Chủ Nghĩa Vô Thần
Giới thiệu
Chủ Nghĩa Vô Thần
“Chủ nghĩa vô thần thường được coi là một niềm tin tiêu cực, đen tối và bi quan, được đặc trưng bởi sự bác bỏ các giá trị và mục đích và sự phản đối quyết liệt đối với tôn giáo. Chủ nghĩa vô thần: Một giới thiệu rất ngắn được đặt ra để xua tan những huyền thoại xung quanh chủ nghĩa vô thần và cho thấy một cuộc sống không có niềm tin tôn giáo có thể tích cực, có ý nghĩa và đạo đức như thế nào. Nó cũng đối mặt với sự thất bại của các quốc gia vô thần chính thức trong Thế kỉ XX. Cuốn sách trình bày một trường hợp trí tuệ cho chủ nghĩa vô thần, dựa nhiều vào những lí lẽ tích cực cho sự thật của nó cũng như về những lập luận tiêu cực chống lại tôn giáo”.
Amazon.com
“Sống động và dễ đọc… lí tưởng cho đại đa số công chúng… phần giới thiệu rất ngắn của tác giả, bao gồm hàng trăm trang của sự hiểu biết và lập luận, là một cam kết tuyệt vời cho suy nghĩ hợp lí mà ông ấy bảo vệ”.
Richard Norman, New Humanist
Đây là một niềm vui và là một đặc ân đối với tôi khi viết cuốn sách này cho bộ sách Dẫn nhập ngắn (ít nhất cho đến bây giờ). Trong khi vẫn giữ các đặc tính của loạt sách này, tôi đã cố gắng làm cho cuốn sách dễ đọc và thú vị, tránh tình trạng khô khan của học thuật, đồng thời nỗ lực để duy trì một tiêu chuẩn cao về sự chặt chẽ và toàn vẹn của tri thức. Còn thành công hay không thì tôi xin dành cho những người khác đánh giá.
Để tránh tình trạng giáo dục không có học thuật, tôi đã không theo những quy ước nghiêm ngặt về tham khảo và chú thích. Thay vào đó, tôi đã liệt kê ở cuối cuốn sách các tài liệu tham khảo cùng với các đề xuất để đọc thêm. Tôi hi vọng rằng những tư liệu này có ích cho nhiều nhà nghiên cứu và nhà tư tưởng vốn có các ý tưởng về chủ đề này.
Cuốn sách này dành cho các độc giả khác nhau, bao gồm cả người vô thần đang đi tìm kiếm một “hệ thống phòng thủ” và tìm cách giải thích vấn đề từ góc độ của họ, những người bất khả tri khi nghĩ rằng cuối cùng họ có thể là người vô thần, và các tín đồ tôn giáo vốn có mong muốn chân thành hiểu Chủ nghĩa vô thần. Cuốn sách cũng đưa ra các dẫn chứng giúp những người vô thần sắp xếp các suy nghĩ của họ, đồng thời có thể tặng cho bạn bè để giải thích cho niềm tin của mình.
Xin được cảm ơn rất nhiều người đã đóng góp để cuốn sách này được ra đời. Đặc biệt là Marilyn Mason vì gợi ý ban đầu của cô rằng tôi có thể tiến hành làm cuốn sách này; Shelly Cox tiến hành mọi việc cho cuốn sách; Katharine Reeve và Emma Simmons xem xét thông qua xuất bản cuốn sách; Marsha Filion đã dành sự chú ý đặc biệt sửa bản thảo cuối trở nên thú vị hơn; các đồng nghiệp trong Nhóm Triết học Nhân văn đã giúp làm phong phú thêm sự hiểu biết của tôi về Chủ nghĩa vô thần một cách tích cực trong những năm gần đâỵ. Tôi cũng muốn cảm ơn David Nash và Roger Griffin cho lời khuyên về lịch sử.
Chủ nghĩa vô thần là gì?
Đi về bên bóng tối?
