Zarathustra Đã Nói Như Thế – Friedrich Nietzsche
[toc]
Giới thiệu ebook
Zarathustra Đã Nói Như Thế – Friedrich Nietzsche
Zarathustra là tên một nhà tiên tri Ba Tư được Nietzsche sử dụng làm nhân vật chính cho bài trường thi, vì Nietzsche cho rằng người Ba Tư là những người đầu tiên đã quan niệm được lịch sử như một toàn bộ vĩ đại gồm những loạt tiến hóa kế tục, mỗi giai đoạn lại được tiên báo bằng sự xuất hiện của một vị tiên tri. Tên tác phẩm Zarathustra đã nói như thế được Nietzsche cảm hứng từ lời mở đầu của tất cả những kinh điển Phật giáo: evam me sutam, có nghĩa là: tôi đã nghe (đức Thế Tôn thuyết) như thế. Ảnh hưởng Phật giáo mà Nietzsche tiếp nhận được qua Schopenhauer, rồi qua sự tìm hiểu của riêng ông, rọi chiếu những luồng sáng mới trên khuôn mặt và nhân cách của Zarathustra. Do đó, nhìn Zarathustra như một thiền sư Phật giáo, với tất cả cung cách tàn bạo ngang tàng của một thiền sư, hoặc nhìn Zarathustra như một bồ tát thị hiện nghịch hạnh, chúng ta sẽ dễ dàng tâm lĩnh được những gì Zarathustra đã nói và những gì còn được phong kín ẩn mật sau lời nói của Zarathustra.
Tác phẩm gồm có bốn phần và một phần Tự Ngôn khai tấu, được xếp vào phần thứ nhất. Sự phân chia thành bốn phần tương ứng với những khoảng thời gian mà Zarathustra trở lại với nỗi cô đơn, quê hương muôn thuở. Phần thứ nhất bắt đầu khi Zarathustra giã biệt quê hương và hồ biếc của quê hương để lên núi vào năm ba mươi tuổi. Mười năm sau, Zarathustra hạ san rao giảng đạo lý. Trong rừng sâu, Zarathustra gặp một bậc thánh ẩn sĩ chưa biết rằng “Thượng đế đã chết”; ở chốn công trường, nơi Zarathustra ngỏ lời cùng đám đông dân chúng và bị chế giễu cười cợt, Zarathustra làm bạn với xác chết của người đi dây làm trò xiếc và gặp gỡ thằng hề.
Bậc thánh ẩn sĩ không ngỏ lời với con người vì điều kiện sinh hoạt của một ẩn sĩ đưa ông vượt quá thân phận con người bình thường và tiến đến gần Thượng đế. Ngôn từ đối thoại thường nhật của vị ẩn sĩ là sự cầu nguyện. Nhưng còn ẩn sĩ Zarathustra, một ẩn sĩ biết rằng Thượng đế đã chết và chỉ còn lại con người, thì phải nhất thiết ngỏ lời với con người về khả tính tối thượng của con người: Siêu nhân. Siêu nhân (Ũbermensch) là kẻ đã vượt thắng được (ũberwunden) Con người, nghĩa là vượt thắng được chính mình. Đám đông dân chúng ở chốn công trường tượng trưng cho loài người. Chàng đi dây làm trò xiếc giữa hai ngọn tháp là hình ảnh của con người đang bước trên con đường giữa quá khứ và tương lai, giữa con thú và Siêu nhân. Thằng hề có thể chính là Zarathustra, và cũng có thể biểu trưng cho con người mạt hậu (der letzte Mensch), con người hạ đẳng xuất hiện sau cùng vào buổi hoàng hôn của nhân loại, trước khi một Bình minh mới rực hiện.
Thấy rằng đám đông dân chúng chưa có đôi tai được sửa soạn để nghe đạo lý Siêu nhân, Zarathustra trở lại với nỗi cô đơn cùng con ó và con rắn kiên nhẫn chờ đợi giờ của mình.
Trọn vẹn chủ đề phần thứ nhất là vạch ra hình ảnh Siêu nhân, qua bối cảnh cái chết của Thượng đế. Thượng đế đã chết, con người phải sống đời sống của mình một cách bi tráng và phải khai mở tất cả khả tính tiềm ẩn trong mình: Siêu nhân phải sống. Trong 22 bài thuyết giáo của phần thứ nhất, Zarathustra đồng thời tấn công đập phá những thù địch, những chướng ngại và xây dựng hình ảnh Siêu nhân.
Zarathustra tấn công thù địch hư vô chủ nghĩa thời hiện đại dưới hình thức những nhà luân lý truyền bá giấc ngủ, sự buồn chán và nghệ thuật ngủ ngon (Về những giảng tòa về đức hạnh, t. 52); dưới hình thức những kẻ tin tưởng vào linh hồn bất tử và một cõi bên kia tốt đẹp hơn sau khi chết (Về những người nuôi ảo tưởng thế giới bên kia, t. 57), những người khổ hạnh, tìm cách dập tắt tiếng nói của thân xác (Về những kẻ khinh miệt thân xác, t. 62); dưới hình thức những kẻ chán nản mệt mỏi rao giảng sự khước từ đời sống (Về những kẻ rao giảng sự chết, t. 80). Zarathustra đập phá những chướng ngại cho sự khai mở khả tính của con người, đập phá những định chế xã hội, đập phá nhà nước hay quốc gia, đập phá báo chí, quân đội, công lý (Về thần tượng mới, t. 88; Về người tội nhân mặt mét, t. 68; Về chiến tranh và các chiến sĩ, t. 84; Về đọc và viết, t. 72), đập phá đám đông nhốn nháo và những thần tượng của đám đông (Về những con ruồi ở công trường, t. 93), những kẻ có lòng xót thương bác ái (Về tình yêu kẻ láng giềng, t. 109), Zarathustra thống mạ giới phụ nữ (Về những thiếu nữ và bà già, t. 116), tố giác tính chất tương đối của các giá trị đạo đức (Về một nghìn lẻ một mục đích, t. 105). Xuyên qua những sự tấn công, đập phá, thống mạ dữ dội này, dần dần hiển lộ hình ảnh Siêu nhân, ý nghĩa và chiều hướng phải tiến tới của mặt đất trần gian. Siêu nhân là kẻ đã tự thành tựu cho chính mình ba cuộc hóa thân: từ lạc đà thành sư tử, và từ sư tử thành trẻ thơ (Về ba cuộc hóa thân, t. 48). Siêu nhân tạo thành một bầu không khí mới, trong đó đau khổ và hân hoan biến đổi ý nghĩa (Về những hoan lạc và đam mê, t. 65), trong đó thoát sinh những đức hạnh mới: ý chí sáng tạo (Về những con đường của kẻ sáng tạo, t. 112), sự trinh khiết hồn nhiên bột phát tươi vui (Về sự trinh khiết, t. 98), tình bạn (Về bằng hữu, t. 101), sự trân trọng tôn kính đời sống chung đôi (Về con cái và hôn nhân, t. 123), sự cao nhã của tâm hồn (Về cái cây trên đỉnh núi, t. 75), cái chết (Về cái chết tự nguyện, t. 127), tình yêu những gì xa xôi vời vợi và đức hạnh hiến tặng triền miên (Về tình yêu kẻ láng giềng, t. 109; Về đức hạnh ban phát, t. 131).
Friedrich Nietzsche (1844-1900) là nhà triết học nổi tiếng người Đức. Ông theo học trường ngữ pháp ở Schulpforta và sau đó học đại học ở Bonn và Leipzig. Ông bắt đầu sự nghiệp như một nhà ngữ văn học. Các tác phẩm của ông nổi bật với phong cách viết ẩn dụ và nhiều nghịch lí. Nietzsche không được đánh giá cao bởi những người đương thời, nhưng tới đầu thế kỉ XX, ông đã được giới trí thức Đức, Pháp và Anh thừa nhận. Tới nửa sau thế kỉ XX, Nietzsche được xem là một nhân vật quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng lớn trong triết học hiện đại.
Những quan điểm của ông được nhiều người đón nhận nhưng cũng không ít người khó hiểu, và khó đồng cảm.
Ngay từ nhỏ, cha (vốn là một mục sư) và em trai của Nietzche đã mất, ông sống trong một gia đình toàn phụ nữ. Những điều đó ảnh hưởng đến tính cách cũng như tư duy của ông, tinh tế, nhạy cảm, u buồn. Năm 1858, ông theo học trường trung học Schulpforta, rồi học tại các Đại học Bonn, Leipzig, ngành Ngôn ngữ. Sau đó trở thành Giáo sư tại Đại học Bâle (Thụy Sỹ). Nhưng kể từ khi đọc được những tác phẩm của Schopenhauer, ông sung sướng tìm được định hướng của cuộc đời và tư tưởng, đó là triết học với niềm bi quan. Ông sa vào cuộc sống hưởng lạc trong thế giới bi quan đó, nhưng rồi cũng sớm thấy chán nản. Ông kết thân với Wagner, một nhạc sỹ, người thầy, người bạn lớn. Hai người chia sẻ với nhau niềm ngưỡng mộ chung với Schopenhauer.
1968, ông tham gia chiến tranh và bị thương khi ngã ngựa. 1870, Đức tấn công Pháp, ông lại vào chiến trường làm bác sỹ quân y. Lúc đầu, ông ca ngợi ca quân đội Đức. Nhưng sau đó ông nhận ra bộ mặt thật của chiến tranh chinh phục, và thất vọng hoàn toàn. Ông đã từ mặt Wagner – người thân yêu nhất, vì ông này ca ngợi quân Đức và chiến tranh, tổ chức những buổi biểu diễn rùm beng, lố bịch, và tụng ca Ki-tô giáo (ông vốn theo Tin Lành). Đây được xem là những chi tiết ảnh hưởng sâu sắc đến những tác phẩm của ông.
Cuối đời, sức khoẻ Nietzche giảm sút và có triệu chứng thần kinh với những cơn đau đầu dữ dội. Năm 1889 ông phát điên, và qua đời vào 11 năm sau. Ông đã sống trong cô đơn, với một tâm hồn đầy nhạy cảm, căm ghét sự giả dối và coi niềm bi quan tuyệt đỉnh chính là hạnh phúc vẹn tròn. Những tác phẩm quan trọng nhất của Nietzche là Phàm phu, quá đỗi phàm phu (1878), Ý kiến tương hợp và châm ngôn (1879), Lữ khách và bóng hình mình (1880), Bình minh (1881), Tri thức hân hoan (1882 – 1887), Zarathustra đã nói như thế (1883 – 1885), Phi Thiện Ác (1886) và Phổ hệ luân lý (1887), Quan Điểm Phi Thời Gian (với các phần: David Strausse, tín đồ và nhà văn, Về sử dụng và nguy hại của sử học đối với đời sống, Schopenhauer nhà giáo dục, Richard Wagner ở Bayreuth )
Các tác phẩm của tác giả Friedrich Nietzsche:
– Những nhận định không hợp thời( 1873-1876)
– Người Rất Là Người(1879-1886) Rạng Đông(1880-1881)
– Sự Hiểu Biết Vui Vẻ(1881-1882)
– Zarathoustra đã nói như thế( 1883-1885)
– Vượt Qua Thiện Ác(1886)
– Phả Bệ Học Của Luân Lý(1887)
– Khoa Học Hân Hoan(1887)
– Hoàng Hôn Của Những Thần Tượng(1888)
– Nietzsche chống lại Wagher (1888)
– Trường Hợp Của Wagner ( 1888)
– Kẻ Phản Kito(1888)
Mời các bạn đón đọc Zarathustra Đã Nói Như Thế của tác giả Friedrich Nietzsche.
Download ebook
Zarathustra Đã Nói Như Thế – Friedrich Nietzsche
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com
[toc] Giới thiệu ebook Zarathustra Đã Nói Như Thế – Friedrich Nietzsche Tweet! Zarathustra là tên một nhà tiên tri Ba Tư được Nietzsche sử dụng làm nhân vật chính…