Việc Làng – Ngô Tất Tố

Việc Làng – Ngô Tất Tố

[toc]


Giới thiệu ebook

Việc Làng – Ngô Tất Tố


Văn học Việt Nam thời xưa có nhiều tác phẩm có giá trị to lớn về mặt nhân văn và nghệ thuật, đã được công nhận và chứng thực qua thời gian. Bộ sách Việt Nam danh tác bao gồm loạt tác phẩm đi cùng năm tháng như: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Việc làng (Ngô Tất Tố), Gió đầu mùaHà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam), Miếng ngon Hà Nội (Vũ Bằng), Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân)... Hy vọng bộ sách sau khi tái bản sẽ giúp đông đảo tầng lớp độc giả thêm hiểu, tự hào và nâng niu kho tàng văn học nước nhà.

***

Cái làng Việt Nam cổ xưa đó, theo Ngô Tất Tố, đã biến thành một triều đình phong kiến thu nhỏ, mà ở đây, lợi dụng sự mê tín của dân chúng, bọn thực dân phong kiến đã giở mọi trò lừa bịp nhằm thực hiện chính sách ngu dân, bóc lột của chúng:

“Bày ra một cái triều đình giả dối, lấy ông thần gỗ tôn lên ngai báu, lấy tổng lí làm công khanh, lấy thịt xôi làm bổng lộc để họ đam mê áo mũ xênh xang, trống giong cờ mở”…

Những hủ tục, những luật lệ vô lí thực chất cũng là một thứ thuế trá hình mà bọn phong kiến địa phương đánh vào đầu những kẻ thấp cổ bé miệng ở nông thôn. Một người dân ngụ cư phải ba đời mới được nhập bạ và “một đám vào ngôi” như thế phải lo lót cho bọn chức dịch mất gần hai trăm bạc! Hàng năm cứ đến thượng tuần tháng giêng, làng vào đám là “trai đinh phải cắt lượt nhau làm cỗ bưng ra đình để từ bàn trùm trở lên uống rượu nghe hát”, mà trong cái làng ba nghìn suất đinh đó có đến bốn trăm ông trùm có ít đâu! (Mua cồ). Bọn lí dịch cũng thường lợi dụng lòng mê tín của nông dân để đục khoét. Hương chức làng Phong Phú quận Thủ Đức, gần Sài Gòn, bày ra lễ cưới vợ cho thần thánh để làm tiền dân chúng (Chủ nghĩa tự do luyến ái đã lên đến giới thần thánh). Có khi bọn chánh hội, lí trưởng đã cướp không cái gia tài mồ hôi nước mắt của người đàn bà goá không con muốn xin đặt hậu để được làng thắp cho một “nén hương sau khi chết”.

Việc làng đã thú hút người đọc bằng khả năng lí giải vấn đề một cách sâu sắc, bằng óc quan sát và nghệ thuật miêu tả tinh tế của một nhà văn sống lâu đời ở nông thôn. Việc ấy đã góp phần lên án chính sách ngu dân thâm độc của đế quốc Pháp ở thuộc địa, đã tố cáo những thủ đoạn bóc lột của bọn cường hào dịch ở nông thôn và là một đòn đánh rất mạnh trực tiếp vào chủ nghĩa phục cổ.

Qua những tác phẩm của Ngô Tất Tố, ta thấy nhà văn có một thái độ phủ định gần như là triệt để đối với nhiều mặt cơ bản của xã hội phong kiến. Ông lên án cái quan hệ “thằng công làm cho thằng ngay ăn”, đòi huỷ bỏ chế độ áp bức bóc lột vô nhân đạo của bọn thống trị (Tắt đèn)…

Đặc biệt ông tập trung tố cáo những hủ tục đồi bại như một gánh nặng đè nên đời sống người nông dân và đặt vấn đề phải gấp rút cải tạo bộ mặt của cái làng phong kiến Việt Nam (Việc làng). Kết luận khách quan tiến hộ toát ra từ tác phẩm của Ngô Tất Tố là: phải gâp rút giải phóng người nông dân ra khỏi chế độ thực dân phong kiến cũng như ý thức hệ phong kiến.

