Truyện Trạng Lợn – Mộng Quế Thư Hiên

Truyện Trạng Lợn – Mộng Quế Thư Hiên

[toc]


Giới thiệu ebook

Truyện Trạng Lợn – Mộng Quế Thư Hiên


Quyển sách là tập hợp của những mẫu truyện truyền thuyết cũng như những câu chuyện có thật đã được bạn và tôi cùng kể lại cho nhau nhằm tôn lên ý nghĩa của việc Con Thiên Chúa làm Người. Kèm theo là những suy tư cá nhân mà tôi cảm nghiệm được trong đời sống cầu nguyện của mình khi sống tâm tình mùa Giáng Sinh. Ban đầu tôi dùng để chia sẻ trong các bài giảng lễ, sau đó tôi dùng nó để kể cho các bé trong Mái Ấm Mai Tâm khi chúng thắc mắc “Cha ơi tại sao Chúa sinh ra trong máng cỏ?”, “Tại sao Giáng Sinh lại có cây thông?”… Có lẽ không ít lần chúng ta cũng đối diện với những câu hỏi này của con cái mình. Và nhiều khi chúng ta không biết phải làm sao để giúp các bé hiểu được ý nghĩa sâu xa của các nhân vật hiện diện trong ngày Chúa giáng thế. Tôi cũng hy vọng qua những hình tượng và truyện kể trong quyển sách này có thể giúp bạn sống tâm tình cầu nguyên thật sâu lắng, để rồi Giáng Sinh có thể trở thành một hành trình thiêng liêng xuyên suốt trong cuộc số

Trong kho tàng truyện cười vô cùng phong phú của nước ta trước đây, truyện Trạng Lợntruyện Trạng Quỳnh là hai truyện vào loại dài, rất phổ biến và được nhân dân ta xưa nay ưa thích.

Trước và sau Cách mạng tháng Tám, truyện Trạng Lợn đã được nhiều bản quốc ngữ kể lại, tóm tắt, dài ngắn theo cách khác nhau, tuy vẫn giữ cái cốt.

Bản mà TỦ SÁCH QUÊ HƯƠNG (Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh) giới thiệu ở đây được phiên âm gần như nguyên văn, chỉ chỉnh lý dăm bảy chỗ cho thích hợp, theo một bản chữ Nôm tên là Trạng Dừa truyện lục, do một người có tên hiệu Mộng Quế, soạn lại vào tháng 9 năm Canh Thân thời Khải Định (tức năm 1920) khắc in năm 1926. Chúng tôi có tham khảo và đối chiếu với hai bản viết tay khác, thấy có một số chữ thêm bớt, nhưng đại để cùng một gốc với bản nói trên. Theo lời TỰA của Mộng Quế thì Soạn giả dựa vào một cuốn sách khác, chưa rõ là chữ Nôm hay chữ Hán và thời gian biên soạn.

Bản Mộng Quế theo chúng tôi có thể là một bản đã phổ biến sớm hơn các bản quốc ngữ, và có thể các bản quốc ngữ về sau đã dựa vào đó. Ngôn ngữ, văn phong của bản này nói chung là cổ  hơn, gần gụi với cách kể xa xưa hơn. Đặc biệt là nó có nhiều tình tiết sinh động, phong phú mà các bản quốc ngữ đã cải biến và lược bỏ đi nhiều. Do đó, nó có thể gợi ra nhiều suy nghĩ, nhận định về nội dung, ý nghĩa, tình hình và quá trình phát sinh, phát triển của truyện Trạng Lợn mà trước đây chưa phải đã được đánh giá đầy đủ.

