùng với vũ khí đạn dược phải di tản khỏi nước Pháp. Nước Anh lúc này với Churchill làm Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng, bị trơ trọi. Đức và Ý chiến thắng ở ngay sát nách, toàn bộ châu Âu mở của cho quyền lực của Hitler và ở bên kia quả địa cầu thì Nhật Bản hoành hanh. Nước Anh phải lo công việc phòng thủ, bảo vệ đất nước, tổ chức chống không quân Đức oanh tạc dữ dội Luân Đôn và các vùng khác, chuẩn bị chống quân Đức đổ bộ.

Mời các bạn mượn đọc sách Hồi Ký Winston Spencer Churchill của tác giả Denis Kelly.

Download Ebook

Hồi Ký Winston Spencer Churchill

Pdf

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Ebook Hồi Ký Winston Spencer Churchill Tweet! Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Hồi Ký Winston Spencer Churchill của tác giả Denis Kelly. Tóm Tắt Sách “Hồi Ký…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close