Trò Chơi Sinh Tử


    Giới thiệu

    Trò Chơi Sinh Tử




    Ngất lịm trên chiếc xe buýt chở cả lớp đi tham quan, Shuya cùng 41 người bạn tỉnh dậy trong một ngôi trường xa lạ, tại một hòn đảo hoang vắng. Trên cổ mỗi đứa có đeo một chiếc vòng kim loại kỳ quái. Một người đàn ông lạ mặt xuất hiện cùng ba tên lính vũ trang, tự xưng là giáo viên chủ nhiệm mới, thông báo rằng cả lớp đã được chọn để tham gia “Cuộc thực nghiệm chiến đấu thuộc Chương Trình số 68” của Chính phủ.

    Và “trò chơi” ác mộng bắt đầu!

    Choáng váng và đau buồn tột độ, Trò chơi sinh tử dựng lên một thế giới phi nhân đến điên rồ, nơi cái ác tự do, nhân quyền trở thành hiểm họa, và những giá trị đạo đức căn bản bị chà đạp lạnh lùng; nhưng đồng thời cũng là câu chuyện về cái thiện và tình yêu, bền bỉ ngân lên ngay trong những hoàn cảnh tàn khốc nhất.

    ***

    Kể về đất nước này khá là thối nát, chính phủ nghĩ ra trò chơi gọi là dạy cách sinh tồn cho học sinh sống sót khi có chiến tranh nổ ra. Chương trình trò chơi giải trí này mỗi năm 1 lần, chính phủ chọn ra ngẫu nhiên cả 1 lớp (Lớp 9) trong tất cả trường học ở toàn Nhật Bản. Sau đó thả cả lớp lên 1 hoang đảo đã được di cư. Hoang đảo có đầy đủ máy quay và được chiếu trực tiếp lên Tivi như 1 gameshow cho người dân coi cũng như bọn nhà gìau cá độ . Bắt buộc cả lớp phải thịt nhau cho tới 1 người duy nhất sống sót chiến thắng mới được rời đảo.
    Tất nhiên là các học sinh bị bất thình lình đánh thuốc mê rồi vứt lên đảo, mỗi 1 đứa được chọn ngẫu nhiên 1 balo có vũ khí ngẫu nhiên rồi té. Cũng có các khu nổ bom ngẫu nhiên, Vòng bo các kiểu và hạn chế người ko chơi trò chơi bằng cách đặt vòng bom ở cổ.
    Ae nghĩ xem sẽ thế nào khi chơi trò chơi vl này, Tình bạn sẽ không còn. Ko luật pháp , bản chất ích kỉ con người sẽ xuất hiện như 1 loài dã thú bất chấp để sống sót trở về.

    1 Bộ truyện cực cực kì hay, gay cấn nghẹt thở. Đỉnh của đỉnh. nét vẽ rất ghê rợn và gây ám ảnh.Phải nói là 1 tuyệt phẩm thật sự mà ae nên đọc.Cực kì thực tế

    ***

    Đây là lần thứ n mình nhắc đến tiểu thuyết này, và không biết bao nhiêu lần giới thiệu người khác đọc thử thì bị chửi thẳng vào mặt: “Tởm quá mày à.”

    Cơ mà mình vẫn thích nó. Đây là tiểu thuyết đầu tiên (cũng như duy nhất) mà mình đọc trọn vẹn bằng tiếng Anh. Ngay cả manga của nó cũng thế.

    Và nếu không lầm thì vì đọc truyện này mà mình nhớ được rất rõ từ “suicide” (tự tử). Từ ấy xuất hiện không nhiều lần trong tiểu thuyết, nhưng không hiểu sao nó có tác dụng khiến mình ghi nhớ rất lâu. ????

    Nói lan man cũng nhiều, vô chủ đề chính nào. :))
    Chung quy toàn bộ tiểu thuyết này chỉ nói về một trò chơi. Một trò chơi với luật lệ rất đơn giản, dễ hiểu, linh hoạt và thiết thực:

    GIẾT hay BỊ GIẾT ?

