Tự Truyện Super Frankie – Tất Tần Tật Về Người Không Phổi

Tự Truyện Super Frankie – Tất Tần Tật Về Người Không Phổi

Giới thiệu

Tự Truyện Super Frankie – Tất Tần Tật Về Người Không Phổi


Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Tự Truyện Super Frankie – Tất Tần Tật Về Người Không Phổi của tác giả Frank Lampard & Ian Mcgarry.
 

CHƯA PHẢI LÀ TẬN THẾ

Một hành trình dài. Nhiều cầu thủ từng trải đã nói rằng, chỉ riêng quãng đường đi đến chấm 11m trong loạt sút luân lưu đã đủ khiến bạn phải căng thẳng tột độ rồi. Tôi hiểu cảm giác tra tấn ấy. Khoảnh khắc bạn rời vòng tay đồng đội và bước những bước đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy mình rất cô độc, không biết con đường này sẽ dẫn mình đi tới đâu.

Với một cầu thủ, có những quãng đường 60m khiến họ không thể nào quên trong suốt cuộc đời, chẳng hạn, quãng đường đi qua hàng ghế nhà thờ tới bục kết hôn, hay quãng đường tới nơi mà bạn sẽ phải chia tay một người thân vừa qua đời. Nhưng ít ra trong các trường hợp đó, bạn còn mường tượng trước được kết quả.

Đường tới chấm phạt đền sẽ khiến các dây thần kinh của bạn căng thẳng tột độ, và ai mà biết được kết quả cuối cùng sẽ ra sao. Hãy tưởng tượng bạn đang ở trận tứ kết World Cup, mọi hy vọng của gia đình, bạn bè, đồng đội, thậm chí cả quốc gia, đều đổ dồn lên vai bạn, trong khi bạn đang nhích từng bước đến với định mệnh của chính mình.

Tôi có thể nghe tiếng hò reo của các cổ động viên Anh để cổ vũ tinh thần cho mình, song nghe âm thanh đó, tôi cảm nhận được là họ cũng đang căng thẳng không kém. Tôi dán mắt vào cái khung gỗ hình chữ nhật màu trắng trước mặt. Mục tiêu cũng chẳng phải là quá khó khăn. 24 giờ trước tôi đã tập luyện rất nhiều cho khoảnh khắc này trên sân vận động Gelsenkirchen Arena. Sút, vào! Sút, vào! Sút, vào! Sút, vào! Tôi đá thành công cả bốn quả trong buổi tập hôm đó. Tôi biết mình phải làm gì.

Lúc về khách sạn, tôi còn xem DVD tư liệu về thủ môn Ricardo của Bồ Đào Nha, mong tìm hiểu được cách mà anh ta bắt phạt đền. Tuy nhiên, những pha đổ người của anh ta dường như không theo một trật tự nào để tôi có thể bắt bài được, nên chỉ còn một cách duy nhất là chọn một góc khung thành rồi sút thẳng vào đó. Tôi đã làm như thế cho Chelsea và tuyển Anh rất nhiều lần rồi. Dù ở Stamford Bridge, Old Trafford, hay Nou Camp. Sút quả nào, tôi ghi bàn quả đấy.

Tôi cũng đã từng gặp tình huống giống như thế này vào hai năm trước, ở sân vận động Estadio da Luz (Lisbon), tứ kết Euro 2004. Cũng Bồ Đào Nha. Cũng Ricardo. Cũng quãng đường đến khung thành ấy. Cũng áp lực tương tự. Tôi sút, tôi ghi bàn. Tôi biết mình phải làm gì.

Trái với quan điểm của nhiều người, chẳng có gì là chắc chắn trong một quả penalty bất kỳ. Không bao giờ có chuyện lợi thế nghiêng về thủ môn hay người sút phạt trong bất cứ trường hợp nào. Tôi biết điều này nhờ vào lịch sử và thống kê. Tôi cũng đúc rút từ kinh nghiệm bản thân, vui có, buồn tủi cũng có. Tôi từng đá hỏng một quả phạt đền ở Old Trafford trong một trận giao hữu với Hungary ba tuần trước. Đó là lần đầu tiên tôi đá hỏng luân lưu ở tuyển Anh, cảm giác chẳng vui vẻ gì. Nhưng dù sao cũng chỉ là một trận giao hữu, nên không khiến tôi suy nghĩ nhiều cho lắm.