***
Hôm ấy, một hôm về cuối mùa đông, cách đây độ hơn mười năm, trời xế chiều, tôi mới đến nhà cụ Thượng Lão Việt. Cái nhà mới lạ làm sao! Nó là một túp lều tranh lụp xụp, đầy cảnh thê thảm, nhưng lại có vẻ vui vẻ. ở gian bên này khách khứa tấp nập. Người ta cười cười nói nói sốt sắng đợi hơi thở cuối cùng của ông cụ già. Cụ Thượng nằm to vo trên chiếc giường tre trong gian bên kia. Mặt cụ ngoảnh vào bức vách. Lưng cụ uốn gù con tôm. Bức chăn dạ đỏ phủ trên mình đã hóa màu gạch non vừa vặn đậy kín từ vai đến gối. Cái đầu trắng xóa và đôi bít tất thủng gót đeo ở cổ chân đều bị để lộ ra ngoài. Cánh dại che ở trước cửa chỉ còn lơ thơ vài nan. Gió Bắc tự do đưa mãi hơi lạnh từ ngoài sân vào vách. Mấy cục củ tre nhóm trên đống trấu cạnh giường đã hết ngọn lửa, khói đang nghi ngút tỏa khắp nhà. Cụ Thượng từ từ mở hai bàn tay gầy guộc khoác nhau ở đằng sau gáy, nặng nhọc trở mình ra ngoài, chào tôi bằng hai con mắt cảm động khi tôi rón rén ghé vào giường cụ, và sẽ lên tiếng hỏi cụ. 

Biết bao nhiêu sự hối hận rung động lòng tôi! Nó trách tôi đến thăm cụ muộn quá. Với cụ, tôi không phải là kẻ họ hàng thân thích, hay người cùng tỉnh cùng huyện. Sở dĩ biết nhau chỉ vì một chuyến tàu thủy chạy từ Hà Nội xuống Nam Định, chuyến tàu chở dân lều chõng lần cuối cùng. Bấy giờ tàu cạn ở trên cửa Luộc, phải dừng lại đó suốt hai ngày một đêm để chờ con nước. Trong lúc suốt ngày đêm lênh đênh ngồi trên mặt nước để nghe những tiếng “dì xế dì” và “xám xế xám” của bọn mạch nô đo nước, người ta dễ thân với nhau, nếu đã cùng nhau ăn cùng mâm và nằm cùng chiếu. Nhờ vậy tôi mới trở nên người bạn của cụ, dù tôi kém cụ hơn ba chục tuổi và không phải cùng làm một nghề với cụ. Cụ yêu tôi về tính hoạt động. Còn tôi thì tôi trọng cụ ở chỗ từng trải, chất phác, có can đảm, không câu nệ, luôn luôn nhìn đời bằng con mắt lạc quan, nhất là những lúc rung đùi mà cất chén rượu, cụ đã tỏ ra người có chí khí. Bấy giờ, cụ đương buôn than, thường lên Hà Nội mua hàng tải về Nam Định. Nhưng cụ cũng có biết chữ, chữ quốc ngữ đủ để đọc báo, chữ Hán thì có thể hiểu những cuốn Tam quốc chí hay là Chinh đông chinh tây. Sau mấy ngày tình cờ hội ngộ, chúng tôi biệt nhau khi tàu cập bến Nam Định. Từ đó, tuy không gặp nhau, nhưng mà hai bên vẫn có thư từ đi lại. Mỗi lần cụ đổi nghề này làm nghề khác, đều có viết giấy cho tôi. ân hận hơn hết là cái giấy mời tôi đến làng Lão Việt dự tiệc bảy mươi, cái tiệc người ta ăn vạ cụ về tội dám sống đến bảy chục tuổi để là “cụ thượng” làng ấy. 

Lúc ấy, tôi đã định đi, rồi lại ngần ngại không đi. Thế rồi, ba năm sau, một bữa tôi nhận được một bức thư của cụ và tôi giật mình đánh thót, khi coi đến mấy dòng này:

“Tôi nay sắp sửa từ giã cái làng Lão Việt

Mời các bạn đón đọc Việc Làng của tác giả Ngô Tất Tố.

Download ebook

Việc Làng – Ngô Tất Tố


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

[toc] Giới thiệu ebook Việc Làng – Ngô Tất Tố Tweet! Văn học Việt Nam thời xưa có nhiều tác phẩm có giá trị to lớn về mặt nhân văn…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close