Vận Hành Toàn Cầu Hóa – Joseph Eugene Stiglitz
[toc]
Giới thiệu ebook
Vận Hành Toàn Cầu Hóa – Joseph Eugene Stiglitz
Joseph E. Stiglitz là một nhà kinh tế học lỗi lạc của thế giới – người đã từng nhận giải Nobel kinh tế năm 2001. Ông cũng từng là Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới và Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của tổng thống Bill Clinton. Hiện ông là giáo sư kinh tế học của Đại học Columbia.
Tác giả là nhà khoa học người Mỹ nhưng lại chọn cho mình một góc nhìn về toàn cầu hoá từ các nước đang phát triển. Do đó, tác phẩm đã phần nào giúp chúng ta nhìn nhận về thế giới và toàn cầu hoá một cách khoa học và khách quan. Tính khoa học và tính khách quan cũng là điểm nổi bật của tác phẩm này so với các tác phẩm khác về đề tài toàn cầu hoá và những thể chế kinh tế toàn cầu…
Toàn cầu hoá là lĩnh vực mà một số cuộc xung đột xã hội quan trọng đã nổ ra, trong đó có những xung đột về giá trị cơ bản. Trong số những xung đột qua trọng nhất, có xung đột về vai trò của chính phủ và thị trường.
Các nhà bảo thủ thường viện dẫn đến “bàn tay vô hình” của Adam Smith; một ý niệm cho rằng thị trường và sự theo đuổi quyền lợi riêng tư sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, như có sự dẫn dắt của một bàn tay vô hình. Thậm chí nếu họ thừa nhận là bản thân thị trường không mang lại một sự phân phối lợi tức có thể chấp nhận được về mặt xã hội, thì họ sẽ lập luận là cần phải tách biệt vấn đề hiệu quả kinh tế với sự công bằng.
Trên quan điểm bảo thủ đó, kinh tế học chỉ nhắm vào hiệu quả, còn những vấn đề về tính công bằng (vốn cũng như sắc đẹp, thường tuỳ vào nhãn quan của người quan sát) thì xin hãy dành cho chính trị. Ngày nay, sự bảo vệ về mặt học thuật dành cho trào lưu chính thống trị trường đã không còn nữa. Cuộc nghiên cứu của tác giả về thông tin kinh tế cho thấy một khi mà thông tin không đạt đến mức hoàn hảo, đặc biệt khi xảy ra những bất đối xứng về mặt thông tin – trong đó một vài người hiểu hay biết được những vấn đề mà người khác không hiểu / không biết (nói cách khác là luôn luôn không hiểu) – thì lý lẽ cho rằng bàn tay vô hình có vẻ như vô hình là lý lẽ không còn tồn tại nữa. Không có những quy định và sự can thiệp thích đáng của chính phủ, các thị trường không mang lại hiệu quả kinh tế được.
Trong lúc những người phê bình toàn cầu hoá tỏ ra đúng đắn khi cho rằng nó đã được sử dụng để đề ra một loạt những giá trị đặc biệt, tác giả hy vọng có thể chứng minh rằng không cần thiết phải như thế. Toàn cầu hoá không nhất thiết có hại cho môi trường, làm gia tăng sự bất bình đẳng, làm suy yếu tính đa dạng văn hoá và nâng cao quyền lợi của các doanh nghiệp qua việc mưu cầu hạnh phúc cho những công dân bình thường. Trong vận hành toàn cầu hóa, tác giả sẽ chứng minh làm thế nào toàn cầu hoá khi được vận dụng một cách phù hợp, như đã từng được vận dụng trong sự phát triển thành công ở nhiều nước Đông Á, có hể làm được nhiều điều để mang lợi ích lại cho cả những nước đang phát triển và đã phát triển trên thế giới.