***

Truyện gồm 19 hồi, diễn biến theo một trình tự chặt chẽ, qua đó dần dần hiện lên một nhân vật chính là Trạng Lợn với đầy đủ hoàn cảnh xuất thân, lý do ra đời (hồi 1, 2, 3), thời thơ ấu học hành, ước vọng (hồi 4, 5, 6), khi trưởng thành đi tìm công danh gặp vận lừng lẫy (hồi 13 – 18), cho đến khi hết tuổi, “về trời” trọn vẹn (hồi 19). Ngoài ra, còn có cả loạt nhân vật phụ, xuất hiện song song (Trạng Ăn, Trạng Vật, Trạng Cờ, Phấn Khanh, …), hoặc trong một vài đoạn (ba ông Trạng vừa nói), hoặc đối lập (Dương Thái sư, các quan Tàu) với nhân vật chính, như những bối cảnh làm nên nổi rõ nhân vật chính. Trừ đoạn đi sứ, đánh giặc, còn ngoài ra nhân vật Trạng Lợn không đương đầu quyết liệt với các thế lực hắc ám đương thời. Cuộc đời Trạng Lợn gặp toàn may là may, cứ tuần tự thăng tiến, đầy những ngẫu nhiên, hư hư hoặc hoặc tưởng đến vô lý, làm người thưởng thức không thể không suy ngẫm. Qua từng đoạn, rồi cả truyện, ít có thể phá lên những tràng cười sảng khoái như ở truyện Trạng Quỳnh. Thêm vào đó, truyện lại có nhiều chi tiết dị đoan, thần bí. Phải chăng vì thế mà trước đây có ý kiến đánh giá truyện Trạng Lợn kém giá trị hơn truyện Trạng Quỳnh?

Có đúng thế không? Nội dung đích thực của truyện Trạng Lợn là gì?

Đầu tiên, cần chú ý đến tính chất thực thực hư hư của truyện.

Truyện Trạng Lợn có bối cảnh lịch sử hẳn hoi, từ đời Thái tông đến Thánh tông nhà Lê (khoảng nửa đầu thế kỷ XV); có những chi tiết lịch sử liên quan, đại thể cũng là có thật: Nghi Dân cướp ngôi vua, hoàng đệ Tư Thành trốn loạn được đón về lập hoàng đế. Thời ấy cũng có ông tướng công họ Bùi thực, mà theo tài liệu ở địa phương ông tên là Bang, đỗ hoàng giáp, quê ở Bồ Xá, (thuộc huyện Bình Lục), làm quan đến Thượng thư Thiếu phó Lại quốc công.

Quê Trạng được kể là làng Mạnh Chư. Làng này nay vẫn còn mang tên ấy (ở huyện Bình Lục, Hà Nam Ninh). Ở địa phương, các ông già bà cả còn có thể chỉ cho biết đâu là nền nhà, đâu là nơi thờ Trạng. Thậm chí vào đầu những năm 30 của thế kỷ này, Ngô Vi Liễn viết Địa dư Bình Lục còn coi Trạng Lợn là một “danh nhân” của đất Bình Lục (cũng như Nguyễn Khuyến vậy!). Tưởng đâu như Trạng Lợn là một con người có thực trong lịch sử.

Kỳ thực như thế nào? Ở làng Mạnh Chư, người kể tên thực của Trạng là Lưu Công Đạo, người nói là Văn Công Đệu, vào sách lại thành Dương Đình Chung (mà là Mạnh Chư xưa nay chưa bao giờ có họ Dương). Về Trạng Quỳnh, người ta có thể tìm ở nơi phát tích của truyện là tỉnh Thanh Hóa, một ông cống (cử nhân) Nguyễn Quỳnh có thực, sống vào khoảng cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII; vào truyện, được dân gian “phong” cho là “Trạng”. Còn về Trạng Lợn, cái tên được coi là húy của Trạng đã biến đổi nhiều qua thời gian và không gian, qua truyền miệng đến khi vào sách vở. Và càng không thể tra cứu được có cái tên nào Lưu Công Đạo, hoặc Văn Công Đệu, hoặc Dương Đình Chung, đã đỗ trạng nguyên hay học vị nào đáng kể vào thời Lê Thánh Tông, hoặc kể cả trong toàn bộ lịch sử của khoa cử nước ta.

 Khác với Trạng Quỳnh, ngay cái tên Trạng Lợn cũng giàu ý vị hài hước. Nguyên trước Trạng có tên là Trạng Dừa, Dừa là tên Nôm cũ của làng Mạnh Chư mà chữ Chư đồng âm với chữ Trư là lợn. Cũng như, khi Trạng được các sách chép truyện cho mang họ Dương , có lẽ được gợi hứng do liên tưởng đến hình thù cái gò đầu làng, theo truyện kể, trông tựa con dê (chữ Hán là DƯƠNG), mà ở đó có tinh “thần đồng”[1] thác sinh thành Trạng. Vả lại, dòng dõi Trạng làm nghề thịt lợn. Loại người này xưa kia vẫn bị coi là hèn hạ. Song, do mua tranh bán cạnh, tiếp xúc với đủ mọi hạng người, cho nên họ cũng dễ tinh ranh, giảo hoạt. Riêng cái kho tiếng lóng nghề nghiệp của giới họ cũng có thể cung cấp nhiều chi tiết gây cười, lý thú. Từ thân phận một kẻ hèn hạ, thế mà bỗng nên danh nên giá lẫy lừng bậc nhất thiên hạ, một thứ giọng điệu ngôn ngữ “đầu đường, xó chợ” nhường ấy mà ngẫu nhiên trở thành khẩu khí “có gang, có thép”. Đến đây, dễ thấy sự dụng ý, dụng công rõ ràng trong cách đặt và chuyển đổi họ tên, trong cách chọn một mẫu người xã hội cho thật thích hợp để dễ gây cười, để cười cho sâu cay. Đến đây, cũng dễ thấy truyện kể tuy có thời gian, không gian, hoàn cảnh, quê hương, nhân vật cụ thể để cho như thực, mà lại là hư.

Có thể, ở làng Mạnh Chư xa xưa, không nhất thiết vào thời Lê, cũng có một người nào đó mang chút ít dáng dấp tính cách và chi tiết cuộc đời kiểu Trạng Lợn trong truyện, cho nên đã trở thành đề tài một câu chuyện vui trong vùng. Rồi người này qua người khác, đời này qua đời kia, dân gian tô điểm thêm chi tiết hoa lá, bồi đắp cho đủ đầu đuôi xuôi ngược để nhằm ngụ ý ngụ tình đối với thời cuộc. Cuối cùng, Trạng Lợn, như ta biết ngày nay, trở thành một nhân vật “bịa” (hư cấu), một nhân vật văn học điển hình mang ý nghĩa trào lộng.

Đến nội dung truyện. Cả ba hồi đầu là lý do ra đời của Trạng. Đủ mọi yếu tố thần bí, siêu nhiên mà tín ngưỡng dị đoan xưa kia thường gán cho các bậc tài ba xuất chúng. Vua cha cùng vua mẹ phải đi cầu tự để Ngọc hoàng trên thiên đình phải đích thân cử tá tinh (tức bốn ông Trạng, trong đó có Trạng Lợn xuống phò tá khôi tinh (tức Lê Thánh Tông sau này). Thầy địa lý Tả Ao phải lặn lội từ Nghệ An ra Mạnh Chư tìm huyệt để mộ. Tinh thần đồng ở gò thiêng phải thác sinh vào nhà ông hàng thịt. Tiên ông Chử Đồng Tử phải hiện hình ban truyền phép thuật bói toán. Biết bao khí thiêng hun đúc mới nên được một “quý tử” ấy học năm bảy hôm không thuộc nổi tám chữ, vậy mà cứ khăng khăng yên chí rằng mình nhất định phải làm trạng. Toàn bộ vốn liếng chữ nghĩa của Trạng đem ra thi thố với đời chỉ vẻn vẹn trong một quyển sách mở lòng Tam tự kinh. Vậy thử hỏi: tất cả uy lực của thượng đế, thánh thần, tiên bụt và cả trò địa lý của thầy Tả Ao nức tiếng cao tay, thực chất là cái gì và đáng là cái gì?

Lớn lên vào đời, cái anh chàng ngu ngu ngơ ngơ, khôn chưa hẳn là khôn, ngớ ngẩn không ra ngớ ngẩn ấy, lại gặp toàn những may mắn “chó ngáp phải ruồi” hết sức ngẫu nhiên. Song nghĩ kỹ, mỗi chi tiết hư hư hoặc hoặc ấy đều ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa: “Thiên tích thông minh, Thánh phù công dụng”. Câu đầu tiên của sách mở lòng Nho giáo đã bắt trẻ  con phải nhồi nhét cái mớ triết lý duy tâm “Trời phú cho ta cái trí thông minh, còn ông Thánh – tức tổ sư đạo Nho – giúp cho ta đem ứng dụng ở đời cho có hiệu quả”. Song đâu óc mít đặc của chú Trạng con không những không tiêu thụ nổi, mà có biến nó thành “Thiên tích thong manh, Thánh phù chỏng gọng”. Trời thì cho sự thong manh (có mắt như mù!), còn Thánh chỉ có giúp cho … ngã chỏng gọng. Được tích sự gì?

