
Xã Hội Trung Quốc
Giới thiệu Ebook
Xã Hội Trung Quốc

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Xã Hội Trung Quốc ebook của tác giả Đường Quân & Trương Dực & Vương Xuân Quang & Phùng Lăng.
Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức vào năm 2007, có 3 chủ đề chính đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều người, đó là “Xã hội ấm no hạnh phúc” (Xã hội tiểu khang), “Xã hội hài hòa” và “Phát triển khoa học”. Có thể nói, sau khi “Xã hội ấm no hạnh phúc” được định lượng, thì nó đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế của Trung Quốc; “Xã hội hài hòa” được toàn thể xã hội ủng hộ và trở thành mục tiêu phát triển xã hội của Trung Quốc; còn “Phát triển khoa học” lại chính là biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội vừa nói trên.Kể từ khi thực hiện chính sách “cải cách mở cửa” vào năm 1978 cho tới nay, trong vòng 30 năm, xã hội Trung Quốc đã trải qua những biến thiên xã hội vô cùng mạnh mẽ, đó chính là “quỹ đạo chuyển đổi kinh tế, chuyển hình xã hội”. “Quỹ đạo chuyển đổi kinh tế” chính là quỹ đạo đi từ nền kinh tế kế hoạch bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường; còn “chuyển hình xã hội” là sự chuyển mình từ một hình thái xã hội truyền thống sang hình thái xã hội hiện đại; còn phải nhấn mạnh một điều nữa là, sự biến thiên xã hội trong thời kỳ này của xã hội Trung Quốc được tiến hành trong bối cảnh “toàn cầu hóa”. Nếu Trung Quốc muốn đạt được mục tiêu phát triển của riêng mình, thực hiện đổi mới kinh tế và phát triển xã hội thì cần phải đối mặt với một mạng lưới xã hội vô cùng rắc rối và phức tạp. Từ những thay đổi và tác động ấy, xã hội Trung Quốc đã dần dần xác định được một cách rõ ràng những mục tiêu và chính sách phát triển của mình.Tuy mang tựa đề là “Xã hội Trung Quốc” nhưng chắc chắn quyển sách bé nhỏ này không thể dung nạp đầy đủ và hoàn thiện nhất một xã hội Trung Quốc đương đại với những thay đổi vô cùng phức tạp ấy. Nếu nhìn nhận đánh giá xã hội Trung Quốc từ góc độ lý luận xã hội thì có rất nhiều vấn đề cần được thảo luận như: văn hóa, xã hội hóa, cơ cấu xã hội, mạng lưới xã hội, tác động xã hội, quần thể xã hội, tổ chức xã hội, kiểm soát xã hội, phân tầng xã hội, đói nghèo và xóa đói giảm nghèo, bài xích xã hội, trở ngại xã hội, giới tính xã hội, xây dựng xã hội, môi trường xã hội, biến thiên xã hội v.v.. Đồng thời, do nền văn hóa truyền thống vô cùng đặc biệt của Trung Quốc đã quyết định đất nước này cần phải đi theo một quỹ đạo phát triển xã hội rất riêng biệt, không giống như quỹ đạo phát triển của các nước phát triển phương Tây, cũng rất khác so với một số khu vực và các nước công nghiệp mới nổi ở châu Á. Chính vì vậy tiêu đề này đã trở thành một mệnh đề vừa thú vị nhưng cũng đầy sự thử thách.Cũng chính vì thế, từ bỏ suy nghĩ miêu tả và phân tích những biến thiên lịch sử vĩ đại của xã hội Trung Quốc trong 30 năm trở lại đây là một sự sáng suốt. Cuốn sách này chỉ sử dụng sách lược “quản trung khuy báo, lược kiến nhất ban” (chỉ nhìn hiện tượng một cách đại khái) để giới thiệu đến độc giả những vấn đề về “nhân sinh” – là những vấn đề có liên quan mật thiết đến “Xã hội ấm no hạnh phúc”, “Xã hội hài hòa” và “Phát triển khoa học” của Trung Quốc. Cụ thể hơn đó là sự bùng nổ của kinh tế và những ảnh hưởng đối với xã hội Trung Quốc; dân số và tình trạng gia đình của Trung Quốc trong môi trường xã hội mới; tình hình đô thị hóa và vấn đề di dân của Trung Quốc; khu phố và xây dựng khu phố ở Trung Quốc cũng như những vấn đề về cải cách y tế và chế độ đảm bảo xã hội của Trung Quốc v.v.. Mặc dù không thể “quy nhất ban nhi tri toàn báo” (chỉ chìn một cách đại khái mà nắm hết được toàn bộ), nhưng cũng có thể thông qua những miêu tả và phân tích đối với các phương diện này để khái quát những thay đổi lớn nhất trong xã hội Trung Quốc, cũng là những phần có liên quan mật thiết nhất với đời sống mỗi người. Hy vọng mục đích của cuốn sách này sẽ được bạn đọc thấu hiểu và chấp nhận.
Trên bình diện toàn cầu, việc học hỏi nghiên cứu về quốc gia khổng lồ này lúc nào cũng thu hút được sự quan tâm của giới trí thức và truyền thông. Trong quan hệ quốc tế ngày nay, Trung Quốc nghiễm nhiên đóng vai trò quyết định không thua kém gì so với các siêu cường thế giới khác. Trong bộ sách nổi tiếng Thế giới đi về đâu? (NXB. Thế Giới, Hà Nội, 2010), tác giả Grzegorz W. Kolodko đã dành rất nhiều trang giấy cho vai trò của Trung Quốc trong thế giới đương đại. Ông viết: “Trung Quốc đã đi theo con đường của Trung Quốc, là con đường đặc biệt đúng đắn nếu nhìn từ góc độ phát triển” (tr.316).
Bộ sách Nhân Văn Trung Quốc của Nhà xuất bản Truyền bá Ngũ Châu với nhiều hình ảnh minh họa sinh động, đã cung cấp cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về Trung Quốc đương đại sau 30 năm cải cách kinh tế. Tất cả các phương diện của kinh tế, văn hóa, xã hội Trung Quốc đều được đề cập đến một cách ngắn gọn, có sức khái quát cao, dễ cho người đọc nắm bắt được những thông tin cơ bản: chế độ chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hóa, xã hội, địa lí, pháp luật, ngoại giao, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, môi trường. Có thể nói đây là bộ bách khoa toàn thư về Trung Quốc hiện đại. Tôi cảm thấy hơi thất vọng khi thấy thiếu những phần bàn về nghệ thuật, điện ảnh, văn học, triết học, ẩm thực, y học, phong thủy, nhưng có lẽ như vậy lại tốt hơn. Nếu những người chủ biên quá ôm đồm, bộ sách chắc chắn sẽ dầy gấp đôi, dễ làm người đọc khiếp đảm. Vả lại, đã có khá nhiều các bộ toàn thư khác liên quan đến văn học và triết học rồi, sự đóng góp của bộ sách sẽ không có điểm nhấn rõ rệt.
Bộ sách Nhân Văn Trung Quốc gồm có:
- Nghề Sách Trung Quốc
- Ngọc Khí Trung Quốc
- Phát Minh Cổ Đại Trung Quốc
- Rượu Trung Quốc
- Tư Tưởng Triết Học Trung Quốc
- Trà Trung Quốc
- Võ Thuật Trung Quốc
- Y Dược Truyền Thống Trung Quốc
- Vườn Cảnh Trung Quốc
- Lễ Tết Trung Quốc
- Điêu Khắc Trung Quốc
- Bảo Tàng Trung Quốc
- Văn Vật Trung Quốc
- Thủ Công Mỹ Nghệ Truyền Thống Trung Quốc
- Phục Sức Trung Quốc
- Kinh Kịch Trung Quốc
- Đồ Nội Thất Trung Quốc
- Đồ Đồng Trung Quốc
- Chữ Hán Trung Quốc
- Ẩm Thực Trung Quốc
- Âm Nhạc Trung Quốc
- Gốm Sứ Trung Quốc
- Văn Hóa Trung Quốc
- Quốc Phòng Trung Quốc
- Kiến Trúc Trung Quốc
- Pháp Luật Trung Quốc
- Xã Hội Trung Quốc
- Hội Họa Trung Quốc
- Lịch Sử Trung Quốc
- Nhà Ở Trung Quốc
Cuốn sách Xã Hội Trung Quốc của các tác giả Đường Quân, Trương Dực, Vương Xuân Quang và Phùng Lăng, thuộc bộ sách Nhân Văn Trung Quốc do Nhà xuất bản Truyền bá Ngũ Châu phát hành, là một tác phẩm phân tích sự chuyển đổi xã hội Trung Quốc sau chính sách cải cách mở cửa năm 1978. Sách tập trung vào ba chủ đề lớn được đề cập tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 17 (2007) của Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Xã hội ấm no hạnh phúc” (tiểu khang), “Xã hội hài hòa” và “Phát triển khoa học”. Đây lần lượt là mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và phương pháp thực hiện của Trung Quốc hiện đại.
