Trên Đường Rong Ruổi

Trên Đường Rong Ruổi

[toc]


Giới thiệu ebook

Trên Đường Rong Ruổi


Sau thành công của Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Hãy tìm tôi giữa cánh đồng, Những lối về ấu thơ và gần đây nhất là Sài Gòn chuyện đời của phố, cặp đôi tác giả vợ chồng nhà báo Phạm Công Luận và Đặng Nguyễn Đông Vy cùng xuất hiện trong bộ tản văn “Trên đường rong ruổi” & “Lạc giữa nhân gian”, vừa được Công ty Sách Phương Nam xuất bản. Sách được in màu trang trọng trên giấy couche và được đặt trong hộp xinh xắn.

Hai cuốn sách là những dòng độc thoại nội tâm của vợ chồng Vy – Luận. Chọn cách kể chuyện và xuất hiện cùng nhau trong một bộ sách vừa chung vừa riêng chính là nét độc đáo của ấn phẩm lần này.

Với Trên đường rong ruổi, Phạm Công Luận đưa chúng ta về miền ký ức với Cây ta thích trồng, Món ăn ngày Tết, Con vật yêu thích, Bạn cũ trung học, Gác xép, Ông nội và cha và con, Giao thừa, Tình đầu v.v… và khiến người đọc rưng rưng với đoạn kết Nhớ mẹ những đêm xưa:

“Nhà xây xong, má sống với con cháu thêm được mười một năm nữa. Khi đưa tang má, chiếc quan tài được đô tùy khiêng ra và cúi thấp đầu để má chào căn nhà yêu dấu lần cuối. Ta chống gậy tre đứng nhìn, quặn thắt trong lòng.”

Lạc giữa nhân gian của Đặng Nguyễn Đông Vy là những chiêm nghiệm về cuộc đời chính mình, hay rộng hơn là những chiêm nghiệm về cuộc sống. Độc thoại, Những người đàn bà đọc, Cô bé trèo cây, Từ ngữ, Chốn riêng, Chung thủy, Chọn lựa, Nếu hạnh phúc là món ăn, Con cái, Tình yêu đầu tiên, Giấc mơ màu nước, Lạc giữa nhân gian…đều chạm vào nỗi cô đơn sâu thẳm và những mong ước thầm kín của nhiều người. 

***

Tập tản văn Trên Đường Rong Ruổi  gồm có:

  • Cây ta thích trồng
  • Để lại cho con
  • Món ăn ngày Tết
  • Bây giờ mới là sống
  • Chuyện con cái
  • Con vật yêu thích
  • Nhớ mẹ những đêm xưa
  • Bạn cũ trung học
  • Năm 2000
  • Gác xép
  • Tiếc đến bây giờ
  • Ông nội và cha và con
  • Nói với con về quê mẹ
  • Giao thừa
  • Một vẻ đẹp bí ẩn
  • Đường rong ruổi nhớ thơ Haiku
  • Mùi hương ký ức
  • Tình đầu…
  • Xe buýt mùa mưa
  • Từng giọt cuộc sống
***
Từ hồi còn nhỏ, ta nhớ cây cối quanh nhà không có nhiều. Xóm bình dân, có vài nhà khá giả trồng cây cảnh nhưng không mấy khi được vào nhà họ để xem.

Nhà ta có một chút xíu đất trước nhà để mấy chậu cây, hoặc chỉ là một cái thau nhựa làm chậu. Trong đó, mẹ ta trồng cây lá cẩm, tần dày lá mà ta gọi là lá cầm máu. Ba ta trồng một cây lá xanh đậm gọi là cây kiến cò.

Bao nhiêu năm rồi sao khi nghĩ về những cây cỏ bình thường như vậy, ta vẫn thấy có cảm giác nao nao. Đối với đứa trẻ bảy tuổi, lá tần thơm dịu mùi chanh, dày dặn, mọng nước. Chị ta dùng những cái lá thơm tho đó, rửa sạch giã nhỏ, đắp vào vết thương đầu gối khi ta té ngã. Mẹ ta thường nấu cho các con một nồi xôi thơm dẻo màu tím ngăn ngắt chắt từ lá cẩm tím.