Một trong những nguyên tắc hàng đầu của đạo đức Nho giáo là LỄ. Lễ nghi ở chốn triều đình, chỗ quan môn, nơi miếu mạo lại càng phải vô cùng nghiêm trang, kính cẩn. Nhưng sự “tập lễ nghi” chẳng qua chỉ là trò nghịch ngợm trẻ con, qua lời chống chế của chú Trạng với thầy đồ. Cái phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn” (trước phải học lễ rồi sau mới học đến chữ nghĩa) của Nho giáo, chẳng qua chỉ là cái cớ để “thầy đồ” Trạng che đậy cái bụng không mấy hột chữ của mình để dậm dọa, đánh đòn lũ con hoàng đế Tàu đến phải bỏ học. Lễ như thế đó!

Còn cái thứ vũ trụ quan của Nho giáo đầy bí hiểm là “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng biến hóa vô cùng” thì bị bôi bác bằng cái thao tác nghề nghiệp mổ lợn của ông Trạng, xuất thân làm nghề thịt lợn. Đến ông trời (THIÊN: ), một thế lực siêu nhiên mà Nho giáo bày đặt ra để áp chế thiên hạ, thì cũng bị cậu Trạng con chiết tự thành NHỊ NHÂN: 二人 (hai người: ông trời và bà trời) hết cả vẻ tôn nghiêm, thần bí.

Rồi những lý tưởng muôn thuở của Nho giáo cũng nhất loạt bị đem ra đùa cợt. Phàm các nhà nho xưa kia, mấy ai không đeo đuổi ước vọng khoa danh: đỗ cao, quan to, sự nghiệp hiển hách. Như đấy, Trạng Lợn được vua ban phong CHÂN TRẠNG NGUYÊN, thật chứ có phải giả đâu, “nguyên” chứ có phải “dở” đâu! Ông ta từng lập công đầu trong việc cưu nguy, phò tá hoàng đế, chế áp gian thần. Ông ta đánh giặc có chiến tích lừng lẫy. Ông ta đi sứ, ứng đối, biện bác như thần, khiến đối thủ phương Bắc kính phục rạp đất. Tước đến Thượng quốc công. Vợ là mệnh phụ nhất phẩm phu nhân. Công danh, sự nghiệp hiển hách như thế còn gì! Nho, y, lý, số, trong bốn nghề trí óc ngày xưa, chỉ có y là Trạng chưa làm, còn Trạng đều tinh thông. Thật là một mẫu mực hiển đạt lý tưởng của nho sĩ xưa kia!

Chỉ có điều là, mọi ngón thành công của Trạng đều như trò khôi hài. Chữ nghĩa không ngoài mấy câu trong sách Tam tự kinh. Mọi “tài ba” của Trạng chỉ do người khác gà cho đến nơi đến chốn: cứu vua là do ông tiên họ Chử dặn trước; đánh giặc lập công là do cô vợ Phấn Khanh bày mưu. Hoặc học lỏm được tí nào thì lắp lại như vẹt, may ra tự nói được điều gì ngớ ngẩn chẳng ăn nhập vào đâu thì lại trúng. Thậm chí, dốt quá, trông chữ nọ xọ ra chữ kia, thế mà lại thành ra có tài tiên đoán thần thông. Đúng là: “Được thời dễ nói phét” (nguyên văn).

Tựu trung, Trạng Lợn dường như là “đối tượng để người ta chế giễu. Song lại không hẳn thế. Nếu là thế, người ta đã ghét. Ở nhân vật Trạng Lợn còn có cái gì đó khiến ta không những không ghét, mà lại thấy thu hút.

Trong xã hội phong kiến trước đây, Nho giáo chi phối mọi mặt về tinh thần, đạo lý, lẽ sống, trật tự xã hội, tiêu chuẩn đánh giá con người, … Giai cấp thống trị còn lợi dụng thần quyền để mê hoặc, hù dọa dân chúng. Tất cả đều có những khuôn mẫu rất mực chặt chẽ, cực kỳ thiêng liêng, tưởng như vĩnh hằng, bất biến. Ấy thế mà Trạng Lợn xuất hiện y như một anh hề chèo đại tài, chỉ một câu nói, một cử chỉ, tất cả đều trở thành trò đùa trên sân khấu. Trạng Lợn chỉ lặp lại ngớ ngẩn một câu đối học mót mà vua Thánh tông lập bút ban phong CHÂN TRẠNG NGUYÊN. Trạng Lợn chỉ dùng mẹo vặt đối phó với sứ Tàu một tí mà hoàng đế nhà Lê đã nức nở ban khen: “Nếu trong triều đều như bậc các ngươi cả thì trẫm chỉ nằm yên ngủ kỹ (!)”. Như thế thì không phải ngẫu nhiên mà Trạng Lợn lại được đặt vào bối cảnh lịch sử thời Lê Thánh tông, vị anh quân nổi tiếng ở thời đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Thời ấy mà còn thế! Vua ấy mà còn thế! Vậy triều khác, thời khác sẽ như thế nào? Toàn bộ cái chế độ vua quan là như thế nào? Ở đây có cách trào phúng như kiểu nhà thơ Yên Đổ, nhân vịnh Truyện Kiều, đoạn gia đình Thúy Kiều mắc nạn, đã hạ câu:

Có tiền việc ấy mà xong nhỉ!

Đời trước làm quan cũng thế a?

Đến đây, ta càng nhận thấy ở truyện Trạng Lợn cái chất trào lộng nhẹ nhàng, chơi chơi mà sâu sắc, mang ý nghĩa bài bác nhiều tín điều cơ bản của Nho giáo mà giai cấp phong kiến đã đề cao lên thành thiên kinh, địa nghĩa. Nó còn chế giễu cả cái chế độ phong kiến với ông vua mu mơ, với những bầy tôi ngu ngơ như kiểu Trạng Lợn, mới nứt mắt đã lên mặt tự phụ, chăm chăm tiến thân theo con đường khoa cử, công danh mà chung quy thực chất chỉ là lặp lại như vẹt theo sách vở hoặc những điều người khác mớm cho.

Tuy nhiên, người ta không hẳn mất cảm tình với Trạng Lợn khi anh ta tỏ ra hãnh tiến, có lúc lên mặt với kẻ này, kẻ khác. Song đó là đối với những tên bất lương: Cam, Quýt, Lục, Sở. Còn nói chung Trạng Lợn vẫn là người đôn hậu, hiếu đễ trong gia đình, nghĩa tình với bè bạn, chung thủy với vợ hiền. Anh ta chỉ có vẻ dớ dẩn, dốt nát khi phải ứng phó, đối đáp bằng những thứ chữ nghĩa lủng củng, xa lạ, tuồng như vô nghĩa đối với những con người bình dân chất phác, thực tiễn. Ngoài ra, nhiều lúc anh ta lại tỏ ra thông minh, sắc sảo vô cùng. Ấy là khi anh ta cố tình nhìn nhận cái động tác vuốt mặt, tẽ râu ở ông quan về hưu, thành động tác ra hiệu bằng lòng bán lợn giá 18 quan, để rồi cuối cùng cả hai ông bà “cha mẹ dân” phải phục tài, chịu thiệt. Ấy là khi anh ta đưa cái vòng tròn “Bao quát càn khôn” ra, với hàm ý khoanh lại cái chữ thập “Tung hoành vũ trụ” sặc hơi khoác lác bành trướng của lũ quan quân Thiên triều giữ ải. Chi tiết này thức khoái chá! Không phải vì nhại lại cái tiếng Tàu chửi tục, lấy nó đập nó rất đúng chỗ, mà chính vì cái tính khái quát rất cao của sự đối đáp. Phải quyết chặn đứng cái tham vọng ngông cuồng của bọn bành trướng phương Bắc, há chẳng phải là một thực tiễn, một chân lý mà dân tộc ta đã từng phải đấu tranh suốt trường kỳ lịch sử giữ nước và dựng nước đó sao? Những lúc ấy, Trạng Lợn lại phân thân, hóa thân thành đại diện cho trí tuệ, tài năng của nhân dân mình, của dân tộc mình.

Cả đoạn Trạng đi sứ đều bất ngờ, lý thú, đầy kịch tính như những đợt sóng xô dồn đến cao trào, là đoạn hay nhất của truyện. Kiến thức dân gian xem rễ đa, lá cỏ để đoán điềm trời mưa, đã giúp Trạng thắng mọi lễ nghi, pháp thuật đảo vũ ở triều đình phương Bắc. Câu nói lái dớ dẩn “Sừ tiên ban, Sứ tiên cung …” chỉ nhằm gỡ thế bí, ngẫu nhiên trở thành lời sấm ký định mệnh mà mọi cái đầu uyên bác ở cái nước vẫn tự phụ là văn minh bậc nhất ấy không sao đoán nổi. Thiên triều vẫn dương dương tự đắc mình là cái rốn thiên hạ, bốn phương đều phải quy phụ, thì qua câu nói ngẫu hứng rất tếu của Trạng, chẳng qua kinh đô nơi ấy chỉ như chỗ bẹn … (!). THIÊN, ông trời (vẫn được các hoàng đế Thiên triều tôn là bố, mà tự xưng là Thiên tử – con trời) bị Trạng dùng phép chiết tự, đánh cho cái dấu bằng (=), bất quá bằng hai vị sứ nước Nam. Xược đến thế còn gì! Vũ trang bằng sự thông tuệ dân gian, trên tư thế tiến công, Trạng đã giành thắng lợi ở mọi trận đấu trí trên cả những lĩnh vực có tính chất nguyên tắc, tôn nghiêm ngay tại cái ổ phát tích của ý thức hệ và chế độ phong kiến phương Đông. Tầm cao và chiều sâu của giai thoại Trạng Lợn đi sứ là ở chỗ ấy.

Về tính chất, truyện Trạng Lợn tuy đậm màu sắc dân gian, nhưng lại cũng nhiều chất bác học. Như lời TỰA của người soạn lại để đưa in thành bản chữ Nôm, thì truyện đã được trước đó và đương thời lưu truyền và cố định bằng văn bản (chưa rõ bằng chữ Nôm hay chữ Hán). Tiếp xúc với văn bản Nôm này, ta thấy sự gia công định hình cho truyện là khéo và công phu. Truyện viết theo lối tiểu thuyết chương hồi, từng đoạn tiếp nối nhau, liên kết chặt chẽ, hô ứng lẫn nhau thành một chỉnh thể, khó có thể bỏ một đoạn nào được. Có tình tiết bắt nguồn từ các truyện cổ dân gian. Nhưng cũng có nhiều tình tiết được gợi hứng từ sách vở. Đoạn lý do sinh trạng như ở nhiều truyền thuyết về các bậc danh nhân trong lịch sử. Đoạn tiên Chử Đồng Tử na ná truyện Trương Lương với Hoàng Thạch Công. Đoạn mưu mẹo Trạng đi chinh phạt thì đầy rẫy trong các tiểu thuyết chinh chiến của Tàu. Đoạn gặp gỡ giai nhân thì hơi hướng như trong Tình sử. Bước thang danh vọng hiển quý của Trạng theo cái cõi trình tự nhà nghèo, đỗ đạt, lấy vợ đẹp, làm quan to đánh giặc lập công, trừ khử gian thần, … thì phảng phất từ nhiều truyện Nôm khuyết danh. Đọc lên, cứ thấy vừa quen quen lại vừa là lạ. Cái tạo nên cảm giác quen quen chưa hẳn chỉ là sự cóp nhặt, mà ở đây hình như có dụng ý của người kể muốn tạo nên sự lặp đi lặp lại nhàm chán như thân phận những nhà nho gọi là hiển đạt ngày xưa. Cái tạo nên cảm giác là lạ thú vị, ấy là những chỗ nhân vật ngẫu nhiên, bất ngờ, ngớ ngẩn lặp lại những điều vừa học mót được như con vẹt, mà thế nào lại trúng. Ở đây, cách thể hiện cũng có dụng ý khái quát cái sự học hành, lập ngôn, lập nghiệp của nhà nho xưa kia có khác gì con vẹt sách, toàn những “Tử viết … Thánh vân …” (Đức Khổng tử nói …, bậc thánh nhân rằng …) may ra gặp thời mà nên danh nên giá. Cho nên chuyện tưởng như là “cóp”, là “bịa”, là hư nhưng chung quy lại rất thực. Về mặt này, nó cũng khác nhiều với cách kết cấu theo thủ pháp truyền thống ở các truyện cười khác.

Đến đây, ta có thể đoán định: Từ một mẩu chuyện dân gian lúc đầu còn lỏng lẻo, sơ sài và hạn chế về tầm mức, một nho sĩ nào đó (có thể không phải chỉ một người hoặc chỉ làm một lần) đã gia công viết lại, hư cấu, bổ sung thêm, kết cấu cho có lớp lang, chương hồi chặt chẽ, với một thủ pháp nhất quán, nhằm nâng cao sức hấp dẫn và tầm khái quát để nó trở thành một truyện hoạt kê. Cho nên, nó vẫn nhiều tính chất một truyện cười dân gian, song đồng thời đã có khuynh hướng vươn tới một sáng tác văn học hoàn chỉnh với hoàn cảnh điển hình, với nhân vật điển hình là Trạng Lợn, kiểu một Xuân tóc đỏ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng sau này.

