Văn Khắc Champa Tại Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm – Đà Nẵng
[toc]
Giới thiệu ebook
Văn Khắc Champa Tại Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm – Đà Nẵng
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (BTC) đang bảo quản và trưng bày các bộ sưu tập hiện vật quý hiếm bao gồm những kiệt tác tiêu biểu cho từng giai đoạn phát triển của nghệ thuật Chămpa từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV.
Riêng bộ sưu tập văn khắc của BTC có một giá trị đặc biệt với các loại hình văn bia niên đại sớm, như văn khắc Mỹ Sơn thế kỷ VII, cho đến các loại hình niên đại muộn, như văn bia Drang Lai, thế kỷ XV. Nội dung văn bia đa dạng, hoặc là những bài tụng ca dâng cúng thần linh hoặc chỉ một con chữ để làm ký hiệu cho việc lắp ghép các bộ phận của một đài thờ đồ sộ như đài thờ Mỹ Sơn E1 hoặc đài thờ Đồng Dương hiện đang trưng bày tại bảo tàng. Trước nay chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện bộ sưu tập văn bia của BTC để phục vụ đông đảo công chúng ngoại trừ một vài bản dịch rải rác trong các tài liệu chuyên môn.
Lần này, được sự ủng hộ của các cơ quan thẩm quyền của thành phố Đà Nẵng cùng với nhiệt tâm của nhóm chuyên gia Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO), bộ sưu tập văn bia của BTC đã được khảo cứu một cách tường tận. Tập sách này – một công trình nghiên cứu đầy đủ nhất cho đến nay về văn bia tại BTC – là thành quả sau ba năm hợp tác của các chuyên gia EFEO, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Đại học Quốc gia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh) và BTC.
Chúng tôi rất vui mừng khi tập sách này đến tay độc giả và tin tưởng rằng nó sẽ góp phần mở một cánh cửa để hiểu sâu sắc hơn về nền văn minh Chămpa vốn còn ẩn chứa nhiều điều kỳ thú.
Ngày 4/5/2012 Võ Văn Thắng
Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Foreword
The Museum of Cham Sculpture at Đà Nẵng (MCS) treasures a big collection of Cham artefacts including masterpieces illustrating the phases of evolution of Champa art from the 7th to the 15th century.
Among these Cham artefacts, the collection of inscriptions deserves special attention. They include early dated examples, such as the 7th century stela inscription from Mỹ Sơn part of the permanent exhibition, as well as some examples from the latest period of intensive production of inscriptions in Champa, such as the stela from Drang Lai, dating from the 15th century. They range from extensive eulogies of the gods and kings to single characters used as signs for the composition of the elaborate pedestals of Mỹ Sơn E1 and Đồng Dương, which have central positions in the permanent exhibition. Some of them had been deciphered and translated for research purposes, but the collection of inscriptions has never been studied and made accessible for the public as a whole.
With the support of the Đà Nẵng City authorities and the engagement of a team from the École française d’Extrême- Orient (EFEO), it has been possible for us to investigate all the inscriptions in the MCS in a comprehensive way. This book, containing the first ever complete study of the inscriptions of Champa preserved at Đà Nẵng, is a fruit of three years of collaboration of the experts from EFEO and from the Center for Vietnamese and Southeast Asian Studies (Vietnam National University in Hồ Chí Minh City) with the MCS.
I am happy that this book is now in the hands of readers and strongly believe that it will open a door to better understanding the Champa civilization, which still holds so many mysteries.
Võ Văn Thắng
Director, Đà Nẵng Museum of Cham Sculpture
Một phần công việc nghiên cứu chuẩn bị cho ấn phẩm này, và tất cả các chi phí dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, cũng như việc xuất bản, đã được thực hiện nhờ phần còn lại của khoản tài trợ đáng kể mà chính quyền địa phương khu vực Nord-Pas de Calais thuộc Pháp dành cho chính quyền thành phố Đà Nẵng để hiện đại hóa Bảo tàng. Các phòng triển lãm tác phẩm điêu khắc có xuất xứ từ Mỹ Sơn và Đồng Dương được tân trang là thành quả đầu tiên và chủ yếu của nguồn tài trợ này.
Việc công bố danh mục các văn khắc ở Bảo tàng Đà Nẵng là một phần trong mục tiêu dài hạn của chúng tôi nhằm khảo sát tất cả các văn khắc Chămpa, bao gồm những văn khắc đã được nghiên cứu và diễn dịch trước đây và những hiện vật đến nay vẫn chưa được để mắt đến. Một số văn khắc trong Bảo tàng thuộc nhóm sau. Chúng tôi hy vọng rằng với nỗ lực của chúng tôi, những tư liệu lịch sử quan trọng này sẽ được biết đến nhiều hơn ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Đây là lý do tại sao chúng tôi đã chọn in song ngữ, tiếng Việt và tiếng Anh. Vì các lý do thực tiễn, chúng tôi đã thực hiện công việc này bằng tiếng Anh, và nhờ ông Nguyễn Thanh Xuân, một dịch giả chuyên nghiệp chuyển ngữ văn bản sang tiếng Việt. Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến ông Xuân vì sự tận tâm trong công việc. Chúng tôi hy vọng độc giả Việt Nam sẽ đánh giá cao nỗ lực của ông.
Trong công việc nghiên cứu và chuẩn bị ấn phẩm này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ một số đồng nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài. Ở trung tâm EFEO tại Hà Nội, Tiến sĩ Andrew Hardy đã nhiệt thành hỗ trợ cho dự án của chúng tôi ngay từ khi bắt đầu. Các nhân viên của ông, Nguyễn Hồng Minh và Vũ Thị Mai Anh, là những người không thể thiếu trong công việc quản lý dự án nghiên cứu cũng như trong quá trình xuất bản. Bertrand Porte, đại diện của EFEO tại xưởng phục hồi đá của Bảo tàng Quốc gia Campuchia tại Phnom Penh, người đã có nhiều năm làm việc với Bảo tàng Đà Nẵng, bao giờ cũng làm tròn trách nhiệm khi chúng tôi cần thông tin từ phía ông. Các cộng sự của ông, Ham Seihasarann và Khom Sreymom, cũng đã thực hiện một số bản rập đẹp được dùng trong danh mục này; Beatrice Wisniewski, sinh viên ngành khảo cổ học ở Paris, đã số hóa các bản rập mới. Federico Barocco, nhà khảo cổ học tại Hội An, đã vẽ bản đồ thể hiện nguồn gốc của tất cả văn khắc có ở đây (bản LXVII). Chúng tôi rất biết ơn các đồng nghiệp.
Một số học giả bên ngoài Việt Nam đã đọc các bản thảo của chúng tôi và đưa ra những gợi ý vô cùng cơ bản giúp chúng tôi hoàn thiện công việc. Chúng tôi cảm ơn Emmanuel Francis, Dominic Goodall, Alexis Sanderson và Yokochi Yuko, những chuyên gia tiếng Phạn (Sanskrit) uyên bác; chúng tôi cũng cảm ơn J.C. Eade, chuyên gia về lịch sử tính toán thời gian ở khu vực Đông Nam Á, người đã cùng chúng tôi ‘đánh vật’ với những niên đại ghi trong các văn khắc C. 87 và C. 211.
Chúng tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới Trần Kỳ Phương, nguyên thành viên Bảo tàng và cũng là chuyên gia không ai sánh được về các di tích Chăm, người luôn sẵn lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi. Và sau cùng là lời cảm ơn đặc biệt dành cho ông Võ Văn Thắng, giám đốc hiện tại của Bảo tàng, người đã mở rộng vòng tay chào đón ngay từ chuyến viếng thăm đầu tiên của chúng tôi và đã bền bỉ hỗ trợ chúng tôi kể từ đó về sau.
Việc nghiên cứu những văn khắc khắc bằng tiếng Phạn và Chăm đã có những tiến bộ vượt bậc trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 20, chủ yếu nhờ vào nỗ lực của George Cœdès, Édouard Huber và đặc biệt là Louis Finot, ba thành viên của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO). Một học giả khác, Antoine Cabaton, giáo sư đại học ở Paris, dù chỉ xuất bản một số ít công trình nghiên cứu văn khắc Chăm, nhưng đã có đóng góp quan trọng qua việc biên soạn từ điển tiếng Chăm hiện đại cùng với Étienne Aymonier. Công trình này được xuất bản năm 1906. Bản dùng riêng của tác giả, được lưu giữ tại Hiệp hội Á Châu (Société Asiatique) ở Paris, nói đến trong sách này dưới ký hiệu “A&C-SA”,(2) bao gồm những ghi chép bằng tay cực kì có giá trị, cho thấy rằng một trong hai tác giả (chúng tôi không biết chính xác là ai trong hai người) đã tạo ra bước tiến vượt bậc trong việc nghiên cứu văn khắc bằng tiếng Chăm – nhưng những ghi chép lại chưa được công bố bao giờ.
Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, học giả nổi tiếng George Cœdès đã biên soạn một bản kiểm kê – ông cũng gọi nó là “danh mục chung” – các văn khắc bằng tiếng Chămpa, mỗi văn khắc được đặt ký hiệu bằng một số bắt đầu với chữ “C.” (C = Chămpa). Ở dưới mỗi ký hiệu là những thông tin hữu ích, ví dụ như: nơi tìm thấy, nơi lưu giữ hiện nay (nếu đã được chuyển đến nơi khác sau khi tìm thấy); ngôn ngữ bản khắc; niên đại; khả năng mô phỏng lại trong các thư viện công cộng; nguồn sách tham khảo. Đây giống như một cuốn danh bạ điện thoại cho những ai muốn nghiên cứu văn khắc bằng tiếng Chămpa. Phiên bản đầu tiên của danh mục này được xuất bản vào năm 1908, gồm có 118 mục; phiên bản thứ 2, có sửa chữa và cập nhật, ra đời năm 1923, vào thời điểm đó bao gồm 170 mục; các bảng phụ lục được xuất bản vào năm 1973 và năm 1942 đầu tiên đưa số mục lên 196, và sau cùng là 200. Sau đó, danh sách này không được dùng tới nữa; nhiều thập niên trôi qua không có ghi chép quan trọng nào về văn khắc được khám phá mới. Các viện bảo tàng ở Việt Nam, vì thế, không thể phân biệt được giữa các bản khắc đã được biết đến và những bản mới trong danh mục những bản khắc mà họ trông giữ.
Không chỉ có việc bảo quản bản danh mục bị rơi vào quên lãng. Sau khi các học giả EFEO công bố một số rất ít các công trình về văn khắc Chămpa vào những năm 1920 và 1930, việc nghiên cứu văn khắc ở EFEO và các nơi khác đã phải dừng lại hoàn toàn bởi chiến tranh thế giới lần thứ hai và theo sau là cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất nước nhà của người Việt.
Vào thời điểm đó, chỉ có khoảng một nửa trong số các bản khắc đã biết được công bố, và nói chung, việc nghiên cứu văn khắc bằng tiếng Phạn được quan tâm nhiều hơn – ít nhất nó cũng đạt được nhiều tiến bộ hơn so với nghiên cứu văn khắc tiếng Chăm. Hầu hết các văn khắc bằng tiếng Chăm được công bố đều không có bản dịch. Ngay cả những bản dịch hiện tại cũng hiếm khi sát với bản gốc. Chúng thường là những sản phẩm chắp vá, là tập hợp của một số đoạn dịch đúng, một số đoạn chỉ là phán đoán, và thậm chí còn bỏ qua nhiều yếu tố trong văn bản gốc. Bất chấp tình trạng khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiến thức về văn khắc Chămpa, vẫn có một số đầu sách lịch sử nghệ thuật và lịch sử chính trị xuất bản vào thế kỷ 20 có nội dung phần lớn dựa trên các tư liệu văn khắc này. Cho đến nay chúng vẫn được các học giả đương thời trích dẫn. Thường thì tác giả của những quyển sách như thế không biết được rằng nguồn tham khảo của họ về văn khắc dựa trên một kho dữ liệu không hoàn chỉnh. Thậm chí, dù cho họ có nhận thức được về sự thiếu hụt này ở một mức độ nào đó thì nhận thức ấy cũng bị mất đi hoàn toàn ở thế hệ các nhà nghiên cứu sau này.
Trong bối cảnh này, ưu tiên hàng đầu của các học giả hiện đang nghiên cứu lịch sử Chămpa cổ đại là nhặt lại ‘cuộn chỉ’ mà các học giả Pháp những năm 1930 đã ‘đánh rơi’. Chúng ta cần đưa ra các văn bản và bản dịch đã có nhưng chưa được công bố; đưa ra những văn bản và bản dịch các văn khắc được phát hiện gần đây; công bố bản dịch các văn bản đã được công bố trước đây mà chưa dịch; và, cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cần xem lại những bài viết đã được công bố của các học giả trước đây, sửa chữa các lỗi đọc sai, từ đó cải thiện cách diễn giải các văn bản đã được công bố từ rất lâu trước đây. Một điều tiên quyết nữa là phải tiếp tục ghi chép lại một cách có hệ thống những địa điểm nơi các văn khắc được lưu giữ và đưa hạng mục hiện vật được phát hiện sau năm 1942 vào bảng kiểm kê. Chúng tôi lấy làm vui sướng thông báo rằng, ưu tiên cuối này giờ đây đã bắt đầu được công bố qua ấn bản mới đây “Phần bổ sung lần thứ ba cho bảng kiểm kê tổng quát các văn khắc” trong nghiên cứu ECIC III của chúng tôi.
Mời các bạn đón đọc Văn Khắc Champa Tại Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm – Đà Nẵng của tác giả Arlo Griffiths & Amandine Lepoutre & William A. Southworth & Thành Phần.
Download ebook
Văn Khắc Champa Tại Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm – Đà Nẵng
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]
[toc] Giới thiệu ebook Văn Khắc Champa Tại Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm – Đà Nẵng Tweet! Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (BTC) đang bảo quản và trưng…