Từ đó tôi bắt đầu tập luyện thường xuyên hơn. Bao thế hệ đi trước của tuyển Anh đã từng phải nhận rất nhiều chỉ trích vì xem nhẹ kỹ thuật đá phạt đền. Rút kinh nghiệm, chúng tôi không dám lơ là một chút nào. Tất cả cầu thủ trong đội đều phải tập sút phạt đền trong các buổi tập. Riêng tôi, vì được chọn làm người đá phạt chính của đội, nên tôi tập luyện nhiều hơn phần còn lại. Luôn là như thế.

Chính xác là con số năm mươi. Tôi nhớ được là do thói quen ghi nhớ các con số. Năm mươi lần sút phạt và chỉ hai lần hỏng. Bốn mươi tám bàn thắng trên tổng số năm mươi bàn. Tôi chuyển sang ái ngại cho Paul Robinson và David James vì mỗi người chỉ cứu thua được một bàn. Họ đều là những thủ môn giỏi, nhưng sự tự tin và khả năng săn bàn nhạy bén đã giúp tôi giành lợi thế.

Ở đội tuyển, chúng tôi khi ấy còn tập… đi từ vạch giữa sân lên chấm 11m để rèn thói quen giữ vững tinh thần, tĩnh tâm và tập làm quen với áp lực trĩu nặng từng bước đi. Thứ duy nhất tôi đã không chuẩn bị tâm lý là việc phải lên đầu tiên trong loạt sút luân lưu. Vinh dự đó đáng ra thuộc về Wayne Rooney, nhưng cậu ta trước đó đã phải lĩnh thẻ đỏ sau màn ẩu đả với Cristiano Ronaldo ở hiệp 2.

Không có chỗ cho sai lầm, không có chỗ cho “giá như”. Đây là thời cơ để chúng tôi vào bán kết, đòi lại món nợ 2004. Năm nay là năm của nước Anh. Thời khắc của chúng tôi. Tôi nhìn trọng tài, ông bảo tôi đợi tiếng còi. Được thôi. Tôi cũng chẳng vội gì. Ricardo cố nhìn xem mắt tôi liếc về bên nào, nhưng tôi đã biết tỏng trò này rồi. Tôi đặt quả bóng xuống chấm 11m, rồi quay lại tính toán bước chạy.

Tôi quyết định sút vào góc dưới bên trái. Có lẽ sẽ thành công. Góc dưới bên trái. Góc dưới bên trái. Tôi có thể nhìn thấy trái bóng bay vào trong trí tưởng tượng của mình. Tôi lao đến trái bóng và tung ra cú sút. Trái bóng nhanh chóng bay đi nhưng lại không như những gì tôi mong đợi, nó không bay vào góc trái và lực sút cũng không đủ mạnh. Ricardo đổ người và dễ dàng cản phá. Thế là hỏng ăn. Thế là đi tong.

Người tôi cứng đơ. Tôi ngẩng lên nhìn bầu trời và tôi thấy mặt trăng. Tôi thấy Luna. Trong khoảnh khắc, tất cả những điều tồi tệ trong sự nghiệp bắt đầu ùa về, biến thành một liều thuốc độc, lan tỏa trong đầu tôi. Phản lưới nhà trong trận đấu đầu tiên của sự nghiệp lúc 5 tuổi, để thua trận chung kết giải của trường, bị chế giễu và la ó ở West Ham, để thua trận chung kết cúp FA trước Arsenal, bị loại ở bán kết Champions League.

Tôi bịt miệng, cảm giác như ngạt thở. Tôi thấy kiệt sức. Tôi lại bắt đầu hành trình quay lại vạch giữa sân. Bên tai là tiếng cười chế nhạo của các cổ động viên Bồ Đào Nha. Tôi nhìn các đồng đội vẫn đang khoác vai nhau nhưng đầu đã cúi gằm xuống trong lúc tôi mệt mỏi lê từng bước về chỗ.