Cây kiến cò, lá thuôn dài, là một loại cây nhỏ. Mỗi đêm, những bông hoa rất giống con cò, con hạc màu trắng nổi bật trên nền lá xanh thẫm trong bóng tối. Dưới ánh trăng, ta mải mê nhìn bầy hạc trắng mà thấy mình lạc vào một thế giới huyền hoặc nào đó tự xa xưa, có bầy hạc trắng tụ về cây cổ thụ tán chuyện thiên đình.

Ta nhớ hàng rào bông bụp quanh nhà anh rể thứ sáu sống cùng xóm. Lá chúng xanh đậm, hoa đỏ thắm. Sau nhà anh là hàng rào sắt có leo dây mồng tơi. Ở đó ta thơ thẩn hái trái chín tím về ép mực. Mực nhợt nhạt, không bằng thứ mực pha bằng những viên mực vuông óng ánh màu xanh lá cây mua ở trước cổng trường. Dưới hàng rào mồng tơi là đám lá cách xanh mát, có hoa trắng thuôn dài. Vò lá trong tay có một mùi thơm thanh sạch tỏa ra…

Những cây mận, cây ổi gần nhà hay cây táo gai trồng trước nhà là loại cây ăn được, nhưng không phải là loại ta quyến luyến đến mức mong có bên nhà. Ta mơ ước nhà đủ rộng có sân, có vườn được rào quanh bằng bông bụp, mồng tơi như đã thấy hồi xưa.

Nhưng nếu được miếng đất, trồng chung quanh hàng rào bằng những loài cây đó ta có đủ vui không? Đó là niềm yêu thích tuổi nhỏ, gắn với những kỷ niệm hồi nhỏ, khi lòng còn thơ ngây và phơi phới yêu cuộc sống này. Sẽ phải lo ngay ngáy vì không ngăn được ai bằng cái hàng rào bằng cây mảnh dẻ ấy. Thời thế đã thay đổi lâu rồi. Không phải là bốn mươi năm trước nữa.

Ta thích có cây mai tứ quý trong sân. Cây mai quê mùa, hoa nở quanh năm loại bông vàng nhỏ năm cánh. Hoa rụng là đến đài bông màu đỏ xòe ra như cánh hoa. Ta sẽ lặt lá mỗi rằm tháng chạp như ba ta khi xưa, đến khi nào còn sức và con ta sẽ làm tiếp chuyện đó. Ta muốn hai con trai, Thuyên và Chương có chút kỷ niệm về chuyện này.

Ta thích một chậu mai chiếu thủy. Bông trắng nhỏ và chúi xuống mặt đất. Mai chiếu thủy thơm nhẹ, lá nhỏ xinh xắn và thân cành cằn cỗi nhìn rất u trầm. Nhìn nó, ta nhớ lại dăm khu vườn lớn trên đất Gia Định hồi ta còn nhỏ được viếng thăm cùng cha mẹ. Người gốc gác lâu đời đất này thích trồng nó.

Ta không hề mê hoa phong lan dù thấy rất đẹp nếu có chưng trong nhà. Những loài hoa khác như cẩm chướng, hoa lys rất lộng lẫy trong ngày Tết. Nhưng sâu trong tâm hồn, ta thấy thân thương khi nhìn thấy hoa mai, mai tứ quý và mai chiếu thủy. Và bùi ngùi nhớ mẹ khi thấy bông vạn thọ, thứ hoa trong nhà không chưng nữa.

Ta thích cây cối mọc bên vách nhà, ngoài cửa sổ, bên góc vườn hay trước sân nhà. Nhưng khi bước vào một khu vườn lớn, trang trại trồng cây, màu xanh ngắt khiến ta sảng khoái nhưng thiếu sự rung động khi nhìn cây cỏ gần gũi với nhà cửa, kiến trúc, phố xá, đình chùa… nơi sinh sống của con người. Phải chăng đó là tâm thức đô thị của kẻ sống trong không gian hẹp?

Cây cỏ quanh nhà với ta có vài thứ làm ta quyến luyến, vì tuổi nhỏ chỉ gần gũi với chúng. Chúng giống như những đứa bạn hiền lành, chất phác hồi nhỏ sống bên cạnh ta. Khiến ta nhớ hoài.
 

Mời các bạn đón đọc Trên Đường Rong Ruổi của tác giả Phạm Công Luận.

Download ebook

Trên Đường Rong Ruổi


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Trên Đường Rong Ruổi Tweet! Sau thành công của Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Hãy tìm tôi giữa cánh đồng, Những lối về ấu…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose