Ba Đồng Vàng – Virginia Woolf

Ba Đồng Vàng – Virginia Woolf

[toc]


Giới thiệu ebook

Ba Đồng Vàng – Virginia Woolf


“Ba đồng ghi-nê” (Three guineas) được Virginia Woolf khởi thảo vào khoảng năm 1932 và được NXB Harcourt, Brace and Co. xuất bản năm 1938. Tập tiểu luận này là một bước triển khai sâu và rộng hơn những vấn đề đã được kết luận khá lỏng lẻo trong tập Căn phòng riêng(*) (A room of one’s own).

Ý tưởng ban đầu của bà là viết một tập “tiểu thuyết-tiểu luận”, kết hợp đồng thời giữa những chương kể chuyện hư cấu và những chương tiểu luận phi hư cấu để đưa ra những quan điểm của bà về chiến tranh và vai trò của phụ nữ trước nguy cơ chiến tranh sắp sửa bùng nổ do sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và Đức Quốc Xã. Tập văn xuôi chưa hoàn chỉnh hỗn hợp giữa hai thể loại này được xuất bản năm 1937 với tựa đề “Gia tộc Pargiter” (The Pargiters).

Sau đó Woolf nhận ra ý tưởng kết hợp giữa hai thể loại này không hiệu quả mấy. Bà tách tác phẩm thành hai phần và hoàn chỉnh chúng. Tác phẩm phi hư cấu là “Ba đồng ghi-nê”, còn tác phẩm hư cấu là “Những năm ấy” (The Years), phác họa về cuộc sống của những người trong gia đình thượng lưu Pargiter ở London từ năm 1880 tới thời điểm xuất bản tác phẩm. “Những năm ấy” phổ biến đến độ nó được xuất bản dưới dạng sách bỏ túi để những người lính đọc tiêu khiển trong thời kỳ Thế chiến II.

Ghi-nê là loại tiền đồng được đúc bằng vàng ròng của Anh từ năm 1663 tới năm 1813. Ban đầu một đồng ghi-nê có giá trị tương đương với một bảng Anh hoặc hai mươi shilling, nhưng do giá vàng tăng cao so với giá bạc, giá trị của đồng ghi-nê cũng tăng theo, có lúc lên tới ba mươi shilling. Từ năm 1717 đến năm 1816, giá trị của nó được chính thức ấn định ở mức hai mươi mốt shilling. Tên gọi của loại tiền này xuất phát từ địa danh Guinea ở Tây Phi, nơi cung cấp nguồn vàng chủ yếu để đúc loại tiền này vào thời kỳ đầu. Dù bị thu hồi và đúc lại thành đồng sovereign (bằng 20 shilling) vào năm 1816, và không còn lưu hành kể từ đó, đồng ghi-nê vẫn tồn tại trong tính toán giao dịch của một số tầng lớp, nhất là trong giới đua ngựa và trong mua bán cừu, tương đương với một bảng Anh và một shilling (21 shilling) hoặc một bảng Anh và sáu xu trong hệ thống tiền tệ thập phân.

Toàn tập tiểu luận được cấu trúc như là một lá thư phúc đáp cho một quý ông trí thức. Ông ta đã gửi một lá thư yêu cầu Virginia Woolf tham gia vào những nỗ lực của hiệp hội của mình nhằm ngăn chận chiến tranh. Trong lá thư, quý ông này (không bao giờ được nêu tên) yêu cầu bà góp ý về phương cách ngăn chận chiến tranh và cũng đề xuất một số biện pháp để thực hiện điều đó.

Để đáp ứng lại yêu cầu đó, Virginia lần lượt đưa ra những luận điểm với giọng văn hơi ngoa dụ, dí dỏm, đậm chất châm biếm, nhưng vô cùng lô gích trong lập luận. Bà xoáy sâu vào từng vấn đề, phân tích chúng dựa trên ba nguồn chứng cứ: lịch sử, tiểu sử cá nhân và báo chí (mà bà gọi là lịch sử ở dạng thô sơ) để đáp lại ba câu hỏi:

— Từ một hội phản chiến của các quý ông: “Làm cách nào để ngăn chận chiến tranh.”

— Từ một quỹ tái thiết trường cao đẳng cho phụ nữ: “Vì sao chính phủ không hỗ trợ cho công tác giáo dục phụ nữ?”

— Từ một hội cổ động cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của phụ nữ: “Vì sao phụ nữ không được tham gia làm việc ở những ngành nghề chuyên môn?”

Ở tập tiểu luận này, chúng ta cần chú ý một điều, bà không nhân danh phụ nữ nói chung mà chỉ đại diện cho một tầng lớp, “con gái của những người đàn ông trí thức” (the educated men’s daughters).

Ba đồng ghi-nê được phân thành ba chương, mỗi chương giải quyết một vấn đề như đã nêu trên.

Trong tập tiểu luận này, hầu như từng luận đề và luận điểm, chứng cứ đều đan xen với nhau chặt chẽ để đến cuối mỗi một chương tác giả đưa ra một kết luận cho câu hỏi đặt ra.

Ban đầu, tôi định đưa ra những luận đề, luận điểm chủ yếu và trích dẫn tác phẩm vào lời giới thiệu này, nhưng chính vì sự gắn bó chặt chẽ của từng luận đề, luận điểm như nêu trên, công việc này hoặc sẽ trở nên quá dài dòng thừa thãi hoặc trái lại sẽ thiếu sót vì không đề cập đầy đủ mọi chi tiết.