Truyện Trạng Quỳnh, cũng như nhiều truyện cười dân gian khác, tuy đánh vỗ mặt nhưng thường mới chỉ vào những rạn nứt bên ngoài của chế độ phong kiến. Tiếng cười trong truyện Trạng Lợn tuy có vẻ như đùa cợt chơi chơi, song, lại mang ý nghĩa phủ nhận chế độ phong kiến đến tận những vấn đề thuộc ý thức hệ, thuộc quan điểm, đạo đức, lẽ sống của Nho giáo. Đối đầu với thế lực phong kiến Trung Hoa, nó không chỉ đề cao trí thông minh, tài giỏi của dân tộc ta như một sự tự hào, khẳng định mà hơn thế nữa, nó còn vạch trần bản chất của chủ nghĩa bành trướng phương Bắc, xác định tư thế và trách nhiệm lịch sử của dân tộc ta. Tiếng cười ở truyện Trạng Lợn tuy không sảng khoái bột phát ra ngoài, nhưng lại giàu chất khái quát triết lý. Những tình tiết tưởng như ngẫu nhiên, nhưng lại hàm chứa những ý nghĩa tất nhiên. Giá trị truyện Trạng Lợn là ở chỗ đó.

Nhiều tài liệu đoán định truyện Trạng Quỳnh xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVIII sang thế kỷ XIX, lúc chế độ phong kiến đã suy nhưng chưa tàn. Nó mới như tiếng chuông báo hiệu sự sụp đổ của chế độ phong kiến là không thể tránh khỏi.

Còn truyện Trạng Lợn. Có thể có những chi tiết truyện đã phôi thai từ sớm trong dân gian, nhưng thành một truyện hoàn chỉnh như ta biết thì phải từ khi ý thức hệ phong kiến đã khủng hoảng đến cùng cực, chế độ phong kiến đã tàn tạ đến sụp đổ, để người ta tha hồ chế giễu. bôi bác, phủ định. Đó là tiếng kèn giễu cợt, mỉa mai, đưa ma chế độ phong kiến.

***

Dù thế nào, truyện Trạng Lợn cũng đã trở thành tài sản văn hóa chung của dân tộc ta, được nhân dân ta ưa thích. Lại có nhiều chỉ dẫn là truyện có xuất xứ gắn bó với quê hương Bình Lục nói riêng, Hà Nam Ninh nói chung. Làng Mạnh Chư còn đó với nhiều chứng tích dân gian có thể liên quan đến một mẫu nhân vật xa xưa của truyện. Hà Nam Ninh còn là một vùng quê cười với hai nhà thơ trào lộng Yên Đổ, Tú Xương nổi tiếng; còn như Kép Trà, Phạm Ứng Thuần, Trần Tích Phiên, … thì không phải ít. Vùng đất ấy, chứng tích ấy, tâm lý và tài hoa truyền thống ấy, đó là lý do để có thể ghi nhận truyện Trạng Lợn phát tích tự quê này.

Vì vậy, chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc TỦ SÁCH QUÊ HƯƠNG bản truyện Trạng Lợn này, vừa giàu màu sắc quê hương, vừa nhiều ý vị của lối kể chân chất, phác thực xưa cũ. Nó cũng hết sức có ý nghĩa thực tiễn trước những tàn dư tư tưởng phong kiến còn biểu hiện trong nếp nghĩ, lối sống, cách nhìn xa lạ với sự nghiệp xây dựng CUỘC SỐNG MỚI, CON NGƯỜI MỚI ngày nay. Nhất là trong khi dân tộc ta, hơn lúc nào hết, phải luôn luôn cảnh giác, dốc sức đối phó với tham vọng “tung hoành vũ trụ” của thế lực bành trướng phương Bắc.

Mời các bạn đón đọc Truyện Trạng Lợn của tác giả Mộng Quế Thư Hiên.ng, và để Chúa có thể được sinh ra mỗi ngày trong tâm hồn chúng ta.

Download ebook

Truyện Trạng Lợn – Mộng Quế Thư Hiên


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Truyện Trạng Lợn – Mộng Quế Thư Hiên Tweet! Quyển sách là tập hợp của những mẫu truyện truyền thuyết cũng như những câu chuyện có…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose