Văn Minh Và Những Bất Mãn Từ Nó – Sigmund Freud
[toc]
Giới thiệu ebook
Văn Minh Và Những Bất Mãn Từ Nó – Sigmund Freud
Trong Future of an Illusion (1927) Freud phê phán các tổ chức tôn giáo độc thần Abraham là một lường gạt tập thể, một huyễn tưởng của nhân loại (a mass “delusion” – từ R. Dawkins dùng lại trong tác phẩm gần đây rất nổi tiếng của ông The God delusion). Đến năm 1930, tác phẩm này – Civilization and Its Discontents ra đời sau khi châu Âu vừa chấm dứt một cuộc chiến kinh hoàng, trong đó tất cả sức mạnh của khoa học kỹ thuật đã đem dùng để tàn sát con người – thế chiến thứ I.
Đây là một tác phẩm tuy ngắn nhưng rất quan trọng và chính yếu của tư tưởng Freud, cũng là tác phẩm nay đã thành cổ điển và phổ thông nhất của ông. Những mâu thuẫn cá nhân nội tại trong não thức, trước đây ông đã tiên phong dùng kỹ thuật phân tâm để hiển lộ những ego và id, ẩn dấu dưới đáy vô thức – tên ông gọi – nay ông phóng chiếu ra xã hội phương Tây, để thấy văn minh con người xây dựng cũng chính là một không gian tranh chấp, một đấu trường giữa cá nhân và tập thể. Văn minh có một giá con người phải trả, đó là phải chịu những bất mãn nó đem theo cùng với những bước “tiến bộ” của nó.
Chủ đề của Freud là văn minh đến nay do con người dựng nên ở phương Tây, không nhất thiết phục vụ con người. Theo ông chính văn minh tự nó là nguồn của những bất mãn, những không hạnh phúc của những con người tự gọi mình là văn minh. Con người bị câu thúc đến dồn nén thành điên rồ, ông cảnh cáo – thế nên văn minh cũng có thể trở nên điên rồ, vì cả hai đã phát triển song song. Nhìn con người như luôn luôn tìm thỏa mãn những bản năng tự nhiên dù bản chất là ích kỷ và tham lam ham hố, và văn minh như những động lực xã hội ngăn cấm, kiểm soát hay đè nén chúng, nên trong xã hội phương Tây, luôn thường trực một ám ảnh quen thuộc về phạm cấm, về tội lỗi.
Và ám ảnh này – có thể dùng để giải thích sự có mặt dai dẳng và phi lý của đạo Kitô.
Tôi chọn dịch bản văn này – trong chiều hướng đó.
Lê Dọn Bàn
Sigmund Freud là một trong những công trình nổi tiếng và được phổ biến rộng rãi nhất của vị bác sĩ thần kinh người Áo gốc Do Thái. Mang tính dẫn nhập về phân tâm học, một học thuyết gây nhiều tranh cãi ngay từ thời điểm ra đời (cuối thế kỷ XIX), cuốn sách tập hợp 28 bài giảng của Freud, bao gồm những tri thức và cách tiếp cận căn bản của phân tâm học xung quanh các vấn đề vô thức, những giấc mơ, và các trạng thái bệnh lý thần kinh của con người. Qua công trình này, Freud củng cố và xác lập một phương pháp độc đáo trong nghiên cứu và trị liệu bệnh loạn thần kinh mà ông sáng tạo nên: trị bệnh thông qua thăm dò cõi vô thức của con người.
Trong thời gian học y khoa, ông tỏ rất rõ quan tâm của mình đến sinh lý y khoa và sớm có những công trình nghiên cứu về sinh lý rất quan trọng, mặc dù ông còn rất trẻ. Năm 1876, ông được nhận làm sinh viên nghiên cứu ở viện sinh lý nổi tiếng của Ernst Brücke, ở đó ông tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về sinh lý thần kinh.
Năm 1881, ông mới học xong đại học, và được công nhận là bác sĩ y khoa. Nhưng bản thân Freud, ông chưa bao giờ cho mình là thầy thuốc thực hành, và trong giai đoạn này, Freud luôn tìm kiếm cho mình một hướng đi sâu hơn về sinh lý học y khoa, và ông vẫn tiếp tục công việc của mình tại viện sinh lý cho đến khi ông đính hôn.
Năm 1882, Freud gặp và yêu, rồi đính hôn với Martha Bernay, một cô gái nhỏ bé, thông minh, xuất thân từ một gia đình có truyền thống trí thức và văn hóa Do Thái. Điều kiện làm việc tại viện sinh lý không cho phép Freud có thể lo lắng cho cả một gia đình dù đó là một gia đình nhỏ. Nếu muốn cưới vợ, ông phải có thu nhập thêm, vì vậy ông quyết định bỏ việc tại viện sinh lý, và đến làm việc tại bệnh viện đa khoa Wien.
Freud, cũng như những nhà thần kinh học khác, đã tìm đến bệnh viện của Charcot. Chính tài năng, tri thức cùng uy tín của Charcot đã mang lại nhiệt tình cho Freud. Trong một lá thư ông gửi cho Martha – người vợ chưa cưới của mình, ông viết: “Không có người nào từng tác động nhiều đến anh như vậy”. Ông đã dịch các bài viết của Charcot sang tiếng Đức. Và chính Charcot đã làm Freud quan tâm đặc biệt đến bệnh học tâm lý. Ông cũng treo bức tranh khắc của André Brouillet “Bài học lâm sàng của bác sĩ Charcot” tại phòng khám của mình ở số 19 phố Berggasse, người con trai đầu lòng chào đời năm 1889 cũng được ông đặt tên là Jean Martin để tôn vinh người thầy của mình. Trong suốt cuộc đời làm việc về sau, Freud vẫn hay trích dẫn câu nói của Charcot: “Lý thuyết thì tốt, nhưng không ngăn được thực tiễn tồn tại”, để chỉ trích thái độ chỉ biết chấp nhận những kiến thức thu được mà không hề phê phán.
Freud đã được trao Giải Goethe năm 1930.
Tác phẩm:
- Phân Tâm Học Nhập Môn
- Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi
- Cái Tôi Và Cái Nó
- Văn Minh Và Những Bất Mãn Từ Nó
- Nguồn Gốc Của Văn Hóa Và Tôn Giáo – Vật Tổ Và Cấm Kỵ
- Tương Lai Của Một Ảo tưởng
- Bệnh Lý Học Tinh Thần Về Sinh Hoạt Đời Thường
- Sâu Xa Hơn Nguyên Tắc Không Đổi
- …
Download ebook
Văn Minh Và Những Bất Mãn Từ Nó – Sigmund Freud
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]
[toc] Giới thiệu ebook Văn Minh Và Những Bất Mãn Từ Nó – Sigmund Freud Tweet! Trong Future of an Illusion (1927) Freud phê phán các tổ chức tôn giáo…