Vài giờ sau, tôi xuống quán rượu trong khách sạn của đội ở Baden-Baden. Một cốc bia. Mọi người đã đi ăn tối nhưng tôi không còn tâm trạng để ăn. Đồng đội bắt đầu đi vào quán theo từng toán nhỏ. Chúng tôi uống và cuộc nói chuyện bắt đầu. Adrenalin truyền qua các mạch máu và tôi không thể nghỉ ngơi dù đã quá mệt mỏi. Các đồng đội của tôi cũng thế. Chúng tôi bắt đầu mổ xẻ từng chi tiết trong trận đấu, xả ra ấm ức về những gì đã diễn ra trong trận, về các quyết định của trọng tài, và cả Ronaldo nữa.

Tôi mở điện thoại. Hàng loạt tin nhắn ập tới. Họ bảo rằng, đây không phải lỗi của tôi. Rằng tôi hãy ngẩng cao đầu. Rồi tôi sẽ trở lại mạnh mẽ hơn. Tôi biết họ có ý tốt nhưng tôi chẳng muốn nghe những điều này tí nào. Khi lên giường nằm, mắt tôi vẫn thao láo, không sao ngủ được. Tôi lại thấy cái khung gỗ hình chữ nhật màu trắng đó và mình lại đang sút luân lưu. Bùm, hỏng ăn. Bùm, hỏng ăn. Bùm, hỏng ăn. Chết tiệt!

Tôi trở về Anh trong tâm trạng chán chường. Xe đi ngang khu tây London, tôi bắt đầu đếm số cờ treo trên nhà và xe. Mặt trời lên cao nhưng đường phố vắng ngắt. Cú sốc quá lớn, tôi hiểu cảm giác của họ. Tôi cũng chẳng có tâm trạng nào để chường mặt ra đường nữa. Tôi về nhà. Trò chuyện với bố mẹ. Lại thêm những lời an ủi, động viên, nhưng tôi không cần. Tôi biết mình không phải là tội nhân, và chắc chắn không có ai hà khắc với tôi hơn chính bản thân tôi.

Mẹ bảo tôi hãy đối xử tốt với bản thân. Tôi nằm vật xuống giường, hy vọng mình có thể nghỉ ngơi. Tôi ngủ, nhưng khoảnh khắc sút hỏng quả phạt đền không tài nào rời khỏi tâm trí. Tôi nhìn quanh sân vận động, những lá cờ màu đỏ trắng bừng lên trong trận đấu giờ đã tắt ngóm. John và Rio ngồi thổn thức trên sân, không thể nguôi ngoai. Tôi chết lặng, không còn để ý những gì mọi người xung quanh nói với mình lúc đó nữa.

Tôi cảm thấy ai đó sờ lên mặt mình. Ban đầu thì nhẹ nhàng nhưng sau đó thì mạnh dần lên. Có cái gì đó đè lên ngực tôi và sau đó là những cái tát nhẹ. Tôi mở mắt để xem đây là tỉnh hay mơ. Luna đang nằm trên người tôi. Vợ tôi, Elen, đứng bên cạnh giường, mỉm cười.

“Bố, bố!” Con bé gọi.

Tôi lặp lại những từ đó: “Bố ơi! Bố! Bố! Bố!”

Luna ngoác mồm ra cười. Tôi cười theo. Elen cũng cười, rồi Luna lại khúc khích thêm một lúc nữa. Con bé đã nói được từ đầu tiên vào một thời điểm không thể hoàn hảo hơn. Giá như mà tôi vui vẻ, hồn nhiên được như nó!

36 tiếng đã trôi qua kể từ cái đêm tuyệt vọng, tăm tối ấy, và bây giờ ánh sáng đã len lỏi trở lại vào đời tôi. Khi đá hỏng quả penalty đó, tôi đã nghĩ mọi thứ sẽ chấm dứt. Khi chúng tôi hỏng quả thứ ba, tôi lại càng chắc chắn hơn. Tôi chưa bao giờ thấy mình rơi sâu xuống vực như thế này, và tôi không bao giờ muốn phải xuống đó lần nào nữa. Sau trận đấu, đã có những lúc tôi cảm thấy như sắp đến ngày tận thế. Nhưng chưa phải tận thế, chỉ là tận… World Cup thôi.

Chỉ với một tiếng gọi phát ra từ miệng cô con gái bé bỏng mà tôi nhận ra được giá trị đích thực của cuộc đời, và hiểu rằng mình may mắn đến nhường nào. Tôi có một sự nghiệp thành công, và chưa bao giờ thành công như hai năm vừa qua. Một mùa giải mới lại sắp bắt đầu và tôi rất nóng lòng muốn giành thêm nhiều danh hiệu với Chelsea, cũng như phải giành quyền tới Euro 2008. Tôi còn có nhiều việc với quỹ Teenage Cancer Trust, và hơn tất cả, là được bao bọc trong vòng tay và sự ủng hộ vô bờ bến của gia đình, của vợ và cô con gái bé bỏng. Bóng đá sẽ luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống, nhưng gia đình mới là cuộc đời của tôi. Khi đọc câu chuyện của tôi, tin rằng các bạn sẽ hiểu điều đó.

***

Tóm tắt

Trong trận tứ kết World Cup 2006, Frank Lampard được giao nhiệm vụ sút quả phạt đền đầu tiên cho đội tuyển Anh. Anh đã sút hỏng và khiến đội tuyển Anh thất bại. Lampard đã rất thất vọng và suy sụp sau trận đấu.

Review

Câu chuyện “Chưa phải là tận thế” là một câu chuyện hay và cảm động. Nó cho thấy sự thất vọng và suy sụp của Lampard sau khi sút hỏng quả phạt đền, nhưng cũng cho thấy cách mà anh ấy vượt qua được nỗi đau và lấy lại tinh thần.

Lampard đã rất tự tin về khả năng đá phạt đền của mình, nhưng anh ấy đã mắc sai lầm trong trận đấu này. Anh ấy đã sút không đủ mạnh và không vào góc mà anh ấy dự tính. Sự thất bại này đã khiến Lampard cảm thấy như thể tất cả mọi thứ đã chấm dứt. Anh ấy đã cảm thấy mình là kẻ thất bại và không xứng đáng với sự kỳ vọng của người hâm mộ.

Lampard đã trải qua một đêm tối tăm và tuyệt vọng sau trận đấu. Anh ấy đã tự trách mình và không muốn gặp ai. Tuy nhiên, sự xuất hiện của cô con gái Luna đã giúp Lampard vượt qua được nỗi đau. Luna là nguồn động viên lớn nhất của Lampard. Cô bé đã giúp anh ấy nhận ra rằng mình vẫn còn nhiều thứ đáng quý trong cuộc sống, ngoài bóng đá.

Lampard đã rút ra bài học từ thất bại này. Anh ấy đã trở lại mạnh mẽ hơn và tiếp tục giành được nhiều thành công trong sự nghiệp. Câu chuyện của Lampard là một lời nhắc nhở rằng, dù chúng ta có thất bại trong bất cứ điều gì, thì chúng ta cũng không nên đánh mất niềm tin vào bản thân.

Một số điểm nổi bật

  • Câu chuyện được kể với giọng văn chân thành và gần gũi.
  • Lampard đã chia sẻ những cảm xúc thật của mình, cả tích cực lẫn tiêu cực.
  • Câu chuyện mang đến một thông điệp tích cực về sự vượt qua khó khăn.

Một số ý kiến của độc giả

  • “Câu chuyện rất hay và cảm động. Tôi rất đồng cảm với Lampard. Tôi cũng đã từng trải qua những thất bại khiến mình cảm thấy tuyệt vọng như vậy.”
  • “Câu chuyện cho thấy tầm quan trọng của gia đình trong cuộc sống. Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn.”
  • “Câu chuyện là một lời nhắc nhở rằng, dù chúng ta có thất bại trong bất cứ điều gì, thì chúng ta cũng không nên đánh mất niềm tin vào bản thân.” 

Mời các bạn mượn đọc sách Tự Truyện Super Frankie – Tất Tần Tật Về Người Không Phổi của tác giả Frank Lampard & Ian Mcgarry.

Download

Tự Truyện Super Frankie – Tất Tần Tật Về Người Không Phổi

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Tự Truyện Super Frankie – Tất Tần Tật Về Người Không Phổi Tweet! Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Tự Truyện Super Frankie – Tất Tần Tật Về…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close