Vì vậy, xin được khép lại phần giới thiệu tại đây với các nhận định sau của hai độc giả nước ngoài đối với Ba đồng ghi-nê:

“Không còn ngờ gì nữa, cuốn sách này của VW là cuốn sách mà tôi yêu quý, ưa thích nhất. Tôi có thể đi xa hơn nữa khi nói rằng, thật ra đây là cuốn sách tôi ưa thích nhất và là cuốn sách hay nhất tôi từng đọc. Nó nên được đọc ở trường thay vì cuốn Mrs Dalloway, và điều đó có thể thay đổi quan điểm tiêu cực (hoàn toàn sai lầm và bất công) của nhiều người đối với nhà văn này. Ba đồng ghi-nê là một tiếng kêu thương, một lời cầu nguyện, một khẳng nhận mạnh mẽ về sự bình đẳng giữa nam và nữ và về quyền được giáo dục, một khúc tình ca tuyệt diệu đối với mọi phụ nữ ở mọi thời đại. Bất kỳ phụ nữ trí thức nào cũng nên đọc và yêu quí nó mãi mãi, như một lời nhắc nhở về việc chúng ta đã từng như thế nào và đã tiến được bao xa. Quan trọng nhất, nó có thể phục vụ như một lời nhắc nhở, rằng, ngay hiện giờ, không phải mọi phụ nữ trên quả đất đều có cái quyền được học hành mà chúng ta vẫn dễ dàng xem là lẽ đương nhiên. Và cuối cùng, những phụ nữ trí thức ngày nay có thể sử dụng cuốn sách này như là một vũ khí để chinh phục và ban cái quyền được học hành đó cho mọi phụ nữ trên trái đất. Bởi vì, như VW nói: “Với tư cách phụ nữ, tôi không có quê hương. Với tư cách phụ nữ, quê hương của tôi là toàn thế giới.” (Maria – Goodread review)

(“Without a hint of a doubt, my favourite, most cherished book of VW. i would go as far to say that this is, in fact, my favourite book ever and the best book I ever read. It should be read at school instead of Mrs Dalloway, and that would change the (totally wrong and unfair) negative opinion many have on this writer. Three guineas is a a cry, a prayer, and a strong affirmation of equality between men and women and of the right to education, and an amazing song of love for all women of all times. Any educated woman should read it and cherish it forever, as a reminder of what it used to be and of how far we have come. Most importantly, it should serve as a reminder that, to the present day, not every woman on earth has the right to education that we so easily take for granted. And finally, this book should be used as weapon from the educated women of today to conquer and grant the same right to education to every other woman on earth. Because, to put it like VW, “As woman, I have no country. As woman, my country is the whole world”.)

“Woolf được biết tới nhiều nhất ở sáng tác hư cấu phức tạp, nhưng bà là một nhà bình luận chính trị sâu sắc đến khó tin. Dù được viết trước Thế chiến II, “Ba đồng ghi-nê” có những quan sát về chiến tranh, giống, và giáo dục vẫn còn rất phù hợp với hôm nay.” (Carollyn MH – Goodread review)

(“Woolf is best known for complicated fiction, but she is an incredibly insightful political commentator. Though written prior to WWII, “Three Guineas” has observations on war, gender, and education that are still very applicable today.”)

Sài Gòn, 10/2013

Nguyễn Thành Nhân

***

Nữ tiểu thuyết gia, tiểu luận gia, nhà phê bình văn học người Anh Virginia Woolf sinh ngày 25-1-1882 tại London. Nhũ danh của bà là Adeline Virginia Stephen.

Trong suốt đời mình, Virginia Woolf luôn bị quấy rầy bởi những cơn trầm cảm và những chứng bệnh liên quan. Dù các cơn đau này thường gây ảnh hưởng tới hoạt động xã hội của mình, bà vẫn tiếp tục sáng tác với một vài thời kỳ gián đoạn cho tới khi qua đời do tự tử.

Đêm 28-3-1941, Virginia Woolf nhét đầy đá vào những túi áo khoác rồi đi bộ tới con sông Ouse gần nhà và tự trầm mình.

Hiện nay bà được đánh giá là một trong các tác giả vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đồng thời cũng là một nhân vật trọng yếu trong lịch sử văn chương Anh ngữ với tư cách một người bênh vực nữ quyền và là một trong những người sáng lập nên trào lưu Chủ nghĩa Hiện đại bao gồm T.S. Eliot, Ezra Pound, James Joice và Gertrude Stein.

Những tác phẩm nổi tiếng nhất của bà bao gồm:

Trong các sáng tác của bà, tác phẩm luận văn  Một căn phòng riêng (A Room of One’s Own, 1929) có một câu châm ngôn rất nổi tiếng:”a woman must have money and a room of her own if she is to write fiction.” (“một người phụ nữ phải có tiền và một căn phòng riêng nếu cô ta viết tiểu thuyết.”)

Mời các bạn đón đọc Ba Đồng Vàng của tác giả Virginia Woolf.

Download ebook

Ba Đồng Vàng – Virginia Woolf


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Ba Đồng Vàng – Virginia Woolf Tweet! “Ba đồng ghi-nê” (Three guineas) được Virginia Woolf khởi thảo vào khoảng năm 1932 và được NXB Harcourt, Brace…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose