Viết Và Đọc Tiểu Thuyết ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI

Viết Và Đọc Tiểu Thuyết ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

[toc]


Giới thiệu

Viết Và Đọc Tiểu Thuyết

ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI


Ðây là một cuốn sách viết để bất cứ người nào cũng có thể hiểu được miễn là biết đọc chữ Quốc ngữ. Vì vậy tôi cố tránh dùng những từ khó hiểu, những câu ý nghĩa tối tăm.

Đây không phải là một cuốn sách bàn luận khô khan chỉ dành riêng cho một số người ít ỏi, có học thức cao, và quen thuộc với những danh từ triết lý.

Sở dĩ tôi viết cuốn Viết và đọc tiểu thuyết này là vì tôi tin tưởng một cách rất chắc chắn rằng:

1. Bất kỳ ai biết chữ Quốc ngữ, cho dẫu người đó viết văn sai mẹo hay không có học thức cao rộng, cũng có thể viết ra những tiểu thuyết có giá trị. Cái chính là cần có khiếu riêng, cái khiếu ấy có thể có ở bất cứ giới nào, người làm thợ hay người làm ruộng, nhưng xưa nay không nảy nở ra được chỉ vì cái thành kiến trưởng giả cho văn nghệ tiểu thuyết là một thứ cao siêu dành riêng cho một hạng người.

2. Phần đông người viết tiểu thuyết (nổi tiếng hay vô danh) có những quan niệm sai lầm làm cho họ đi vào những con đường chật hẹp hoặc lạc hướng nên văn nghệ của nước nhà vì thế mà sút kém.

Sau gần bốn mươi năm kinh nghiệm viết tiểu thuyết, trải qua bao nhiêu phen lầm lỗi và tìm tòi, tôi tự thấy cái trách nhiệm giúp đỡ một phần nào vào sự cố gắng của hàng nghìn hàng vạn các anh chị em có chí muốn tiến trên đường văn nghệ. Cuốn sách này không thể làm cho bất kỳ ai cũng thành văn sĩ một cách dễ dàng, nhưng – tôi mong thế – sẽ giúp đỡ:

1. Những người mới bước chân vào làng văn khỏi bỡ ngỡ, mất công tìm kiếm và mất rất nhiều thì giờ vì bước lầm đường.

2. Một số người đã có nhiều tác phẩm, suy xét lại về lối viết của mình và tìm ra con đường mới hợp với tài năng của mình hơn.

3. Những thiên năng ở những người ít học bị cái hàng rào thành kiến bấy lâu ngăn cản, được thoát ra ngoài để giúp cho nền văn hóa nước nhà thêm phong phú (chỉ có những người thợ, người dân quê mới dễ viết tiểu thuyết về đời sống của họ).

Đó là đối với những người viết tiểu thuyết, còn đối với độc giả tôi cũng tin rằng:

Trình độ độc giả cao thì nền văn hóa cũng cao. Độc giả sáng suốt, có quan niệm đúng về nghệ thuật sẽ giúp đỡ rất nhiều cho những tài năng chân chính, và sẽ có thêm nhiều thú thanh cao mà trước kia không được hưởng vì không biết đến.

Tuy chỉ là độc giả nhưng cũng cần đọc đoạn nói về cách viết tiểu thuyết để có sự nhận chân về nghệ thuật.

Cuốn sách này lại có thể giúp ích cho các học sinh khi học văn và khi viết văn.

*

Xin nhớ là cuốn sách này tôi chỉ viết về tiểu thuyết thôi chứ không nói đến các loại văn khác như loại thơ, nghị luận, phê bình, giáo khoa v.v… hoàn toàn khác hẳn tiểu thuyết (cũng như văn của ông Phạm Quỳnh, ông Trần Trọng Kim, ông Phan Văn Hùm khác hẳn văn tiểu thuyết). Nếu trong bài khảo luận này có dùng đến những chữ “văn”, “văn sĩ”, “văn nghệ”, “sách” v.v.. cũng chỉ là nói về văn hoặc sách tiểu thuyết thôi.

Cũng có nhiều khi tôi trích làm thí dụ một câu của nhà văn này mà không trích của nhà văn khác, đó không phải là vì thiên vị mà chỉ vì trong hiện tình không kiếm được sách để trích ra.

Cũng có khi tôi trích trong những truyện của tôi (có lẫn cả chê khen), đó cũng chỉ vì những cái dở, cái hay ấy nó dễ đến ngay trong ý nghĩ khi tôi muốn lấy một thí dụ thích hợp mà không kịp tìm thấy ở trong truyện của các nhà văn khác.

Tác giả

***

Những điều lầm lỗi

Trước hết tôi nói về ý định của một người muốn viết một cuốn sách có nghệ thuật cao siêu, bền mãi với thời gian, như những cuốn Hoà bình và chiến tranh, Anna Kha Lệ NinhTình nghĩa vợ chồng, Một bản đàn của Tolstoï, cuốn Những linh hồn chết của Gogolcuốn Mấy anh em Karamazov, cuốn Những người bị ám ảnh của Dostoïevsky, cuốn Đỉnh gió hú của nữ văn hào Anh Emily Brontë, những tiểu thuyết của nữ văn hào Anh G. Eliot v.v… và độ hơn trăm cuốn sách khác, mỗi cuốn một vẻ, nhưng đều là những sách hay của nhân loại, đời đời công nhận.

Đó là lý tưởng muốn noi theo của phần đông những người viết tiểu thuyết. Hoặc có người muốn viết tiểu thuyết loại trinh thám, phiêu lưu v.v… nhưng nghệ thuật của những cuốn đó cũng không khác nghệ thuật của những cuốn kể trên. Bây giờ tôi chỉ nói đến.

Tiểu thuyết hay

(không phân biệt loại gì)

Tôi tự đặt mình vào một địa vị những người muốn viết tiểu thuyết và lần đầu lấy giấy bút ra suy nghĩ.

Người ta định viết để làm gì và viết những gì?

– Có người viết để ghi lên giấy một chuyện riêng (thí dụ: câu chuyện tình, một sự nhớ nhung, một cảnh vui vẻ hoặc sầu thảm trong gia đình v.v…)

– Có người viết để ghi một câu chuyện nghe thấy hoặc một cảnh nhìn thấy đã làm họ cảm động.

– Có người viết để đả đảo một sự bất công, để tán dương một cái gì tốt đẹp, để nêu lên một lý thuyết và đặt ra một câu chuyện để thực hiện ý đó (loại tiểu thuyết này gọi là luận đề tiểu thuyết).

– Có người viết chỉ để cám dỗ người đọc, viết những tiểu thuyết có cốt truyện ngoắt ngoéo, những trường hợp éo le ly kỳ, nhiều chỗ bất ngờ, hồi hộp.

– Có người viết chỉ thấy mình cần phải viết.

Viết để làm gì, viết về thứ gì, cái đó không quan trọng. Cái quan trọng nhất là viết có hay không, tức là nghệ thuật có cao không (còn thế nào là hay, là nghệ thuật cao, sẽ bàn sau).

Điều rất giản dị này, giản dị gần như là một sự cố nhiên, điều mà tôi đã biết từ khi viết những cuốn sách đầu tiên năm mười sáu, mười bẩy tuổi (cuốn Thôn dã, Hai chị em không hề xuất bản lần nào), điều mà bất cứ văn sĩ hay độc giả nào cũng biết, thế mà sau hơn hai mươi năm viết văn, tôi mới nhận ra và chính tôi đã nhiều lần phạm lỗi không cho sự viết hay là cái chính. Sự lầm lỗi này đa số tiểu thuyết gia có, nhưng trước hết tôi đem tôi ra làm thí dụ:

1) Sự lầm lẫn thứ nhất của tôi là lúc mới viết sách tôi chỉ để ý đến các ý thích của riêng mình.

Tôi thích những truyện về đời riêng của tôi mà tôi thấy rất là lý thú, chỉ việc đem viết lên giấy và viết xong thấy nó hay ngay. Nhưng nếu đưa một người khác xem thì người ấy không thấy hay ở chỗ nào. Tôi đã bị cái tính yêu riêng những việc mình viết nó huyễn hoặc làm hoa mắt, không nghĩ đến sự tìm tòi cái hay. Tôi đã đứng vào vị trí chủ quan, nghĩ là mình đứng làm chủ mà nhận xét, chứ không đứng vào địa vị khách quan, nghĩa là mình biến thành một người khách đứng ngoài nhìn vào bằng con mắt sáng suốt hơn không bị cái yêu cái ghét riêng làm cho thiên vị.

2) Sự lầm lẫn thứ hai là cái thích những câu văn vẻ. Tôi bị ảnh hưởng tai hại của sự học ở nhà trường của văn chương Pháp và của văn chương Tàu hay ta hồi ấy (quãng 1922 – 1930); tôi thích những câu đọc lên nghe êm tai, nhịp nhàng đăng đối (nhưng trống rỗng) thành thử tôi chỉ cốt viết ra những câu như thế và cho ngay là truyện của tôi hay.

Tôi còn nhớ một lần viết truyện Hồng Nương (không xuất bản), tôi viết xong một câu rồi đứng lên, đi đi lại lại trong phòng, trong lòng sung sướng mê man, thỉnh thoảng lại ngừng lại đọc to câu đó lên:

“Hồng Nương! Hồng Nương! Sao đêm nay ta đọc đến tên nàng”và tôi quên cả đi ngủ.

Đến bây giờ thỉnh thoảng tôi cũng đọc lại nhưng chỉ để tự giễu mình sao một câu như thế lại có thể cho là hay đến mê man.

Ngay đến khi viết truyện đăng báo Phong hóa 1932 – 1933 (năm đó tôi đã hăm bảy, hăm tám tuổi) mà vẫn còn bị câu “văn vẻ” nó quyến rũ.

Thí dụ như câu cuối cùng trong truyện Nắng Mới Trong Rừng Xuân: “Đôi bạn tay cầm tay, nhìn nhau yên lặng, trên đầu gió rì rào trong cành thông như tiếng than vãn của buổi chiều”. Tuy câu ấy không phải hoàn toàn dở nhưng bây giờ đọc lại tôi vẫn ao ước rằng không có thì hơn, hoặc có nhưng đừng “văn vẻ”, “sáo” quá như thế, giản dị hơn như những câu trong các tiểu thuyết sau này của tôi, viết chỉ cốt tả đúng cảm giác, đúng những nhận xét của mình; điều cần không phải là câu văn hay mà ở chỗ cảm giác, nhận xét của mình có gì hay không, đặc biệt không.

Mời các bạn đón đọc Viết Và Đọc Tiểu Thuyết của tác giả Nhất Linh.

Download

Viết Và Đọc Tiểu Thuyết

ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

FULL: AZW3 EPUB MOBI PDF [toc] Giới thiệu Viết Và Đọc Tiểu Thuyết ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI Tweet! Ðây là một cuốn sách viết để bất cứ người nào cũng có thể…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close