Tù Nhân Của Thiên Đường

Tù Nhân Của Thiên Đường

Giới thiệu

Tù Nhân Của Thiên Đường




Năm 1957 tại Barcelona.

Chỉ còn một tuần nữa là đến Giáng Sinh, Daniel Sempere đã lập gia đình và có một cậu con trai kháu khỉnh, trong khi đó người bạn thân của anh, Fermín, cũng đang bận rộn chuẩn bị lễ cưới chính mình vào năm mới. Mọi việc tưởng chừng rất êm đẹp, bỗng một ngày nọ xuất hiện kẻ lạ mặt với bộ dạng khó nhìn, chân đi khập khiễng bước vào hiệu sách của Daniel.

Quyển sách ông ta muốn mua là một bản Bá Tước Monte Cristo có minh họa cực kì đắt tiền, kèm theo lời đề tặng: “Tặng Fermín Romero de Torres, Người từ cõi chết trở về Và nắm giữ chìa khóa đi vào tương lai”

Ông ta là ai và muốn gì ở Fermín? Câu trả lời nằm trong một bí mật kinh hoàng đã bị chôn giấu hơn hai mươi năm. Daniel và Fermín sẽ phải dấn thân vào một hành trình tìm kiếm quá khứ và chính bản thân họ, khi các mảnh ghép bắt đầu lộ ra và hướng mọi thứ đến trung tâm của Nghĩa Trang Những Cuốn Sách Bị Lãng Quên.

***

Bộ sách Nghĩa Trang Những Cuốn Sách Bị Lãng Quên gồm có:

***

“Bóng hình của gió” và “Tù nhân của thiên đường” lần lượt là phần 1 và 3 trong 4 phần của bộ “Nghĩa trang những cuốn sách bị lãng quên” mà các bạn có thể đọc tác phẩm để biết rõ hơn về cái “nghĩa trang” đầy sự thú vị này. Mình cũng không hiểu Nhã Nam đã làm gì với phần 2. Where is my part 2. Mặc dù lời đề tựa tác giả có nói cả 4 cuốn đều có thể được đọc một cách độc lập mà không cần phải đọc cuốn trước đó, nhưng đây là một câu chuyện liền mạch xuyên xuốt chỉ một cốt chuyện chính. Các phần ghép lại với nhau thành một mảnh ghép hoàn chỉnh hướng về “Nghĩa trang những cuốn sách bị lãng quên”

     Nói về bóng hình của gió. Cái “nghĩa trang” kì quặc kia đã xuất hiện ngay ở trang đầu tiên của tác phẩm. Tên của nó làm cho mình có một sự hưng phấn và thích thú đặc biệt bởi đó chính là nơi cất dấu những cuốn sách cũ, những cuốn sách đã bị lãng quên. Tông màu chủ đạo của tác phẩm đều u tối. Gần như hầu hết những phân cảnh quan trọng của truyện đều trong tình trạng mưa, buổi tối, xương mù, mùa lạnh. tạo cho chúng ta một không khí u ám, tối tăm, lạnh lẽo về một thành phố đổ nát sau chiến tranh thế giới. Nhân vật chính bảo vệ một cuốn sách, và nó tên là “Bóng hình của gió” đồng thời cũng là cuốn cuối cùng còn lại, làm cho mình, khi cầm chính cuốn “bóng hình của gió” trên tay như nhập hồn vào chính nhân vật đó để trải qua cuộc phiêu lưu của cậu ta, cùng cậu ta khám phá những bí mật u tối của quá khứ như thể chính mình đang ở trong tác phẩm vậy. Những cược phiêu lưu để tìm về quá khứ của con người, của những cuốn sách đáng lẽ ra đã bị chon vùi nhiều năm về trước thực sự cuốn hút và không thể dời mắt khỏi tác phẩm. Tình yêu được viết dưới ngòi bút của một nhà văn Tây Ban Nha khác hẳn với tình yêu của các tác giả khác mình đã từng đọc. Nó là một thứ tình yêu nồng cháy, lãng mạn đến tan chảy, và cũng rất nông nổi bồng bột, thứ tình yêu của tuổi trẻ, của nam nữ đôi mươi còn chưa chín chắn và hành động theo tiếng gọi của con tim. Một tác phẩm không thể tuyệt hơn để đọc vào những ngày mùa đông lạnh giá âm u.
     9/10

