Ebook  Dẫn luận về Đạo Đức Phật Giáo PDF epub azw3 mobi

Ebook

Dẫn luận về Đạo Đức Phật Giáo

PDF epub azw3 mobi

Giới thiệu Ebook

Dẫn luận về Đạo Đức Phật Giáo


Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Dẫn luận về Đạo Đức Phật Giáo của tác giả Damien Keown & Thái An (dịch).

Dẫn luận về Đạo Đức Phật Giáo” của Damien Keown, dịch bởi Thái An, là một cuốn sách giới thiệu rất tổng quát về đạo đức Phật giáo và cách mà nó đối phó với những vấn đề đạo đức phức tạp trong xã hội hiện đại. Damien Keown, một chuyên gia hàng đầu về đạo đức sinh học Phật giáo, đã trình bày các vấn đề như môi trường, tình dục, chiến tranh và khủng bố, phá thai, tự tử và nhân bản vô tính, và so sánh chúng với giáo lý Phật giáo để tìm ra những câu trả lời.

Cuốn sách không chỉ giới thiệu các khái niệm cơ bản của đạo đức Phật giáo mà còn đề cập đến những vấn đề đương đại như đạo đức tình dục, chiến tranh và tự tử. Keown cũng nhấn mạnh sự phát triển của đạo đức Phật giáo trong phương Tây, nơi mà các giáo lý truyền thống được áp dụng vào các vấn đề mới.

Điểm mạnh của cuốn sách là cách Keown áp dụng lời dạy của Đức Phật vào những vấn đề hiện đại, giúp độc giả hiểu sâu hơn về cách mà đạo đức Phật giáo có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, cuốn sách cũng đặt ra những câu hỏi và tranh cãi, khiến cho độc giả phải suy ngẫm và tự đặt câu hỏi về những giá trị đạo đức và nhân bản.

“Dẫn luận về Đạo Đức Phật Giáo” là một cuốn sách giới thiệu sâu sắc về đạo đức Phật giáo và cách nó có thể áp dụng vào thế giới hiện đại. Cuốn sách này thích hợp cho những người quan tâm đến triết học và đạo đức Phật giáo, cũng như những ai muốn hiểu sâu hơn về cách mà triết lý Phật giáo có thể giúp đỡ trong việc giải quyết những vấn đề đạo đức khó khăn của xã hội hiện đại.
 

Cuốn sách “Dẫn Luận về Đạo Đức Phật Giáo” của Damien Keown và Thái An dịch giới thiệu một cách chi tiết và sâu sắc về triết lý và đạo đức trong Phật giáo. Cuốn sách được chia thành các phần khác nhau để trình bày các chủ đề khác nhau liên quan đến đạo đức Phật giáo.

  1. Giới thiệu về tác giả và cuốn sách: Damien Keown, một chuyên gia hàng đầu về đạo đức sinh học Phật giáo, trình bày một cái nhìn tổng quan về cách mà Phật giáo đối phó với những vấn đề đạo đức hiện đại. Cuốn sách được dịch bởi Thái An, mang lại một góc nhìn độc đáo từ người Việt về triết lý Phật giáo.

  2. Luân lý Phật giáo: Cuốn sách bắt đầu với việc giới thiệu về luân lý Phật giáo, với sự tập trung vào Tứ Diệu Đế (Four Noble Truths) và các khái niệm cơ bản của giáo lý Phật giáo.

  3. Đạo đức dựa trên kỷ luật, đức hạnh, vị tha, và sự dấn thân: Keown đề cập đến bốn “kiểu” đạo đức Phật giáo mà Christopher Queen đã đề xuất, đồng thời so sánh chúng với các vấn đề đạo đức hiện đại như tình dục, chiến tranh, và khủng bố.

  4. Phật giáo và môi trường, tình dục, chiến tranh và khủng bố, phá thai, tự tử và nhân bản vô tính: Cuốn sách đi sâu vào những vấn đề đạo đức đang gây tranh cãi trong xã hội hiện đại và so sánh chúng với giáo lý Phật giáo để tìm ra những hướng giải quyết.

  5. Kết luận và ghi chú: Cuốn sách kết thúc bằng một tổng kết và những ghi chú về các tài liệu tham khảo và đề xuất đọc thêm.

Cuốn sách không chỉ là một tài liệu giới thiệu về đạo đức Phật giáo mà còn là một cuốn sách thú vị và sâu sắc về cách mà triết lý Phật giáo có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày và giúp giải quyết những vấn đề đạo đức phức tạp trong xã hội hiện đại.

***

Đạo đức học Phật giáo là một bộ môn, một chủ đề còn khá mới mẻ ở đất nước Việt Nam ta. Nhận định như thế vì mãi cho đến năm 1995, cuốn sách đầu tiên về Đạo đức học Phật giáo mới được nghiên cứu và ấn hành. Đạo đức học Phật giáo – một chủ đề có nội hàm rất lớn, vì lẽ đó, mỗi người, dưới góc nhìn của mình sẽ có những chia sẻ, cảm nhận khác nhau. Đây chính là điểm dị biệt trong cái chung nhất. Hôm nay, chúng tôi sẽ đưa các bạn đến với Đạo đức học Phật giáo với những quan điểm, cách nhìn của Damien Keown qua tác phẩm Dẫn luận về Đạo đức Phật giáo do Thái An dịch (nguyên tác: Buddhist Ethics a very short introduction)

 

Đầu tiên, chúng ta cùng điểm qua đôi nét về tác giả. Damien Keown, sinh năm 1951, là một chuyên gia nổi bật về đạo đức sinh học. Ông là một tác giả có thẩm quyền về đạo đức sinh học Phật giáo. Tác giảtốt nghiệp Tiến sĩ triết học khoa Nghiên cứu phương Đông tại Đại học Oxford năm 1986. Keown là tác giả của những đầu sách nổi tiếng như: Bản chất của Đạo đức Phật giáo (1992), Phật giáo và Đạo đứcsinh học.

Trong Lời nói đầu quyển sách đã viết “Cuốn sách cung cấp một cái nhìn tổng quan về cung cách Phật giáo thích ứng với những vấn đề đạo đức nan giải mà chúng ta đang phải đương đầu”. Đó là những vấn đề như: môi trường, tình dục, chiến tranh và khủng bố, phá thai, tự tử và nhân bản vô tính. Tất là là những vấn nạn mà thế giới hiện nay đang phải đối mặt, và tác giả đã soi chiếu vào Đạo đức Phật giáođể tìm câu trả lời.

Đạo đức Phật giáo trong cuốn sách được Keown đề cập như là một luân lý. Và tác giả đã mở đầu cuốn sách với phần 1: Luân lý Phật giáo, để giới thiệu một cách tổng quan về giáo lý Phật giáo. Giáo lý Phật giáo dựa trên Tứ diệu đế hay Bốn chân lý cao quý. Bên cạnh đó, tác giả đã trình bày một đề mục về Luân lý Đại thừa như một sự tách biệt với đạo đức Phật giáo thời kỳ đầu (Phật giáo Nguyên thủy). Keown đã cho rằng: “Những lời dạy luân lý của Phật giáo được xem là đặt nền móng trên quy luật vũ trụcủa Pháp thay vì là những điều răn do Thượng đế trao truyền”. 

Qua phần 2 của cuốn sách, tác giả cũng đã mạnh dạn nêu ra sự thiếu vắng “đạo đức” trong Phật giáo. Theo tác giả “Tuy Phật giáo có nhiều điều để nói về luân lý, nó lại không có gì nhiều để nói về đạo đức”. Chỉ khi Phật giáo đến phương Tây, bộ môn đạo đức Phật giáo mới phát triển. Theo Christopher Queen – một tác giả hiện đại viết về Phật giáo nhập thế đã đề xuất có bốn “kiểu” đạo đức Phật giáo. Đó là: Đạo đức dựa trên kỷ luật, Đạo đức dựa trên đức hạnh, Đạo đức dựa trên vị tha, Đạo đức dựa trên sự dấn thân. Đây chính là cơ sở luân lý để tác giả dựa vào nhằm soi chiếu vào những vấn nạn của thời đại.