Tôi viết quyển Toàn cầu hóa và những mặt trái ngay sau khi rời khỏi Ngân hàng Thế giới, nơi tôi đã phục vụ với tư cách Phó Chủ tịch thứ nhất và là chuyên viên kinh tế cao cấp từ năm 1997 đến năm 2000. Tác phẩm này lần lượt ghi lại phần lớn những gì tôi đã chứng kiến trong khoảng thời gian tôi làm ở Ngân hàng Thế giới và Nhà Trắng, nơi tôi đã công tác từ năm 1993 đến năm 1997 trong cương vị thành viên, rồi sau đó là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế dưới thời Tổng thống William Jefferson Clinton. Đó là những năm đầy xáo trộn; cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Á vào những năm 1997-1998 đã đẩy một số quốc gia đang phát triển từng gặt hái nhiều thành công vào tình trạng suy thoái và ngưng trệ chưa từng thấy. Tại Liên bang Xô viết cũ, giai đoạn chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường đã mang lại sự thịnh vượng mới, thay vì để cho lợi tức và mức sống tụt mất 70%. Trong những tình huống tốt đẹp nhất, thế giới với những dấu ấn của sự cạnh tranh gay gắt, sự bấp bênh và bất ổn, không phải là một nơi chốn dễ dàng gì, và các quốc gia đang phát triển không phải lúc nào cũng làm hết sức mình để nâng cao hạnh phúc của chính họ. Song tôi tin rằng những nước công nghiệp tiên tiến, thông qua các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) , Tổ chức thương mại thế giới (WTO) , và Ngân hàng Thế giới (WB) , không những không làm tất cả những gì có thể làm được để giúp các quốc gia đang phát triển, mà đôi khi họ còn làm cho đời sống của chính họ trở nên khó khăn vận hành Toàn cầu hóa hơn. Các chương trình của IMF rõ ràng là đã làm cho cuộc khủng hoảng ở Đông Á trở nên tồi tệ hơn và “liệu pháp sốc” mà họ đưa ra ở Liên Xô cũ và các nước trong liên bang đã giữ một vai trò quan trọng trong sự thất bại của thời kỳ quá độ.
Tôi đã đề cập đến nhiều chủ đề loại này trong tác phẩm Toàn cầu hóa và những mặt trái. Tôi cảm thấy là mình chỉ có một kỳ vọng duy nhất để mang đến cho cuộc tranh luận, sau khi đã chứng kiến những chính sách hình thành từ bên trong Nhà Trắng, từ Ngân hàng Thế giới, nơi tôi đã làm việc cùng với các nước đang phát triển, giúp họ khai triển các chiến lược nhằm gia tăng sự phát triển và giảm thiểu nghèo đói.
Một điều cũng quan trọng không kém, là với tư cách một lý thuyết gia kinh tế, tôi đã dành gần 40 năm nghiên cứu để tìm hiểu thế mạnh và những hạn chế của nền kinh tế thị trường.
Công cuộc nghiên cứu của tôi không những nói lên mối hoài nghi về giá trị của những lời tuyên bố chung chung về tính hữu hiệu của nền kinh tế thị trường, mà còn về một số niềm tin chủ yếu làm nền tảng cho toàn cầu hóa, chẳng hạn như ý niệm cho rằng mậu dịch tự do nhất thiết sẽ làm tăng tiến sự thịnh vượng.
Trong cuốn sách trước đây, tôi đã mô tả một số thất bại của hệ thống tài chính quốc tế cùng những định chế của nó và chỉ ra lý do tại sao toàn cầu hóa không mang lại lợi ích cho nhiều người như nó có thể làm được và phải làm cho được. Và tôi đã phác họa một số nhu cầu cần được thỏa mãn để toàn cầu hóa có thể vận hành, nhất là đối với các nước nghèo và các nước đang phát triển. Quyển sách bao gồm một số đề nghị nhằm cải tổ hệ thống tài chính thế giới và các định chế tài chính quốc tế đang chi phối hệ thống này, nhưng số trang sách có hạn không cho phép tôi đi sâu vào những đề xuất này.
Ngay trong khoảng thời gian làm việc tại Nhà Trắng và Ngân hàng Thế giới, tôi chỉ giữ một cương vị duy nhất là tìm hiểu những vấn đề về toàn cầu hóa, nhờ đó tôi đã có những hiểu biết cơ bản về hệ quả này. Trong những năm ở Washington, tôi đã đi khắp thế giới, gặp nhiều nhà lãnh đạo và các viên chức chính phủ và điều nghiên những thành công cũng như thất bại của toàn cầu hóa. Sau khi rời Washington để trở về với môi trường học thuật, tôi vẫn tiếp tục tham gia các cuộc tranh luận về toàn cầu hóa. Năm 2001, tôi được trao tặng giải thưởng Nobel vì những công trình có tính lý thuyết trước đây về kinh tế học trong lĩnh vực thông tin. Từ đó, tôi đến thăm hàng chục quốc gia đang phát triển, tiếp tục bàn bạc với các học giả, các nhà doanh nghiệp, với các vị Thủ tướng, Tổng thống, các dân biểu, nghị sĩ khắp mọi châu lục, tham gia các diễn đàn tranh luận về sự phát triển và toàn cầu hóa có liên quan đến từng mảng của xã hội toàn cầu của chúng ta.
Khi tôi có ý định rời Nhà Trắng để đến làm việc tại Ngân hàng Thế giới, Tổng thống Clinton có yêu cầu tôi tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế và tư cách một thành viên trong nội các của ông. Tôi từ chối, vì nghĩ rằng việc vạch ra các đường lối và kế hoạch nhằm thực hiện một điều gì đó trước sự bần cùng đang hoành hành thế giới kém phát triển là một thách thức quan trọng. Thật hết sức bất công khi trong một thế giới của sự giàu có và sung túc lại có nhiều người phải sống trong sự bần cùng như thế. Vấn đề hiển nhiên là nan giải, song tôi tin rằng có thể làm được một điều gì đó. Tôi nhận lời mời của Ngân hàng Thế giới, không chỉ vì họ cho tôi cơ hội mới mẻ để nghiên cứu vấn đề, mà còn vì họ cung cấp cho tôi một diễn đàn để bảo vệ quyền lợi của các quốc gia đang phát triển.
Trong những năm tháng làm việc ở Ngân hàng Thế giới, tôi đã hiểu ra tại sao có sự bất đồng như thế trong cách thức tiến vận hành Toàn cầu hóa hành toàn cầu hóa. Cho dù sự phát triển là điều khả dĩ, song rõ ràng là không thể tránh được sự bất đồng. Tôi từng chứng kiến những quốc gia mà sự bần cùng cứ gia tăng thay vì hạ giảm, và tôi nhận ra ý nghĩa của điều này – không phải qua những con số thống kê, mà trong chính cuộc sống của con người. Tất nhiên là không có những giải pháp thần kỳ. Nhưng có hàng loạt những đổi thay có thể thực hiện được – trong đường lối chính sách, trong các định chế kinh tế, trong luật chơi và trong cách suy nghĩ – hứa hẹn giúp cho toàn cầu hóa vận hành tốt hơn, đặc biệt là cho các nước đang phát triển. Một số đổi thay nhất định sẽ diễn ra – việc Trung Quốc gia nhập sân chơi toàn cầu với tư cách một nền kinh tế sản xuất nổi bật và sự thành công của Ấn Độ trong việc nhập hàng để giảm thiểu chi phí sản xuất chẳng hạn , buộc phải có những thay đổi về chính sách và cách suy nghĩ. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu trong thập niên qua – tính từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 1997-1998 đến các cuộc khủng hoảng tại châu Mỹ Latin vào những năm đầu thế kỷ 21 và sự sụt giá của đồng đô-la Mỹ bắt đầu vào năm 2003 – buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về hệ thống tài chính toàn cầu. Sớm hay muộn gì thế giới cũng sẽ phải thực hiện một số thay đổi mà tôi sẽ đề xuất trong những chương kế tiếp; vấn đề là không phải những đổi thay nào sẽ diễn ra, mà là khi nào chúng diễn ra – và, quan trọng hơn nữa, là chúng sẽ diễn ra trước hay sau những tai họa mang tính toàn cầu. Những thay đổi bừa bộn được tiến hành cấp bách tiếp theo một cuộc khủng hoảng không phải là cách tốt nhất để cải tổ hệ thống kinh tế toàn cầu.
Sự kết thúc cuộc Chiến Tranh Lạnh đã mở ra những cơ hội mới và dỡ bỏ những giới hạn cũ kỹ. Ngày nay, tầm quan trọng của một nền kinh tế thị trường đã được nhìn nhận và các chính phủ cần quay lưng lại với các cuộc chiến ý thức hệ và hướng đến việc giải quyết những vấn đề của chủ nghĩa tư bản. Lẽ ra thế giới phải để cho nước Mỹ nắm lấy thời cơ để góp phần xây dựng một hệ thống kinh tế và chính trị quốc tế dựa trên các giá trị và nguyên tắc, chẳng hạn như việc thiết lập một thỏa ước thương mại nhằm nâng cao sự phát triển ở những quốc gia nghèo. Thay vào đó, do không bị kiềm chế bởi những cuộc cạnh tranh nhằm “chiếm lấy trái tim và khối óc” của những nước thuộc thế giới thứ ba, các nước công nghiệp tiên tiến đang thiết lập một chế độ mậu dịch toàn cầu nhắm vào những lợi ích tài chính tập thể của họ và làm thiệt hại những nước nghèo trên thế giới.
Phát triển là một vấn đề phức tạp. Thật vậy, một trong những chỉ trích chủ yếu nhắm vào IMF và các định chế kinh tế quốc tế khác là những giải pháp theo kiểu một-kích-cỡ mà-vừa-vặn-với-mọi-người của họ đã không – và cũng không thể – khắc phục được những điều phức tạp đó. Tuy nhiên, trong vô số những câu chuyện kể về kinh tế toàn cầu, chúng ta rút ra được một vài nguyên tắc phổ quát. Nhiều nước đang phát triển thành công đã có một số đường lối chung, mỗi đường lối thích hợp với hoàn cảnh riêng rẽ của mỗi nước. Một trong những mục tiêu của quyển sách này nhằm giải thích các điểm tương đồng đó.
Tôi thấy cần phải nói đôi lời về mối quan hệ giữa công việc nghiên cứu trước đây của tôi, nhất là những việc làm đã góp phần mang đến cho tôi giải thưởng Nobel, với cương vị của tôi vận hành Toàn cầu hóa trong những năm làm việc ở Washington, và những tác phẩm tôi viết sau này, đặc biệt là các quyển Toàn cầu hóa và những mặt trái và Những năm 90 đầy biến động1.
Công việc nghiên cứu ban đầu của tôi về những hậu quả của tình trạng thông tin có giới hạn và cạnh tranh không hoàn hảo đã khiến tôi phải cảnh giác với những hạn chế của thị trường. Những năm sau, tôi và nhiều người khác đã mở rộng việc nghiên cứu sang lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Công cuộc nghiên cứu của tôi về những vấn đề kinh tế thuộc khu vực công cho thấy rõ nhu cầu về sự cân bằng giữa chính quyền và thị trường – những quan điểm gần gũi với quan điểm của chính quyền Clinton mà tôi đã trình bày trong tập Báo cáo kinh tế của Tổng thống xuất bản hàng năm trong thời gian tôi làm việc tại Hội đồng cố vấn kinh tế. Khi đến với Ngân hàng Thế giới, tôi cảm thấy khó chịu trước những gì mình nhìn thấy: Ngân hàng – và kể cả IMF – đề ra những chính sách kinh tế mang tính bảo thủ (chẳng hạn việc tư nhân hóa chế độ an sinh xã hội) hoàn toàn trái với những gì mà tôi đã phấn đấu vất vả để đạt được trong thời gian còn làm việc ở Nhà Trắng.
Tệ hơn nữa, họ đang sử dụng những mô thức mà tôi đã nỗ lực giũ bỏ. (Tất nhiên, tôi còn cảm thấy khó chịu hơn khi được 1 Điều đặc biệt quan trọng là nêu lên đây nỗ lực của Quỹ tiền tệ quốc tế nhằm làm mất uy tín của tôi hơn là tham gia vào một cuộc tranh luận mang tính trí tuệ, về cả thời gian tôi phục vụ với tư cách chuyên viên kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới và sau đó. IMF cố tạo ra ấn tượng là những điều tôi viết trong Toàn cầu hóa và những mặt trái là sự khởi đi từ những gì tôi đã tuyên bố trong những năm làm việc tại Ngân hàng. Không có gì đi xa sự thật hơn thế. (Tôi cần phải biết ơn IMF về phản ứng quyết liệt của họ đối với quyển sách của tôi, vì nhờ thế, sách của tôi bán chạy ở trên thế giới – thậm chí một nhà xuất bản trong nước còn đăng phần trích dẫn bài công kích của IMF trên bìa sách, biết rằng chính Bộ Ngân khố của ông Clinton cũng đang tiến hành những chính sách này).
Công cuộc nghiên cứu của tôi đã chỉ ra những nhược điểm cơ bản và sâu sắc trong các vấn đề kinh tế của IMF, trong “trào lưu chính thống thị trường” , khi tin rằng chính thị trường mang lại hiệu quả kinh tế. Sự nhất quán có tính trí tuệ – nhất quán với công trình học thuật ban đầu của tôi – buộc tôi nói lên nỗi băn khoăn là những chính sách mà họ đang phát động, như ở Đông Á chẳng hạn, chỉ có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Nếu tôi không làm đến nơi đến chốn thì điều đó có nghĩa là tôi đã xao lãng trách nhiệm của mình.
Những gì mà tôi đã phấn đấu thực hiện trong thời gian còn làm việc dưới chính quyền Clinton chẳng những có liên quan đến người Mỹ mà còn với cả phần còn lại của thế giới nữa. Khi chuyển từ Nhà Trắng đến làm việc tại Ngân hàng Thế giới, tôi tiếp tục cổ súy cho sự cân bằng đúng mực giữa các lĩnh vực tư và công, và đề ra những đường lối nhằm quảng bá cho sự bình đẳng và tình trạng việc làm đầy đủ. Những vấn đề mà tôi đã nêu lên trong thời gian làm việc tại Ngân hàng Thế giới – từng được nhiều nhà kinh tế tại đây đón nhận một cách nồng nhiệt – chính là những vấn đề tôi đã đề cập đến trong tác phẩm Toàn cầu hóa và những mặt trái.
Những cảm xúc mạnh mẽ phát xuất từ các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng thời kỳ quá độ đầy gian khó sang nền kinh tế thị trường ở một số nước nay cũng đã phai nhạt. Ngày nay, chúng ta có thể nhìn những sự kiện này một cách bình thản hơn, và như tôi đã trình bày ở chương 1, trong những vấn đề mấu chốt, nổi lên một sự đồng thuận phù hợp với những ý tưởng đã được nói đến trong tác phẩm Toàn cầu hóa và những mặt trái. Quyển sách đã giúp làm thay đổi cuộc tranh luận về việc nên định hình lại toàn cầu hóa như thế nào.
Mời các bạn đón đọc Vận Hành Toàn Cầu Hóa của tác giả Joseph Eugene Stiglitz.
Download ebook
Vận Hành Toàn Cầu Hóa – Joseph Eugene Stiglitz
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]
[toc] Giới thiệu ebook Vận Hành Toàn Cầu Hóa – Joseph Eugene Stiglitz Tweet! Joseph E. Stiglitz là một nhà kinh tế học lỗi lạc của thế giới – người…