     Tù nhân của thiên đường tiếp tục liền mạch nói về những năm tiếp theo của các nhân vật chính. Có thể đọc mà không cần phần 2. Tác phẩm này thực lòng không thể sánh được với bóng hình của gió. Nó tập chung vào quá khứ của một nhân vật. Không gian truyện eo hẹp và đơn giản hơn nhiều so với phần 1. Nhưng nội dung cởi nút rất nhiều bí mật, những bí mật mà chính mình không nhận ra khi đọc xong phần một. Sự tò mò về số phận các nhân vật sẽ đi về đâu và họ sẽ sống tiếp cuộc sống của họ ra sao làm mình không thể trì hoãn việc đọc tác phẩm này, và nó đã không làm mình thất vọng. Nếu “Bóng hình của gió” là một kiệt tác thì “Tù nhân của thiên đường” như là bản vá giải đáp những bí mật mà người đọc thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của chúng khi đọc phần 1. Để rồi thốt lên “Ồ” khi gấp lại. Nêu đã đọc “Bóng hình của gió” bạn không thể bỏ qua tác phẩm này. Mình dám chắc
     7.5/10

***

Carlos Ruiz Zafón được xem là một trong những nhà văn Tây Ban Nha thành công nhất hiện nay. Các tác phẩm của Zafón đã bán được hơn 38 triệu bản, dịch ra hơn 40 thứ tiếng và luôn nằm trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.

Năm 2001, cuốn sách Bóng hình của gió vừa được xuất bản đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình và đông đảo độc giả trên toàn thế giới.

Tù nhân của thiên đường là phần tiếp theo của cuốn sách, trong khi Trò chơi của thiên thần lại là phần tiền truyện trong loạt tiểu thuyết này.

Cuốn sách cuối cùng trong bộ tác phẩm trên ra mắt năm 2017 với tựa đề The Labyrinth of Spirits. Đây cũng là tác phẩm cuối cùng của Carlos Ruiz Zafón, trước khi ông phát hiện mình mắc căn bệnh ung thư năm 2018.

***

Barcelona, tháng Mười hai, 1957

Năm ấy vào mùa Giáng sinh, mỗi buổi sớm mai được bao phủ trong làn sương giá dưới bầu trời xám xịt. Sắc xanh nhạt bao phủ lên thành phố và người ta đi qua đi lại, quấn kín đến tận tai và vẽ nên những đường hơi nước bằng hơi thở của họ trong tiết trời giá lạnh. Chẳng mấy ai nán lại để nhìn vào hiệu sách ‘Sempere & Con trai’, lại càng ít người đánh bạo bước vào để hỏi cuốn sách đã chờ đợi họ suốt cuộc đời mà việc nó bán được, ngoài đem lại niềm vui thi ca, sẽ góp phần làm vơi nhẹ tình trạng tài chính đang khốn khó của cửa hàng.

“Con nghĩ hôm nay sẽ là ngày đó. Hôm nay vận may của chúng ta sẽ thay đổi,” tôi tuyên bố khi đang nhâm nhi ly cà phê đầu tiên trong ngày, với một niềm lạc quan thuần khiết ở trạng thái lỏng.

Cha tôi, người đã chiến đấu với cuốn sổ cái từ tám giờ sáng, xoay xoay cây bút chì và cục tẩy, ngước lên từ quầy và theo dõi đám khách hàng khó với đang mất hút vào con phố.

“Chúa nghe được lời con, Daniel, vì cứ thế này, nếu chúng ta không bù được lỗ trong mùa Giáng sinh, ta sẽ không đủ sức trả hóa đơn tiền điện tháng Giêng đâu. Chúng ta sẽ phải làm gì đó.”

“Hôm qua Fermín có một ý,” tôi ướm thử. “Anh ta nghĩ đó là một kế hoạch thông minh và sẽ cứu hiệu sách này khỏi vụ phá sản sắp xảy ra.”

“Chúa phù hộ chúng ta.”

Tôi dẫn lại lời Fermín, từng chữ một:

Nếu nhỡ tình cờ người ta bắt gặp tôi đang mặc quần lót chỉnh lại mấy tấm kính của cửa hàng, một số quý cô đang cần những cảm xúc văn chương mạnh mẽ sẽ bị hút vào và bị xui khiến phải chia tay với một mớ tiền mặt. Theo ý kiến chuyên gia, tương lai của văn chương phụ thuộc vào phụ nữ, và Chúa chứng giám, chỉ có phụ nữ chưa sinh ra mới có thể cưỡng lại sức cám dỗ nguyên sơ của cái vóc dáng kỳ diệu này,” tôi thuật lại.

Nghe sau lưng mình cây bút chì của cha rơi xuống sàn, tôi liền quay lại.

“Fermín đã nói vậy đấy,” tôi thêm vào.

Tôi nghĩ cha sẽ mỉm cười trước đề nghị của Fermín, nhưng nhận thấy ông vẫn yên lặng, tôi lén nhìn ông. Chẳng những Sempere Bố không thấy gợi ý này có chút gì hài hước, mà ông còn mang cái vẻ suy tư, cơ hồ đang cân nhắc điều đó thật nghiêm túc.

“Chà, chà… có lẽ Fermín đã vô tình chạm đúng nguyên nhân rồi,” ông lẩm nhẩm.

Tôi nhìn ông mà không tin nổi. Có lẽ tình trạng hiếm khách diễn ra mấy tuần vừa rồi cuối cùng đã ảnh hưởng đến óc xét đoán đáng tin của cha tôi.

“Bố đừng nói là sẽ cho phép anh ta mặc quần chẽn* đi quanh hiệu sách đấy nhé.”

“Không, dĩ nhiên là không. Là về mấy tấm kính hiệu sách. Con nhắc đến làm bố nghĩ ra một ý… Có lẽ rốt cuộc vẫn còn cơ hội để chúng ta cứu mùa Giáng sinh này.”

Ông biến mất vào phòng sau, rồi xuất hiện trở lại, vận bộ trang phục mùa đông quen thuộc: chiếc áo khoác, chiếc khăn, và chiếc mũ mà tôi nhớ ông đã mang từ hồi tôi còn bé. Bea ngờ rằng kể từ năm 1942 cha tôi chẳng hề mua quần áo mới và mọi thứ dường như chứng minh vợ tôi đúng. Khi xỏ găng tay, cha bất giác mỉm cười, mắt ông hấp háy niềm phấn khích như trẻ nhỏ, dáng vẻ mà chỉ những công việc trọng đại mới gợi lên được ở ông.

“Bố để mình con trông hiệu sách một lát,” ông tuyên bố. “Bố định làm một việc vặt.”

“Con có thể hỏi bố định đi đâu được không ạ?”

Cha nháy mắt với tôi.

“Một điều bất ngờ. Rồi con sẽ thấy.”

Tôi theo ông ra cửa, và thấy ông rảo bước về phía Puerta del Ángel, lại thêm một dáng người nữa trong làn sóng xám xịt những khách bộ hành đang băng qua một mùa đông dài khác của bóng tối và tro bụi.

Mời các bạn đón đọc Tù Nhân Của Thiên Đường của tác giả Carlos Ruiz Zafón.

Download

Tù Nhân Của Thiên Đường

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Tù Nhân Của Thiên Đường Tweet! Năm 1957 tại Barcelona. Chỉ còn một tuần nữa là đến Giáng Sinh, Daniel Sempere đã lập gia đình và có một…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close