Khi còn nhỏ tôi đã theo học một trường tiểu học Công giáo La Mã. Điều này lẽ ra đã phục vụ với tinh thần chiến đấu rất tốt cho sự nghiệp về Chủ nghĩa vô thần nếu tôi có thể báo cáo rằng các nữ tu bị đánh đập bởi những linh mục hung hăng, nhưng câu chuyện kì thực không phải như vậy. Ngược lại, tôi đã được nuôi dạy và lớn lên trong một môi trường tôn giáo ôn hòa, nhẹ nhàng. Cha mẹ tôi cũng không phải là những người sùng bái Kinh Thánh, và không một giáo sư nào của tôi có bất cứ điều gì khác hơn ngoài sự tốt bụng. Tôi không cảm thấy mình có bất kì vết sẹo sâu nào do hình thức huấn luyện nhẹ nhàng được thực hiện ở đó, nơi niềm tin được thấm nhuần và củng cố do lặp đi lặp lại chứ không phải bởi sự cưỡng ép. Thật vậy, bằng nhiều cách, sức mạnh mà Giáo hội gây ra đối với tôi rất yếu. Khi tôi chuyển đến một trường trung học không phải là trường Công giáo, tôi đã sớm chuyển sang Methodism1, và khi tôi rời trường, tôi đã từ bỏ niềm tin tôn giáo hoàn toàn. Tôi đã trở thành một người vô thần, một người tin rằng không có Chúa hay các vị thần.
Tuy nhiên, dù dưới hình thức ôn hòa của giáo dục tôn giáo thì nó cũng đã có một số ảnh hưởng lâu dài. Quay lại thời kì khi tôi còn học tiểu học, từ “vô thần” gợi lên hình ảnh đen tối của một cái gì đó nham hiểm, độc ác và đe dọa. Niềm tin vào Thượng đế và vâng lời Chúa cấu thành nên quan niệm của chúng tôi về sự tốt lành, và do đó bất kì niềm tin bác bỏ Chúa là trái ngược với những điều tốt. Người vô thần chỉ có thể thuộc về bên bóng tối.
Tất nhiên, bây giờ tôi không tán thành bất kì niềm tin nào tạo thành một phần của quan điểm ảm đạm về Chủ nghĩa vô thần và những mối nguy hiểm của nó. Sự tốt lành và niềm tin nơi Thiên Chúa, theo ý tôi, hoàn toàn riêng biệt, và Chủ nghĩa vô thần được hiểu một cách đúng đắn là một quan điểm thế giới tích cực. Tuy nhiên, khi tôi nghĩ về từ “người vô thần”, thì một thứ bóng mờ tối mà những người cố vấn Công giáo của tôi đã bôi bẩn nó vẫn còn tồn tại. Trên mức độ tình cảm, họ đã thành công trong việc rèn giũa một mối liên hệ giữa Chủ nghĩa vô thần với sự nham hiểm, các tiêu cực và cái ác. Các vết tích này bây giờ chỉ còn lại một dư lượng nhỏ, hầu như không quan trọng trong các nhận thức của tôi. Nhưng nó không thể được loại bỏ hoàn toàn, và tôi thường không tự nguyện loại bỏ nó khỏi sự chú tâm của mình, như thể mắt là một lỗ hổng hầu như không thể nhận ra, một khi đã nhận thấy thì không thể quên được.
Kinh nghiệm của tôi có thể là bất thường và chi tiết nữa, có lẽ có ít người sẽ nghe thấy tiếng vọng của cuộc sống của mình. Tuy nhiên, tôi tin rằng có một khía cạnh, trong đó kinh nghiệm của tôi không phải tất cả đều bất thường. Chúng ta thường cho rằng chúng ta có khả năng suy nghĩ để phân biệt chúng ta với động vật khác. Chúng ta là homo sapiens – năng lực của chúng ta đưa đến lí do cho sự khác biệt của chúng ta với khả năng vượt trội. Tuy nhiên, chúng ta không hoàn toàn có lí. Không phải chỉ là chúng ta thường nằm trong sự kìm kẹp của các lực lượng và ham muốn phi lí hay không hợp lí, mà suy nghĩ của chúng ta là do chính nó truyền tới cảm xúc. Những xúc cảm này trùm lên suy nghĩ của chúng ta, thường thì chúng ta không nhận ra điều đó.
Lí do tôi chú ý đến sự thực này là vì cuốn sách này gần như hoàn toàn nói về các trường hợp hợp lí cho Chủ nghĩa vô thần. Đối với điều này tôi không muốn nói lời xin lỗi. Nếu chúng ta tạo một trường hợp cho bất kì quan điểm nào thì cách làm tốt nhất là luôn luôn vận dụng lí lẽ đó để huy động sự hỗ trợ lớn nhất có thể. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thức rằng chúng ta không tiếp cận các cuộc thảo luận dựa trên lí trí với một tư duy mở nhưng trống rỗng. Chúng ta tiếp cận chúng với những định kiến, sự sợ hãi và cả những cam kết. Một số trong những thứ được nêu đó không dựa trên lí trí, và bản thân chúng đã mang một sự miễn dịch nhất định đối với sức mạnh của sự lập luận duy lí. Nên với Chủ nghĩa vô thần, mà vài bạn đọc sẽ có cái nhìn trung lập, thì tôi đoán rằng nhiều độc giả, ngay cả những người đã chối bỏ tôn giáo, sẽ tham gia nhiều tổ chức về Chủ nghĩa vô thần mang tính tiêu cực hơn là tích cực.
Điều này rất quan trọng, bởi vì các mối liên kết như vậy có thể cản trở suy nghĩ rõ ràng, dẫn chúng ta đến các vấn đề định đoán và bác bỏ lập luận mà không có lí do chính đáng. Nếu bạn có một hình ảnh sâu xa của các nhà thần học như là những người vô thần khổ sở, bi quan, thì các luận cứ duy lí có thể gặp trở ngại tâm lí sâu sắc.
Những cảm xúc như vậy có thể mạnh mẽ, và chúng ta không thể đơn giản là vứt bỏ chúng đi. Nhưng chúng ta có thể nỗ lực đánh thức và đền bù cho chúng. Trong cuốn sách này tôi cố gắng cho thấy Chủ nghĩa vô thần, trong một số khía cạnh, không phải như mọi người nghĩ. Để cho phép những trình bày của tôi công bằng như là một buổi điều trần, tôi sẽ yêu cầu bạn gắng gạt sang một bên những định kiến tối tăm mà bạn có thể có về sự vô thần, và cố đánh giá các lập luận của tôi về giá trị của chúng.
Chủ nghĩa vô thần được xác định
Trên thực tế, Chủ nghĩa vô thần được định nghĩa rất đơn giản: đó là niềm tin rằng không có Thượng đế hay thần linh (Từ nay tôi sẽ nói chuyện chỉ đơn giản là niềm tin vào Chúa, nhưng các lập luận của cuốn sách này áp dụng chung cho tín ngưỡng độc thần và đa thần). Tuy nhiên, nhiều người nghĩ những người vô thần tin rằng không có Chúa và không có đức tin; hoặc không có Chúa và không có ý nghĩa với cuộc sống; hoặc một lần nữa không có Chúa và không có lòng tốt của con người. Như chúng ta sẽ thấy sau đây, không có gì để ngăn chặn những người vô thần tin tưởng vào đức tin là một ý nghĩa cho cuộc sống, hoặc lòng tốt của con người. Chủ nghĩa vô thần chỉ mang bản chất tiêu cực khi nói đến niềm tin vào Chúa. Nó vẫn có khả năng nhìn nhận tích cực các khía cạnh khác của cuộc sống như bất kì đức tin nào khác.
Tuy nhiên, có một sự tôn trọng mà với sự tôn trọng đó sự tiêu cực của niềm tin của những người theo Chủ nghĩa vô thần đã mở rộng cho sự tồn tại của Chúa. Sự bác bỏ niềm tin vào Chúa của những người theo Chủ nghĩa vô thần thường được đi kèm với một sự từ chối lớn hơn bất cứ thực tại siêu nhiên hay siêu việt nào. Ví dụ, một người vô thần thường không tin vào sự tồn tại của linh hồn bất tử, cuộc sống sau khi chết, hồn ma, hay sức mạnh siêu nhiên. Mặc dù nghiêm túc mà nói một người vô thần có thể tin vào bất kì điều gì và vẫn là người vô thần, vì nhiều lí do mà sẽ trở nên rõ ràng hơn sau đây, các lập luận và ý tưởng để duy trì Chủ nghĩa vô thần có xu hướng tự nhiên để loại trừ những niềm tin siêu nhiên hay siêu việt khác.