Đầu tiên đó là về loài vật và môi trường. Theo tác giả: “Phật giáo được xem là theo đuổi một con đườngphù hợp với tự nhiên”. Đây là một nhận định hoàn toàn chính xác và dễ hiểu. Vì đạo Phật là đạo từ bi (hiểu nôm na là tình thương). Giới đầu tiên trong năm giới của người Phật tử cũng là Không sát sanh. Trong Kinh Tập có kệ ngôn:

“Chớ giết loài hữu tình,

Chớ bảo người giết hại,

Hay chấp nhận kẻ khác,

Giết hại những người khác,

Đối với mọi sanh loại,

Từ bỏ các hình phạt,

Đối với kẻ mạnh bạo,

Như với kẻ run sợ”

Tuy vậy, cái nhìn của Phật giáo về môi trường và thực vật theo tác giả là không dễ phân loại, cần nghiên cứu thêm: “Thái độ của Phật giáo đối với thế giới tự nhiên là phức tạp, đôi khi mâu thuẫn”. Điều này cần các nhà Phật học nghiên cứu thêm để làm sáng tỏ về Sinh thái học Phật giáo.

Qua phần 4, Damien Keown bàn về Tình dục và tình dục đồng tính. Đây là một chủ đề đầy nhạy cảm và tranh cãi. Theo tác giả, “Phật giáo nhìn chung bảo thủ về các vấn đề tình dục”. Tuy vậy, Keown đã thật chính xác khi nhận định: Vấn đề không phải là do nam giới hay nữ giới, mà cái chính là do sự ham muốn tình dục (Ái). Chính điều này khiến cho chúng sanh trôi lăn trong luân hồi sanh tử. Tác giả đã không bỏ qua vấn đề tế nhị và đầy tranh cãi, nhức nhối của thời đại đó là vấn đề đồng tính. Keown đã dẫn lời của Đức Đạt lai Lạt ma khi đề cập đến vấn đề này. Theo đó, nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạngxác nhận phẩm giá và quyền của người đồng tính nam và đồng tính nữ, nhưng tuyên bố với người tu tập Phật giáo thì thủ dâm, giao phối đồng tính là hành động bị cấm. Để kết lại phần này, tác giả đưa ra nhận định: Giáo lý Phật giáo về đạo đức tình dục được diễn đạt theo hai ý: Một, đời sống độc  thân tốt hơn hôn nhân; hai, với những người kết hôn, hành vi tình dục hợp pháp duy nhất là những hành vi có bản chất dẫn tới sinh đẻ.

Tiếp đến, tác giả bàn về chiến tranh và khủng bố – cách giải quyết vấn nạn này của Phật giáo. Theo đó, giáo lý Phật giáo phản bác mạnh mẽ việc sử dụng bạo lực. Trong kinh Pháp Cú có câu:

“Hận thù diệt hận thù,

Đời này không có được,

Từ bi diệt hận thù,

Là định luật ngàn thu”

Theo Keown, “đứng trước các vấn đề chiến tranh và khủng bố, tín đồ Phật giáo bị chia rẽ  theo hai hướng khác nhau”. Đó là một số tuyệt đối theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng một số khác thì lại không chống lại việc sử dụng vũ lực.

Một vấn nạn khác của xã hội đương đại được tác giả nêu lên đó là nạn phá thai. Theo Phật giáo, sự thụ tinh là bắt đầu một cá thể con người. Do đó, phá thai được xem là ngược lại giới luật thứ nhất. Tuy nhiên, đạo lý này vấp phải sự thẩm xét của Phật tử, nhất là tại phương Tây, vì quyền phá thai là một phần không thể tách rời của sự giải phóng phụ nữ.

Hai phần cuối của cuốn sách được tác giả dành để bàn về Tự tử – hỗ trợ an tử và nhân bản vô tính. Về vấn đề tự tử, tác giả đã nhắc đến hình ảnh vị pháp thiêu thân của hòa thượng Thích Quảng Đức. Keown đã đặt vấn đề về việc tự hy sinh này là phù hợp với giáo lý Phật giáo hay là một hành động cực đoan? Và tác giả đã đi đến kết luận là có sự khác nhau một trời một vực giữa sự tự sát của một thanh niên chán đời với sự hy sinh vị tha của hòa thượng Thích Quảng Đức. Còn về việc nhân bản vô tính, theo tác giả, Phật giáo có những hạn chế mạnh mẽ việc nhân bản vô tính với mục đích điều trị. Phật giáo không tán đồng việc phá hoại một đời sống này để cứu một đời sống khác.

Với những vấn nạn nêu trên, tác giả, trong vai trò của một người nghiên cứu đã giới thiệu góc nhìn, quan điểm của Phật giáo với những vấn nạn đương đại. Đạo đức hay luân lý Phật giáo đã soi sáng cho con người một cách tiếp cận để giải quyết những vấn nạn này. Đạo Phật với tinh thần từ bi và trí tuệluôn hướng con người đến những phương cách giải quyết đầy tính nhân bản, nhất là những vấn đềchiến tranh, khủng bố hay phá thai… Vì bản chất của những chủ đề này có nội hàm rất rộng nên tác giảcũng đã thừa nhận sẽ có những bất đồng, tranh cãi từ những độc giả, là Phật tử hay không là Phật tử. Tác giả chỉ làm công việc của một nhà phê bình, xác định cả những điểm mạnh và điểm yếu của quan điểm đạo đức Phật giáo.

 

Điểm tuyệt vời của cuốn sách là tác giả đã ứng dụng lời Đức Phật dạy để soi chiếu vào những vấn đềnan giải của thời đại. Chính điều này có thể nói “Dẫn luận về Đạo đức Phật Giáo” của Damien Keown là đỉnh cao của thể tài Phật học ứng dụng. Tác giả đã sử dụng rất nhiều tài liệu tham khảo để viết lên tác phẩm tuyệt vời của mình. Những tài liệu này cũng được tác giả liệt kê đầy đủ và chi tiết phần cuối sách. Tác giả còn cẩn thận và rất chu đáo khi liệt kê rất nhiều đầu sách mà độc giả có thể tìm đọc thêm. Một cuốn sách đầy giá trị được nghiên cứu và trình bày rất khoa học và bài bản. Đặc biệt, Keown qua tác phẩm đã gợi mở rất nhiều vấn đề cần các nhà Phật học nghiên cứu thêm. Tất cả không ngoài mục đíchlàm lợi ích, phục vụ nhân sinh. Đây có lẽ là điểm nổi bật, quan trọng mà người viết bài review này tâm đắc nhất.

Xin giới thiệu cùng bạn đọc, “Dẫn luận về Đạo đức Phật giáo”, tác giả Damien Keown, Thái An dịch. NXB. Hồng Đức, nhà sách Văn Lang phát hành, 230 trang.

Xin nói thêm, “Dẫn luận về Đạo đức Phật giáo” là một trong bốn cuốn sách nằm trong bộ Dẫn luận về Phật Giáo của Oxford University Press.

 

Tp. HCM, ngày 07-10-2017

Thích Nhật Đạo     

Mời các bạn mượn đọc sách Dẫn luận về Đạo Đức Phật Giáo của tác giả Damien Keown & Thái An (dịch).

Download Ebook

Dẫn luận về Đạo Đức Phật Giáo

Pdf

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Ebook Dẫn luận về Đạo Đức Phật Giáo Tweet! Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Dẫn luận về Đạo Đức Phật Giáo của tác giả Damien Keown &…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close