    Luật chơi rất đơn giản – đơn giản đến kinh tởm. Nói đơn giản là hoặc mày giết tao, nếu không thì – Xin lỗi nhé – tao phải giết mày. Điều đáng kinh tởm hơn của nó chính là việc đẩy 42 học sinh trong cùng một lớp học vào thế đối đầu với nhau. Bởi vì dù sao thì cuối cùng cũng chỉ còn 1 người có thể sống sót thôi mà…

    Nói chung mọi thứ cũng chỉ là một trò chơi thôi. Cuộc sống cũng là trò chơi nốt. Mà trước hết phải bàn về luật chơi một chút chứ nhỉ ?

    Thế này nhé, trò chơi thú vị bắt đầu với 42 học sinh, trong đó có 21 nam và 21 nữ. Mỗi năm chính phủ sẽ cho quay loto để chọn ra lớp “may mắn” được tham gia trò chơi. Nói thẳng ra là được chọn quả là một VINH DỰ cực kỳ to lớn. Thật đáng mừng là bạn đã được chọn để tham gia đóng góp vào chương trình góp sức cho nền chính trị nước nhà. m/

    Các bạn sẽ được quăng vô một căn phòng trên một hoang đảo bốn bề là biển nhé. Rồi được phổ biến luật chơi kỹ càng nhé. Nếu may mắn còn được nhìn thấy xác chết của giáo viên mình nếu người ấy phản kháng không cho các bạn tham gia trò chơi bổ ích nhé. Mà nếu quá xúc động đến phấn kihích trước sự may mắn ấy thì các bạn sẽ được xuống lỗ ở với dế nhé. Nói chung là Quá sức hấp dẫn há ?

    Các bạn sẽ được quăng cho một cái túi đi đường. Trong đó có chứa vũ khí, nước uống, la bàn và bản đồ. Vũ khí thì còn tùy thuộc vào sự hên xui của các bạn hén. Hên thì lấy được súng, xui thì lấy nhầm cái nắp nồi. (Ơ cơ mà yên tâm, nhân vật chính của chúng ta sống được đến cuối trò chơi mà lúc đầu chỉ có cái boomerang ấy m/ – đơn giản vì bạn có làm được cái mịe gì ra hồn ngoài võ mồm đâu, toàn người khác làm giúp ấy chứ m/). Bánh mì và nước uống này. Bạn chỉ bị nhốt trên đảo có 3 ngày thôi, và trong 3 ngày này thì các bạn chẻ phải đấu với nhau sao cho đến ngày thứ ba thì chỉ còn một bạn sống sót thôi. Sau 3 ngày nếu còn quá 1 người sống thì cái vòng cổ các bạn “được* cho đeo sẽ lập tức phát nổ. (Và các bạn sẽ hẹn gặp nhau ở lỗ cùng chơi với dế). Còn công cụ của bản đồ cũng đơn giản lắm, nó được chia ra làm nhiều khu, mỗi 6 tiếng đồng hồ sẽ có một số khu trở thành khu vực nguy hiểm, bạn mà léng phéng vào đó là… “BÙM!” – dế chào đón bạn ở lối xuống lỗ. m/. Kể ra cũng chu toàn lắm, bạn mà cứ trốn chui trốn nhủi ở đâu đó thì đến lúc cũng phải lòi đầu ra thôi.

    Ờ, với cái luật hết sức đơn giản đó, trò chơi bắt đầu.

    GIẾT hay BỊ GIẾT!
    Tùy bạn lựa chọn. m/

    ***

    Từng đọc, xem khá nhiều thứ giải trí có liên quan đến bạo lực.
    Mà “bạo lực” là gì nhỉ? Vẫn chưa lần nào tìm hiểu chính thức. Cứ tự định nghĩa nôm na một cách rất bên ngoài là “choảng nhau”, bụp đến chết thì thôi.

    Truyện chữ, đọc không có người chết, không có án mạng, không thấy kịch tính.
    Truyện tranh, xem không có quánh nhau, không khoa chân múa tay thì cảm thấy chán chán.
    Phim ảnh không có rượt đuổi, cháy nổ đì đùng, không có cầm vũ khí múa loạn xạ, xem chẳng sướng mắt.
    Xem hiệp khách, sát thủ thọc kiếm sắc lẻm sâu vào ngực đối thủ, nghĩ “đâm sướng tay ghê”.
    Xem cảnh sát, tội phạm nã tiểu/đại liên, thây người thủng lỗ chỗ, nghĩ “có khi nào đem đèn cao áp chiếu vào, ánh sáng xuyên qua không ta”.
    Xem đấu sĩ La Mã chặt bay đầu đối thủ, nghĩ “máu phun nhìn như vòi nước pha màu, cái xương cổ nằm đâu rồi.”
    Và nhiều, nhiều những cảnh bạo lực máu me ác liệt đến từ hàng đống phim ảnh đã xem. Nghệ thuật thì có bay lên lơ lửng như lá mùa thu trước khi rơi phịch xuống đất nát thây (cảnh này đạo diễn thường không quay). Tởm tởm thì có mấy cái đầu thân nát bét, đinh ghim tựa nhím, nội tạng bẹp dí, giun gián trùng kiến lớp ngớp bò ra bò vô khắp người cỡ Final Destination hay phim Thái. Máu me mà hài hước thì có mấy thằng biến thái chém người như bửa củi, rồi nửa thây dưới nó chòi chòi lết theo (lì tợn) trong hàng đống phim kinh dị thậm chí chả biết tên.
    Xem mấy cái đó, chưa bao giờ thấy sợ, cùng lắm không thích xem nếu cảnh “bạo lực” bẩn (ghét bẩn).

    Nhưng không ngờ còn có một bộ truyện tranh “bạo lực” mà xem rồi lại không dám xem hết vì tính bạo lực quá “bạo liệt” của nó (cũng sợ xé sách hay đập máy vì bực).

    Battle Royale bắt đầu từ tiểu thuyết, thành manga, rồi lên phim.
    Tiểu thuyết lười đọc (mà chả biết nó được dịch ra tiếng Việt chưa). Phim, liếc cái cách xử lí màu là hết muốn xem (ghét cách sử dụng màu trong phim nhựa châu Á lắm luôn).
    Chọn mỗi cái truyện tranh để xem giải trí.

    Tâm lí giải trí bị dẫm đạp không thương tiếc.

    Xem một vài chương đầu, hình vẽ nét, không rối, quyết định xem tiếp (hơi dị màn chào sân bằng abcxyz của mấy em nhân vật nữ).
    Xem tiếp các chương sau, èo, vẽ hơi be bét, bạo lực quá à. Bắt đầu không thích các hình ảnh có phần phóng đại màn “máu thịt bầy nhầy”.

    Càng xem càng ức chế.

    Truyện chắc chắn có rating 18+, bạo lực vậy, abcxyz, tất nhiên dành cho người lớn (tức trên 18, lớn chưa thì không rõ) đọc. Vậy đặt nhân vật trong bối cảnh trung học làm gì? Để nhắc nhở phụ huynh (tại con em đúng độ tuổi nhân vật tức 14, ai cho xem)? Nhắc nhở phụ huynh giáo dục con em đừng để nó hư đốn đến nỗi bị ném vào “trò chơi sinh tử”? Cảnh báo phụ huynh rằng ép con nó phải hơn người rồi cũng có ngày nó hơn người đến độ sẵn sàng giết bất cứ ai hơn nó? Thừa quá, một số phụ huynh xem rồi nhỡ họ nghĩ theo chiều hướng “Mày xem đó làm gương, lêu lỏng không học hành, không phấn đấu có ngày chết thảm.” Con em lại lao đầu vào học, rồi phát điên, rồi cầm dao chém người => như không. Thẳng thắn nhắc nhở thì hơn.

    Có người giải thích với tôi, đây là khơi gợi cho người xem nhớ đến sức mạnh đoàn kết, vượt qua nổi sợ ích kỷ bản thân, cùng nhau kháng địch. Eo ơi, thấy đám học sinh trong truyện cao lắm được phát khẩu tự động. Bọn lính trang bị tận răng. Thêm mấy cái vòng mà buồn buồn nó nổ bất tử. Kiếm được thằng thiên tài điện tử nào phá mấy cái vòng đi rồi đòi “đoàn kết là sức mạnh”. Thấy cái ông viết truyện chả cung cấp tí tẹo trang bị khả thi nào để chói sáng cái tinh thần “đoàn kết là sức mạnh”.

    Lại có người bảo tôi, một chân lí sâu sắc và hiện thực về “khát vọng sinh tồn”. Ôi thôi, thú đã tiến hóa thành người (hầu hết). Cần thiết đem cái chân lí sinh tồn tiền sử ra “dạy” lại không đây. Người xem nào mà biết rút ra chân lí thì không cần dạy lại. Kẻ đã sẵn chân lí tiền sử thì có xem cũng dạy không nổi. Mà xem Animal Planet, nhớ câu trong truyện từng dịch “Một con trâu không giết một con trâu khác để sống, một con cọp không giết một con cọp khác làm thú vui.”, thấy hay hay. Đang yên đang lành chúng chả khi nào choảng nhau đến chết. Dường như chỉ có con người đi “bụp” con người đến đứt hơi tắt thở à. Chúng “giết nhau để sinh tồn”, cái đó là chuỗi thức ăn, không nhiều loại “măm măm” đồng loại của nó. Cứ hay gieo tiếng ác lên đầu các con vật.

    Không ít người bảo rằng: đây chỉ cho thấy thế hệ trẻ bị ghẻ lạnh, bị xem thường, đánh đồng với sự bại hoại trong mắt “quý người lớn” (nghe như ver cao hơn của vở hài kịch teen – không teen), thì ra chúng vốn tốt đẹp, biết yêu thương và hy vọng hơn các vị nhiều. Mà thấy với cách “kill từng đứa” như nội dung câu chuyện này thì “trẻ con ngoan” vẫn chỉ là 1 ít vs 1 đống. Bói đâu ra cái tinh thần “mọi người vì một người” sáng chói chứ?

    Ôi thôi là nhiều những giá trị cao vợi được dành cho cụm sản phẩm giải trí “Battle Royale”. Nhưng tôi chả cảm nổi cái nào, cũng chả cái nào thuyết phục được tôi xem tiếp Battle Royal vì nó “hay nè”, “nhân văn nè”.

    Battle Royale gây sốc vì dùng “máu me be bét” để làm người xem phải nhìn nhận mấy vấn đề nhân văn. Hay tôi nghĩ ngược lại thế này, nó không “máu me be bét” cũng không thu hút thiệt nhiều người chú ý nó. Một vòng tròn với 2 mũi tên nối đuôi nhau.

    Chung quy thì giá trị nào của bạo lực là khả dĩ với cái truyện này đây? Không thích xem.
    (Thêm cái là hơi ứa gan với cách vẽ phóng đại mấy cảnh “bầy nhầy”, tai nạn xe tải còn không đến mức đó. Cũng khó chịu với mấy cảnh abcxyz, đây đang nói bạo lực, đưa hình abcxyz vào làm quái gì?)

    Một vấn đề thú vị là nhiều người đến với câu hỏi “Bạn làm gì khi ở trong trò chơi này?” bằng câu trả lời “Tôi sẽ tử tự với bạn bè.”

    Hax, ở không ghê. Nếu chọn cách tự sát, tôi tự chết còn hơn xúi đứa bạn chết chung. Chẳng dám tin ai can đảm vượt qua nỗi sợ bản thân. Rủi thay nó nghi mình , bụp mình phát chết tươi thì … đằng nào cũng toi, còn phải mắc công đau lòng vì bị nó kill.
    Thế giới truyện đã bi kịch, thôi thì quăng câu chót tự “bi kịch hóa” suy nghĩ tí: Thích làm người tốt thì cứ quan niệm mình không phụ người, nhưng làm ơn ném quách cái suy nghĩ “mình không phụ người thì người không phụ mình”, cứ đi làm tốt bổn phận “người tốt”.

    Download

    Trò Chơi Sinh Tử


    FULL:


    MOBI_1


    MOBI_2

    Bookmark (0)
    ClosePlease login

    Giới thiệu Trò Chơi Sinh Tử Tweet! Ngất lịm trên chiếc xe buýt chở cả lớp đi tham quan, Shuya cùng 41 người bạn tỉnh dậy trong một ngôi trường…

    Bookmark (0)
    ClosePlease login

    Trả lời