Chủ nghĩa vô thần đối lập không chỉ với chủ thuyết hữu thần và các hình thức khác của niềm tin vào Chúa mà còn đối lập với thuyết bất khả tri – việc ngừng lại một niềm tin hay bất tin vào Chúa. Những tuyên bố bất khả tri, chúng ta không thể biết liệu Chúa có tồn tại và do sự lựa chọn hợp lí duy nhất là để dành sự phán xét. Vì sự bất khả tri, cả hữu thần và vô thần đều đi quá xa, trong việc khẳng định hoặc phủ nhận sự tồn tại của Chúa tương ứng – chúng tôi chỉ không có đầy đủ bằng chứng hay lí lẽ để biện minh cho một trong hai vị trí. Các câu hỏi liệu những người không có niềm tin tích cực vào Chúa nên bất khả tri hay vô thần là một điều quan trọng, có lẽ là quan trọng như là câu hỏi liệu có nên tin một cách tích cực vào Chúa hay không, và tôi sẽ nói về nó một cách chi tiết hơn trong các chương kế tiếp.
Chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa thực hữu
Một vấn đề khác với hình ảnh của Chủ nghĩa vô thần là hệ thống niềm tin tiêu cực, nhiều người cho rằng các nhà vô thần là những nhà thực hữu đơn giản (đôi khi được gọi là duy vật). Chủ nghĩa thực hữu thô kệch khẳng định điều duy nhất tồn tại là vật chất. Một phiên bản ít thô thiển hơn cho là chỉ có các đối tượng của khoa học vật lí – vật lí, hóa học và sinh học – là tồn tại. Tầm quan trọng của sự thay đổi này là một số sức mạnh nền tảng của vật lí dường như không phải là “vật chất” theo nghĩa thông thường của từ nay, nhưng một số người theo thuyết thực hữu cũng sẽ không phủ nhận rằng chúng tồn tại.
Hầu hết những người vô thần là những người theo chủ nghĩa thực hữu, từ dùng chỉ với một nghĩa riêng chứ không phải nghĩa chung. Cái đó là để nói, đối với những người vô thần, Chủ nghĩa vô thần ít nhất một phần được thúc đẩy bởi chủ nghĩa tự nhiên, một niềm tin chỉ có thế giới tự nhiên mà không phải bất kì một thế giới siêu nhiên nào. Chúng ta nên gọi đây là “chủ nghĩa tự nhiên” viết thường để phân biệt với một số phiên bản của triết học “Chủ nghĩa Tự nhiên” vốn dùng để nhấn mạnh hơn và cụ thể hơn. Tôi cho rằng có thể hình thức này của chủ nghĩa tự nhiên nằm ở cốt lõi của Chủ nghĩa vô thần.
Kiểu chủ nghĩa tự nhiên này hoàn toàn phù hợp với một hình thức của chủ nghĩa thực hữu trong đó kết hợp các yêu cầu tự nhiên về thế giới với khẳng định thế giới này cơ bản là vật chất trong tự nhiên. Tuy nhiên, kể từ khi chủ nghĩa thực hữu không yêu cầu bổ sung thêm thì nó có thể không được giả định rằng người vô thần tự nhiên cũng có thể là người theo chủ nghĩa thực hữu. Thậm chí khi họ là như vậy thì chúng ta phải hiểu rằng cụm từ “cơ bản là vật chất trong tự nhiên” có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau với rất nhiều nghĩa khác nhau.
Một cách để hiểu rõ yêu cầu này là nó để nói về vật chất: các “công cụ” trong đó có tất cả mọi thứ được thực hiện. Mặt này của chủ nghĩa thực hữu khẳng định rằng dạng duy nhất của công cụ là vật chất: không có linh hồn phi vật chất, tinh thần, hay tư tưởng. Đây là một phiên bản của chủ nghĩa thực hữu mà nhiều người, có lẽ hầu hết, những người vô thần có thể ghi tên mình vào đó.
Tuy nhiên, có một cái nhìn mạnh mẽ hơn, được gọi là vật chất bị loại bỏ. Theo quan điểm này, dạng duy nhất của công cụ không chỉ là công cụ vật chất, cũng đúng là bất cứ thứ gì không phải là công cụ vật chất thì không thực sự tồn tại. Vì vậy, ví dụ, sẽ không có những thứ suy nghĩ hay tư tưởng. Chủ nghĩa duy vật tiêu trừ khó được thừa nhận vì nó đòi hỏi chúng ta phủ nhận sự tồn tại của nhiều thứ mà dường như chúng ta buộc phải tin vào nó. Ví dụ, làm thế nào chúng ta có thể phủ nhận rằng tâm trí tồn tại khi mà thực tế là chúng ta có đầu óc của chính mình có vẻ như là một trung tâm tính năng về sự tồn tại của chúng tôi?
Nhiều chỉ trích Chủ nghĩa vô thần dường như đánh đồng những người vô thần với những người theo chủ nghĩa thực hữu (hầu như đúng trên thực tế), và chủ nghĩa thực hữu cũng giống như chủ nghĩa duy vật tiêu trừ (sai logic). Do đó, họ sử dụng sự vô lí rõ ràng của chủ nghĩa duy vật tiêu trừ như là một sự đưa đến chỗ vô lí của niềm tin vô thần. Theo nghĩa thô thì những người vô thần được miêu tả như một loại hư vô chủ nghĩa, là những người không chỉ phủ nhận sự tồn tại của Chúa, mà họ còn phủ nhận sự tồn tại của bất cứ điều gì khác ngoài các đối tượng thực hữu. Một sự tồn tại giản đơn như vậy thì có rất ít điều để giới thiệu về nó.
Nhưng chủ nghĩa thực hữu không nhất thiết phải kéo theo chủ nghĩa duy vật tiêu trừ. Mọi người theo chủ nghĩa thực hữu nói là chỉ có một loại duy nhất của công cụ này là công cụ vật chất. Điều đó không có nghĩa là, ví dụ, tâm trí không tồn tại. Tất cả điều đó có nghĩa là tâm trí, cho dù chúng là thế nào, thì cũng không phải là phần thừa ra của công cụ. Suy nghĩ mà họ làm chính là để làm nên cái mà Gilbert Ryle2 gọi là một “loại sai lầm”. Sai lầm là suy nghĩ của tâm trí và chất là hai thể khác nhau của một loại, công cụ. Như vậy là sai lầm. Trong đầu tôi không có hai thể loại khác nhau của các công cụ – tinh thần (tâm trí của tôi) và vật chất (não của tôi) – bằng cách nào đó làm việc cùng nhau. Thay vào đó, đối với các thuyết thực hữu, chỉ có một thứ trong đầu tôi, đó là bộ não của tôi. Đó là sự thật, trong một ý nghĩa rất quan trọng, để nói rằng tôi có tâm trí, trong đó tôi có khả năng suy nghĩ hay có ý thức. Tuy nhiên, tôi mắc một sai lầm nếu tôi nghĩ rằng tuyên bố: “Tôi có tâm trí” kéo theo đó là “tôi là một phần được tạo nên bởi vật chất tinh thần và phi tinh thần”.
Điều này dường như khó hiểu một chút khi xét về tình yêu. Không ai nghĩ rằng tình yêu là một loại đặc biệt của chất – mà đó là công cụ vật chất và công cụ tình yêu. Không ai nghĩ rằng tình yêu là một loại đối tượng vật chất. Tuy nhiên, nhiều người tin vào tình yêu, cảm nhận tình yêu, cho đi tình yêu, và cứ như vậy. Tình yêu là có thật nhưng nó không phải là một chất. Nếu chúng ta không có vấn đề với cách nghĩ này, vậy tại sao chúng ta lại gặp vấn đề với ý kiến tâm trí là có thật nhưng không phải là một loại đặc biệt của vật chất tinh thần? Nhiều thứ là có thực mà không phải là phần thừa ra của các công cụ, và không có bí ẩn siêu hình vĩ đại gì về điều đó.
Đây là những vùng biển triết lí sâu sắc mà chúng ta có thể tiếp cận nhưng mới chỉ kịp nhúng ngón chân vào đấy thôi. Ở thời điểm này, tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng những người vô thần không phải là một người phủ nhận thô thiển tất cả những thứ không thực hữu, nếu bằng “chất” thì chúng tôi muốn nói đến một chất vật lí. Điều mà hầu hết những người vô thần tin chỉ có một loại công cụ trong vũ trụ, và nó là vật chất, ngoài những thứ như tâm trí, sắc đẹp, tình cảm, giá trị đạo đức – trong ngắn hạn là các gam màu đầy đủ các hiện tượng mang lại sự phong phú cho cuộc sống con người.
Nên nhớ rằng hầu hết những người theo Chủ nghĩa vô thần đều không bắt nguồn từ những yêu cầu cụ thể của chủ nghĩa thực hữu mà từ những yêu cầu của chủ nghĩa tự nhiên. Tất cả chúng ta cần phải nhớ rằng thế giới tự nhiên là nguồn của ý thức, cảm xúc và cái đẹp, và không phải chỉ có các nguyên tử và lượng vật lí cơ bản. Một lần nữa, đạo đức của câu chuyện là những người theo Chủ nghĩa vô thần phủ nhận sự tồn tại của Chúa, nhưng không phải bởi bản chất của một thời kì phủ nhận.
Một trường hợp tích cực với Chủ nghĩa vô thần
Mục tiêu chính của tôi trong cuốn sách này là cung cấp một trường hợp tích cực cho Chủ nghĩa vô thần, một điều không chỉ đơn giản là xóa bỏ niềm tin tôn giáo. Nói cách khác, tôi hi vọng nó sẽ đưa ra rất nhiều lí do tại sao người ta nên là một người vô thần hay tại sao họ lại không phải là một người hữu thần. Nhiều nhà phê bình về Chủ nghĩa vô thần sẽ nói rằng điều này là không thể, kể từ khi Chủ nghĩa vô thần kí sinh trên tôn giáo. Điều đó là hiển nhiên ở ngay trong cái tên của nó – Chủ nghĩa vô thần chính là chủ thuyết vô thần: tức là sự phủ định của niềm tin có thần. Do đó, Chủ nghĩa vô thần là do bản chất tiêu cực của nó và tồn tại dựa trên các niềm tin tôn giáo bị từ chối.
Tôi nghĩ rằng quan điểm này là hết sức sai lầm. Tính hợp lí ban đầu của nó là dựa trên một lập luận thô mộc mà chúng ta có thể gọi là từ nguyên. Có một suy nghĩ sai lầm là người ta có thể rất hiểu một từ bằng việc hiểu nguồn gốc của nó. Nhưng điều này rõ ràng không phải lúc nào cũng đúng. Ví dụ, nguyên gốc của từ “triết học” trong tiếng Hi Lạp là dành để biểu hiện cho “tình yêu của trí tuệ”. Tuy nhiên, người ta có thể không thực sự hiểu triết học ngày nay có nghĩa như thế nào nếu chỉ đơn giản biết từ nguyên của nó. Tương tự như vậy, nếu bạn đi vào một nhà hàng Ý mà chỉ biết rằng “Tagliatelle” theo nghĩa đen có nghĩa là “dây giầy nhỏ”, thì bạn sẽ không có nhiều ý tưởng để đến ăn ở quán đó nếu bạn đặt bàn ở đó3. Vì vậy, thực tế chỉ ra rằng từ “vô thần” được xây dựng như là một phủ định của chủ thuyết hữu thần là không đủ để cho thấy rằng nó cơ bản là tiêu cực.
Từ nguyên ở một mặt khác, chúng ta có thể thấy Chủ nghĩa vô thần còn có nghĩa là làm cho cảm thấy không chắc chắn hoặc không tin tưởng vào một cái gì đó.
Ở Scotland có một hồ nước sâu gọi là Loch Ness. Nhiều người ở Scotland – gần như chắc chắn là đa số – tin rằng hồ giống như mọi hồ khác trong cả nước. Niềm tin của họ về hồ như bình thường chúng ta có thể gọi hồ là gì. Nhưng điều đó không nói lên họ không có niềm tin đặc biệt. Đó chỉ là những niềm tin rất bình thường mà họ không cần yêu cầu làm sáng tỏ. Họ tin rằng hồ là một hiện tượng tự nhiên với một kích thước nhất định, mà chắc chắn một số loài cá sống ở đó, và cứ vậy thôi.
Tuy nhiên, một số người tin rằng hồ còn chứa một sinh vật lạ, được gọi là quái vật hồ Loch Ness. Nhiều người đã thấy nó, mặc dù không có bằng chứng chắc chắn về sự tồn tại của nó như họ đã từng trình bày. Cho đến nay câu chuyện của chúng tôi vẫn là một thực tế đơn giản. Bây giờ hãy tưởng tượng câu chuyện có thể phát triển như thế nào.
Con số những người tin vào con quái vật bắt đầu tăng lên. Ngay sau đó, một từ được đặt ra để mô tả họ với hàm ý chế giễu gọi là “N” (Nessie) (rất nhiều tên của các tôn giáo bắt đầu bằng việc chế giễu tên riêng (nickname): tín đồ Giáo hộc Giám lí (Methodist), tín đồ Giáo hữu (Quaker), và thậm chí tín đồ Cơ đốc (Christian) tất cả bắt đầu ra theo cách này). Tuy nhiên, số lượng các “N” tiếp tục tăng và cái tên ngừng trở thành một trò đùa. Mặc dù thực tế các bằng chứng cho sự tồn tại của con quái vật vẫn còn thiếu, nhưng việc sớm trở thành một “N” chỉ là một tiêu chí, và những người trước đây nghĩ là mình bình thường chỉ là những người thiểu số. Những người này sẽ sớm nhận được tên của chính họ, A (Anessie) – người không tin vào quái vật.
Liệu có đúng khi nói rằng niềm tin của những người A là kí sinh trên những các N? Đó không thể là sự thật, bởi vì niềm tin của các A có trước niềm tin của những người N. Tuy vậy, điểm mấu chốt không phải là theo niên đại. Điều quan trọng là các A sẽ tin chính xác giống như họ đang làm bây giờ thậm chí nếu các N chưa bao giờ tồn tại. Việc con số N tăng lên đã mang lại cái tên cho một tập hợp các niềm tin là nó luôn tồn tại nhưng đã được xem xét một cách rất không ngoại lệ để thấy nó không cần nhãn mác đặc biệt.
Bài học của câu chuyện đã rõ. Người vô thần ghi danh vào một thế giới quan nhất định bao gồm rất nhiều niềm tin về thế giới và những gì có. Những người theo chủ nghĩa hữu thần nói rằng có cái gì khác cũng tồn tại – Chúa. Nếu những người hữu thần khồng tồn tại, thì những người theo Chủ nghĩa vô thần vẫn sẽ làm như vậy, nhưng có lẽ sẽ không có một cái tên đặc biệt dành cho họ. Nhưng kể từ khi thuyết hữu thần trở nên nổi trội trong thế giới của chúng ta, thì với rất nhiều người tin vào Chúa hay thần linh, Chủ nghĩa vô thần đã được định nghĩa trái ngược với chủ thuyết hữu thần. Điều đó làm cho nó không bị kí sinh trên các tôn giáo hơn niềm tin của các A là kí sinh trên niềm tin của các N.
1. Có phải những người không tin vào sinh vật này chỉ là tiêu cực?
Cái phi lí khi nói Chủ nghĩa vô thần là kí sinh trên niềm tin tôn giáo có lẽ được thể hiện rõ nhất bằng cách xem xét những gì sẽ xảy ra nếu tất cả mọi người không còn tin vào Chúa. Nếu Chủ nghĩa vô thần là kí sinh trên tôn giáo thì chắc chắn nó không thể tồn tại mà không có tôn giáo. Song ở đây, với một kịch bản tưởng tượng, những gì chúng ta có sẽ không thể là đoạn kết của Chủ nghĩa vô thần, nhưng nó lại là chiến thắng. Chủ nghĩa vô thần không cần đến tôn giáo hơn so với những người theo Chủ nghĩa vô thần cần.
Lùi lại nếu bạn là một người vô thần
Tóm lại, mục đích của cuốn sách này là để cung cấp một cái nhìn tích cực về Chủ nghĩa vô thần và không mắc sai lầm khi cho rằng Chủ nghĩa vô thần chỉ có thể tồn tại như một đối thủ kí sinh của thuyết hữu thần, hoặc Chủ nghĩa vô thần chủ yếu là tiêu cực đối với một loạt các tín ngưỡng khác hơn là những người liên quan đến sự tồn tại của Chúa. Trong số các ý niệm, Chủ nghĩa vô thần cơ bản không phải là tiêu cực. Người vô thần có thể thờ ơ hơn là đối nghịch với niềm tin tôn giáo, họ có thể nhạy cảm hơn với những kinh nghiệm về thẩm mĩ, đạo đức, hoặc hòa hợp với vẻ đẹp tự nhiên hơn nhiều người hữu thần. Không có lí do gì để họ bi quan hay thất vọng hơn như đã tồn tại để các tôn giáo luôn được như thế.
Tuy nhiên, tôi không hề muốn bị rơi vào cái bẫy của sự cố gắng hết sức để chỉnh sửa các định kiến để kết thúc bằng việc tô hồng một bức tranh về Chủ nghĩa vô thần. Hầu hết những người vô thần tự coi mình là người theo chủ nghĩa hiện thực – Chủ nghĩa vô thần của họ là một phần của sự sẵn sàng để họ nhìn thẳng vào thế giới như nó vốn thế, và đối mặt với nó mà không cần đến mê tín dị đoan hoặc sự an ủi hư cấu về một cuộc đời sẽ tới hay một sức mạnh nhân từ được tìm kiếm ở đằng sau ta. Là những người thực tế như vậy đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận rằng phần lớn những gì diễn ra trong thế giới này là khó chịu. Những điều xấu xảy ra, mọi người có cuộc sống khốn khổ, và bạn không bao giờ biết khi nào may mắn thoảng qua (không phải số phận) có thể can thiệp làm thay đổi cuộc sống của bạn, cho tốt hơn hoặc bị tồi tệ đi.
Vì lí do này, những người vô thần thường có khuynh hướng tức giận, nóng nảy, mù quáng. Có một ví dụ về sự hài hước chẳng mấy vui vẻ cho người vô thần đối với Thiên Chúa giáo với các nhãn dán yêu cầu bạn “hô to nếu bạn yêu Chúa”. Điều gì vừa hài hước vừa chán nản khi cái nhãn dán đó phản ánh sự tự tin của những người tin tưởng chỉ cần nhắc nhở bản thân về niềm tin tôn giáo của họ để cảm thấy thế giới tốt hơn một chút. Sự đơn giản tột độ của thế giới quan này có thể coi là một màn kịch tối tăm mà con người sẽ dễ dàng biết bao khi ném một sợi dây cứu trợ nối với sự ngu xuẩn.
Chủ nghĩa vô thần vui vẻ và hạnh phúc cũng chỉ là một thứ chướng tai gai mắt, nhưng may mắn là về tổng thể, chủ nghĩa hiện thực cố hữu của Chủ nghĩa vô thần đã cung cấp một loại miễn dịch với nó. Đó là lí do tại sao bạn sẽ không muốn nhìn thấy nhãn dán “hô to nếu bạn là một người vô thần”, ít nhất cũng không phải là một hình ảnh không dễ chịu. Tuy nhiên, khi tìm cách lật đổ bức tranh biếm họa tiêu cực của Chủ nghĩa vô thần rất phổ biến, thì sẽ thấy là khá hấp dẫn để tập trung xem nó tích cực đến mức nào. Sự thật là không có mối liên hệ trước nào giữa việc là người vô thần và có triển vọng tích cực hay tiêu cực. Trong lập luận Chủ nghĩa vô thần không cần tiêu cực và có thể là tích cực, tôi không cho rằng việc trở thành một người vô thần là một tấm thẻ căn cước đi đến hạnh phúc. Việc thực hành trong cuộc sống thực này khó khăn hơn nhiều, và nó là một dấu hiệu của chủ nghĩa hiện thực và lạc quan của người vô thần cho rằng sự tỉnh táo chấp nhận sự thật này vẫn còn nằm trong tầm tay của chúng ta.
Mời các bạn đón đọc Chủ Nghĩa Vô Thần của tác giả Julian Baggini & Thùy Dương (dịch).
Download
Chủ Nghĩa Vô Thần
FULL: |
Giới thiệu Chủ Nghĩa Vô Thần Tweet! “Chủ nghĩa vô thần thường được coi là một niềm tin tiêu cực, đen tối và bi quan, được đặc trưng bởi sự…