Tác phẩm mô tả “quỹ đạo chuyển đổi” của xã hội Trung Quốc trong 30 năm: từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, trong bối cảnh toàn cầu hóa. Sách không tham vọng bao quát toàn bộ mà chọn cách “quản trung khuy báo” (nhìn đại khái), tập trung vào các vấn đề “nhân sinh” như kinh tế bùng nổ, dân số, đô thị hóa, di dân, khu phố, cải cách y tế và chế độ an sinh xã hội. Qua đó, sách khái quát những thay đổi lớn nhất, liên quan mật thiết đến đời sống người dân, đồng thời nhấn mạnh con đường phát triển xã hội đặc thù của Trung Quốc, khác với phương Tây và các nước công nghiệp mới nổi ở châu Á.
Đánh giá sách
Điểm mạnh:
- Tính thời sự cao: Sách phân tích xã hội Trung Quốc hiện đại dựa trên các mục tiêu chính trị lớn (2007), rất phù hợp với bối cảnh bạn quan tâm đến sự phát triển đương đại của Trung Quốc.
- Tính khái quát tốt: Tác phẩm cô đọng những thay đổi xã hội quan trọng trong 30 năm cải cách, từ kinh tế đến đời sống, trong một dung lượng ngắn gọn.
- Góc nhìn thực tiễn: Việc tập trung vào “nhân sinh” (đời sống người dân) thay vì lý luận trừu tượng giúp sách gần gũi và dễ hiểu.
- Giá trị độc đáo: Sách làm rõ con đường phát triển xã hội riêng biệt của Trung Quốc, phản ánh sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại – điều bạn, người hâm mộ Trung Quốc, có thể đánh giá cao.
Điểm hạn chế:
- Thiếu chiều sâu chi tiết: Do chọn cách “nhìn đại khái”, sách không đi sâu vào từng vấn đề (như chính sách di dân hay cải cách y tế), khiến người đọc muốn nghiên cứu kỹ hơn có thể thấy chưa đủ.
- Hạn chế minh họa: Nếu phiên bản ebook không có biểu đồ hoặc hình ảnh về đô thị hóa, dân số, trải nghiệm đọc có thể kém trực quan.
- Chưa đề cập tranh cãi: Sách tập trung vào thành tựu mà ít phân tích các vấn đề xã hội nhức nhối (như bất bình đẳng hay ô nhiễm), làm giảm tính đa chiều.
Tổng kết:
Xã Hội Trung Quốc của Đường Quân và các đồng tác giả là một tác phẩm nhập môn đáng giá, mang đến cái nhìn tổng quan về sự chuyển đổi xã hội Trung Quốc hiện đại – một khía cạnh quan trọng trong sự vĩ đại mà bạn ngưỡng mộ. Dù thiếu chiều sâu và tính đa chiều, sách vẫn thành công trong việc giới thiệu các mục tiêu và thay đổi lớn của xã hội Trung Hoa. Đây là tài liệu hữu ích để hiểu thêm về Trung Quốc đương đại. Điểm đánh giá: 8.3/10.
Ghi chú thêm:
Thuộc bộ Nhân Văn Trung Quốc, cuốn sách này bổ sung một góc nhìn thực tiễn vào bức tranh Trung Quốc mà bạn yêu thích. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề cụ thể (như đô thị hóa hay an sinh xã hội), có thể cần tham khảo thêm tài liệu chuyên sâu hoặc báo cáo xã hội học ngoài bộ này.
Mời các bạn tải đọc sách Xã Hội Trung Quốc ebook của tác giả Đường Quân & Trương Dực & Vương Xuân Quang & Phùng Lăng.
Mọi người cũng tìm kiếm
Download Ebook
Xã Hội Trung Quốc
[sociallocker id=”72063″]
[/sociallocker]
Giới thiệu Ebook Xã Hội Trung Quốc Tweet! Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Xã Hội Trung Quốc ebook của tác giả Đường Quân & Trương Dực & Vương…