Tình Yêu Và Tuổi Trẻ Ebook Pdf – Epub – Azw3 – Mobi

Tình Yêu Và Tuổi Trẻ Ebook Pdf – Epub – Azw3 – Mobi

Download Ebook

Tình Yêu Và Tuổi Trẻ

Pdf – Epub – Azw3 – Mobi


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Giới thiệu

Tình Yêu Và Tuổi Trẻ




Tình yêu và tuổi trẻ (nguyên tác tiếng Pháp: Fermina Márquez) là câu chuyện xảy ra dưới một mái trường trung học trong một bầu không khí đầy thơ và mộng. Một nữ sinh Nam Mỹ, quý phái và thánh thiện, bị quyến rũ và phải lòng trước hai cậu thiếu niên.

Một cậu đã sành sỏi, già dặn trong sự chinh phục và một cậu có tâm hồn đầy phức tạp và đầy thao thức, bị xâu xé giữa những khát vọng sâu thẳm và âm u nhất. Câu chuyện của tuổi học trò, của thời niên thiếu. Có lẽ không phải tình cờ mà Valery Larbaud đã chọn những tâm hồn niên thiếu làm nhân vật chính cho tác phẩm. Bởi ai còn lạ gì, đó là lứa tuổi nhiều phép lạ nhất của đời người. Với Tình yêu và tuổi trẻ, Larbaud không mô tả, không phân tích, không kể; trái lại, ông gợi lên một thế giới, ông làm sống lại cái thế giới đó không phải dưới mắt mà ngay trong tâm hồn người đọc, cũng như chính ông, ông không tìm kiếm những chất liệu làm nên cái thế giới đó từ bên ngoài mà ở chính nơi ông.

Tình yêu và tuổi trẻ chính là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta, là cuộc “phiêu lưu” kỳ diệu của tâm hồn niên thiếu mãi mãi còn là tâm hồn bạn của mỗi người trong chúng ta. Cuốn truyện được viết bằng ngôi thứ nhất. Và khi xếp quyển sách lại, dường như người đọc không còn nhớ rõ hay phân biệt lúc nào ngôi thứ nhất đó là “tôi” và lúc nào nó là “chúng tôi”; và có lẽ sau khi kết thúc câu chuyện kể, chính tác giả cũng không còn phân biệt được điều đó. Hơn thế nữa, cái “tôi” của tác giả cũng chính là cái “tôi” của người đọc. Và cái “chúng tôi” đã trở thành cái “chúng ta”. Bởi từ lúc nào (từ lúc nào? Có phải từ dòng chữ thứ nhất khi “ánh phản chiếu từ khung cửa kính của phòng khách chợt lướt qua trên sân cát” báo hiệu sự xuất hiện rực rỡ của người con gái có tên là Fermina?) người ta đã không còn đóng vai khán giả nữa, người đọc đã thực sự bước vào sân khấu muôn đời của lứa tuổi thần tiên. Bạn đã có mặt trong ngôi trường trung học đó, đang ngồi trong lớp học, hoặc đứng cười khúc khích bên hàng rào sim, hoặc đang sánh bước bên nàng Fermina kiều diễm: bạn là Santos, bạn là Léniot, bạn là Camille Moûlier, bạn là tất cả mọi người, bạn là từng người một. Bạn chuyện trò, nói năng, mơ ước, khát vọng… Lớp học kia là lớp học của bạn. Những tâm hồn bạn kia lànhững tâm hồn bạn của chính bạn. Và lời kể kia không còn là lời kể của người kể chuyện mà của chính người nghe chuyện. Kỳ lạ thay, người đọc không ngừng viết và viết lại câu chuyện. Hãy cảm ơn Valery Larbaud đã cho ta cái cơ hội đó, cảm ơn ông đã đưa chúng ta trở về lớp học ngày nào, ngồi vào chỗ ngồi của chính mình. “Không có gì thay đổi, thêm một ít bụi trên các bàn học, chỉ có thế.” Chỉ có thế. Mỗi người đều nhận ra điều đó, một sự thật vô cùng đơn giản nhưng cũng vô cùng khốc liệt. Bởi lớp bụi mỏng kia đã đủ vùi lấp một đoạn đời, một thế giới. Đó là cái gì còn lại khi thời gian đã vỗ cánh bay xa và cùng bay xa theo nó cả một lứa tuổi vàng. Ta vẫn ngồi đó, trong lớp học cũ, nơi bàn học cũ. Tiếng bước đâu đây, tiếng cười đâu đó… Không, chỉ có mình ta thảng thốt kêu lên: Đâu mất cả rồi, những tâm hồn bạn trìu mến ngày nào, họ đã đi về đâu, ai còn, ai mất giữa dòng đời đầy bất trắc, tang thương? “nhiều người đã chết, cậu ơi, nhiều người đã chết!”

Nhiều người đã chết, như Léniot, người học sinh xuất sắc với tâm hồn tối tăm, đày ải, như bao người khác “đã chết cho tổ quốc”… Và những ai còn sống, họ trôi dạt về đâu? Còn Fermina Márquez, nàng tiên đã từng ngự giữa “triều đình tình ái” ngày nào, nàng hiện sống ra sao dưới vòm trời Colombie xa lắc? Hãy tưởng tượng rằng nàng hạnh phúc. Vâng, hãy tưởng tượng… Quyển sách xếp lại, dường như ta vẫn ngồi đó trong lớp học cũ, nơi bàn học cũ. Mãi mãi ngồi đó. Ngậm ngùi…

————————-

Trong suốt nửa đầu thế kỷ XX, Valery Larbaud là một khuôn mặt sáng ngời trên văn đàn Pháp, bên cạnh những André Gide, Jean Cocteau, Léon Paul Fargue… với những công trình sáng tác (thơ, kịch, tiểu thuyết), phê bình cũng như dịch thuật, tất cả tạo cho ông một địa vị vững chắc và nhất là đã gây một ảnh hưởng lớn lao trên nền văn chương Pháp hiện đại. Hãy nói về chuyện dịch thuật. Trong địa hạt này, Valery Larbaud là người đã giới thiệu cho độc giả Pháp những tác phẩm và tác giả ngoại quốc giá trị của Ý, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, v.v… Ông đã từng được xem là một lý thuyết gia về dịch thuật không chỉ nhờ ở kiến thức về ngữ học cho phép ông đọc được hầu hết các thứ tiếng quan trọng trên thế giới mà còn ở những phân tích sâu xa của ông về công việc mà ông gọi là “trường đức hạnh đẹp và cố định”. Trước cả Malraux, có lẽ ông là người đầu tiên giới thiệu William Faulkner cho độc giả Pháp qua bài tựa của quyển Tandis que J’agonise. Ông cũng là người đã từng cộng tác với James Joyce trong việc duyệt lại bản dịch tác phẩm lừng danh thế kỷ của tác giả trên là Ulysses. Hơn ai hết, trong thế hệ đương thời, có lẽ Valery Larbaud là nhà văn “châu Âu” của Pháp với nguồn cảm hứng luôn vượt khỏi biên giới quốc gia. Ông đúng là một công dân châu Âu, một mẫu người không biên giới. Với con người đã từng đi rất nhiều đó, dường như chỉ có một nền Cộng hòa mà ông luôn trung thành, đó là Cộng hòa của chữ nghĩa: “Xứ sở gần gũi với tôi nhất, đó chính là nghề nghiệp của tôi”…

————————-

Huỳnh Phan Anh sinh năm 1940, tên thật là Huỳnh Thành Tâm, học triết ở Đà Lạt giai đoạn 1961-1964, dạy triết học ở Sài Gòn, ông tự nhận mình là nhà giáo “đi lạc vào văn học”.

Trước năm 1975, ở Sài Gòn, Huỳnh Phan Anh cộng tác với bán nguyệt san Văn, tuần báo văn nghệ Văn họcVấn đềKhởi hành… Ông viết phê bình, nghiên cứu, dịch thuật, làm báo, viết văn, mảng nào cũng để lại những dấu ấn.

Các tác phẩm phê bình của ông được nhiều người biết đến: Văn chương và kinh nghiệm hư vôĐi tìm tác phẩm văn chương…; các dịch phẩm: Bãi hoang (J.R. Huguenin), Tình cuồng (Raymond Radiguet, dịch chung với Nguyễn Nhật Duật), Tình yêu và lý tưởng (Thomas Mann), Tình yêu và tuổi trẻ (Valery Larbaud), Thời gian của một tiếng thở dài (Anne Philipe), Hò hẹn trên đồi (Anne Philipe), Thế giới của Sophie (J. Gaarder), Lạc lối về (H. Boll), Tình yêu bên vực thẳm (E.M. Remarque), Cỏ (Claude Simon)…

Từ năm 2002, ông định cư tại San Jose, Hoa Kỳ.

***

Lời dịch giả

Trong một bài viết nhan đề “Valery Larbaud hay vinh dự văn chương”[1], thi sĩ Saint-John Perse đã viết về nhà văn này:

“Ông là người của ngôn ngữ, lúc nào cũng sùng kính bản chữ viết và tất cả những gì nó dành cho nhân vị con người, cho chính cuộc phiêu lưu của con người”.

Trong suốt nửa đầu thế kỷ XX, Valery Larbaud là một khuôn mặt sáng ngời trên văn đàn Pháp, bên cạnh những André Gide, Jean Cocteau, Léon Paul Fargue… với những công trình sáng tác (thơ, kịch, tiểu thuyết), phê bình cũng như dịch thuật, tất cả tạo cho ông một địa vị vững chắc và nhất là đã gây một ảnh hưởng lớn lao trên nền văn chương Pháp hiện đại. Hãy nói về chuyện dịch thuật. Trong địa hạt này, Valery Larbaud là người đã giới thiệu cho độc giả Pháp những tác phẩm và tác giả ngoại quốc giá trị của Ý, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, v.v… Ông đã từng được xem là một lý thuyết gia về dịch thuật không chỉ nhờ ở kiến thức về ngữ học cho phép ông đọc được hầu hết các thứ tiếng quan trọng trên thế giới mà còn ở những phân tích sâu xa của ông về công việc mà ông gọi là “trường đức hạnh đẹp và cố định”. Trước cả Malraux, có lẽ ông là người đầu tiên giới thiệu William Faulkner cho độc giả Pháp qua bài tựa của quyển Tandis que J’agonise. Ông cũng là người đã từng cộng tác với James Joyce trong việc duyệt lại bản dịch tác phẩm lừng danh thế kỷ của tác giả trên là Ulysses.Hơn ai hết, trong thế hệ đương thời, có lẽ Valery Larbaud là nhà văn “châu Âu” của Pháp với nguồn cảm hứng luôn vượt khỏi biên giới quốc gia. Ông đúng là một công dân châu Âu, một mẫu người không biên giới. Với con người đã từng đi rất nhiều đó, dường như chỉ có một nền Cộng hòa mà ông luôn trung thành, đó là Cộng hòa của chữ nghĩa: “Xứ sở gần gũi với tôi nhất, đó chính là nghề nghiệp của tôi”. Liệu có cần nhắc nhở ra đây là Valery Larbaud rất giàu (ông thừa hưởng ngay khi còn trẻ, rất trẻ, một tài sản khổng lồ do cha ông để lại bởi việc khai thác suối nước nóng). Trọn đời ông thể hiện qua hai mối đam mê: đi và đọc, và phải chăng hai mối đam mê chung quy chỉ phát xuất từ một mối lo âu duy nhất: sự cảm thông. Ông viết: “Càng lúc tiếng bánh xe đang chạy càng hòa quyện vào tư tưởng tôi”. Câu nói thâu tóm khá đầy đủ tâm hồn nhà văn, hình ảnh của một du khách say mê và đau khổ, bởi không có chuyến tàu nào có thể mang hắn đi xa, đến tận nơi hắn muốn tới, bởi “tất cả chỉ là một đêm tối bao la”. Và khi tất cả mọi con tàu đều đã bất lực, người du khách kia chỉ còn biết kêu gọi tới chữ nghĩa kỳ diệu để thực hiện một chuyến đi khác không kém phần kỳ thú, chuyến đi vào chính vũ trụ của tâm hồn mình, người du khách không đi nữa, hắn im lìm ở một chỗ, hắn nhìn vào nội giới hắn, bắt đầu một cuộc phiêu lưu khác, cuộc phiêu lưu khởi sự từ một ước muốn.

“Ước muốn trở về, nó đã có mặt. Người ta thức giấc sớm hơn, người ta bắt đầu sắp xếp lại bàn viết. Đó không là công việc một ngày. Một lần người ta thay những ngòi viết đã rỉ sét. Một lần khác nữa người ta đi mua các món như những tờ giấy chậm, một cây bút chì mới (hiệu tốt của Mỹ), một cục gôm… Sau cùng, đến ngày người ta ngồi vào bàn làm việc. Lúc bấy giờ một niềm im lặng bát ngát, một niềm im lặng dịu dàng và thuần khiết dàn trải quanh ta. Ta đã tìm ra ‘lẽ sống’ của ta. Thế giới không thể xen vào công việc của ta, thế giới không có cái quyền đó; những gì nó làm, nó nghĩ, nó nói, tất cả không quan trọng lắm. Ta chìm đắm trong công việc của ta, bình yên với chính ta, với những người quanh ta, với thành phố trong đó ta đang sống…”.

Quả thật, viết đối với Larbaud là một cuộc dấn thân toàn diện, là cuộc phiêu lưu trong trạng thái im lìm, là lẽ sống, là định mệnh chứ không chỉ là một “thiên đường giả tạo”. Larbaud hay là vinh dự văn chương: đối với ông, ngôn ngữ chính là quyền năng tối thượng, niềm tin của ông đặt trọn trong lời nói và chữ viết. Ông không thắc mắc về ý nghĩa cuộc đời, bởi tất cả ý nghĩa đời ông bao gồm trong việc viết và đọc. Với ông, chỉ có tác phẩm toàn diện, trong “thực chất và trong cốt tủy” của nó mới là điều đáng kể: không còn phân ly giữa văn chương và đời sống, giữa hình thức và nội dung: tác phẩm trở thành yếu tố kết hợp lý tưởng nhất nhờ ở quyền năng mầu nhiệm của ngôn ngữ. Có thể nói Larbaud là một trong số những nhà văn đã khơi mở cả một thế kỷ văn học của Pháp, ông đã thổi vào văn học Pháp một luồng sinh khí mới với tinh thần phóng khoáng và mới mẻ thể hiện qua một ngôn ngữ văn chương hàm súc và đầy rung động ngược lại hẳn với thứ lý luận của văn chương tượng trưng đã lỗi thời. Trong ý nghĩa đó, ta có thể nói rằng Fermina Márquez (Tình yêu và tuổi trẻ), một trong những tác phẩm điển hình nhất nếu không nói là kiệt tác của Valery Larbaud, là một phản ứng chống chọi truyền thống tiểu thuyết trước đó, trước năm 1911, năm ra đời của nó, hay đúng hơn là di sản văn chương của thế kỷ XIX, với những ý hướng và những xúc động mới mẻ. Nói theo nhà phê bình R.M. Albérès trong Histoire du Roman Moderne, Fermina Márquez thuộc dòng văn chương nhằm “quyến rũ hoặc làm thảng thốt người đọc, thay vì mô tả, giải thích, thông tri, và chỉ dẫn…”. Đó là câu chuyện xảy ra dưới một mái trường trung học trong một bầu không khí đầy thơ và mộng. Một nữ sinh Nam Mỹ, quý phái và thánh thiện, bị quyến rũ và phải lòng trước hai cậu thiếu niên.

Một cậu đã sành sỏi, già dặn trong sự chinh phục và một cậu có tâm hồn đầy phức tạp và đầy thao thức, bị xâu xé giữa những khát vọng sâu thẳm và âm u nhất. Câu chuyện của tuổi học trò, của thời niên thiếu. Có lẽ không phải tình cờ mà Valery Larbaud đã chọn những tâm hồn niên thiếu làm nhân vật chính cho tác phẩm. Bởi ai còn lạ gì, đó là lứa tuổi nhiều phép lạ nhất của đời người. Với Fermina Márquez, Larbaud không mô tả, không phân tích, không kể; trái lại, ông gợi lên một thế giới, ông làm sống lại cái thế giới đó không phải dưới mắt mà ngay trong tâm hồn người đọc, cũng như chính ông, ông không tìm kiếm những chất liệu làm nên cái thế giới đó từ bên ngoài mà ở chính nơi ông.

Vâng, Fermina Márquez chính là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta, là cuộc “phiêu lưu” kỳ diệu của tâm hồn niên thiếu mãi mãi còn là tâm hồn bạn của mỗi người trong chúng ta. Cuốn truyện được viết bằng ngôi thứ nhất. Và khi xếp quyển sách lại, dường như người đọc không còn nhớ rõ hay phân biệt lúc nào ngôi thứ nhất đó là “tôi” và lúc nào nó là “chúng tôi”; và có lẽ sau khi kết thúc câu chuyện kể, chính tác giả cũng không còn phân biệt được điều đó. Hơn thế nữa, cái “tôi” của tác giả cũng chính là cái “tôi” của người đọc. Và cái “chúng tôi” đã trở thành cái “chúng ta”. Bởi từ lúc nào (từ lúc nào? Có phải từ dòng chữ thứ nhất khi “ánh phản chiếu từ khung cửa kính của phòng khách chợt lướt qua trên sân cát” báo hiệu sự xuất hiện rực rỡ của người con gái có tên là Fermina?) người ta đã không còn đóng vai khán giả nữa, người đọc đã thực sự bước vào sân khấu muôn đời của lứa tuổi thần tiên. Bạn đã có mặt trong ngôi trường trung học đó, đang ngồi trong lớp học, hoặc đứng cười khúc khích bên hàng rào sim, hoặc đang sánh bước bên nàng Fermina kiều diễm: bạn là Santos, bạn là Léniot, bạn là Camille Moûtier, bạn là tất cả mọi người, bạn là từng người một. Bạn chuyện trò, nói năng, mơ ước, khát vọng… Lớp học kia là lớp học của bạn. Những tâm hồn bạn kia là những tâm hồn bạn của chính bạn. Và lời kể kia không còn là lời kể của người kể chuyện mà của chính người nghe chuyện. Kỳ lạ thay, người đọc không ngừng viết và viết lại câu chuyện. Hãy cảm ơn Valery Larbaud đã cho ta cái cơ hội đó, cảm ơn ông đã đưa chúng ta trở về lớp học ngày nào, ngồi vào chỗ ngồi của chính mình. “Không có gì thay đổi, thêm một ít bụi trên các bàn học, chỉ có thế.” Chỉ có thế. Mỗi người đều nhận ra điều đó, một sự thật vô cùng đơn giản nhưng cũng vô cùng khốc liệt. Bởi lớp bụi mỏng kia đã đủ vùi lấp một đoạn đời, một thế giới. Đó là cái gì còn lại khi thời gian đã vỗ cánh bay xa và cùng bay xa theo nó cả một lứa tuổi vàng. Ta vẫn ngồi đó, trong lớp học cũ, nơi bàn học cũ. Tiếng bước đâu đây, tiếng cười đâu đó… Không, chỉ có mình ta thảng thốt kêu lên: Đâu mất cả rồi, những tâm hồn bạn trìu mến ngày nào, họ đã đi về đâu, ai còn, ai mất giữa dòng đời đầy bất trắc, tang thương? “nhiều người đã chết, cậu ơi, nhiều người đã chết!”

Nhiều người đã chết, như Léniot, người học sinh xuất sắc với tâm hồn tối tăm, đày ải, như bao người khác “đã chết cho tổ quốc”… Và những ai còn sống, họ trôi dạt về đâu? Còn Fermina Márquez, nàng tiên đã từng ngự giữa “triều đình tình ái” ngày nào, nàng hiện sống ra sao dưới vòm trời Colombie xa lắc? Hãy tưởng tượng rằng nàng hạnh phúc. Vâng, hãy tưởng tượng… Quyển sách xếp lại, dường như ta vẫn ngồi đó trong lớp học cũ, nơi bàn học cũ. Mãi mãi ngồi đó. Ngậm ngùi…

Huỳnh Phan Anh

Mời các bạn đón đọc Tình Yêu Và Tuổi Trẻ của tác giả & Huỳnh Phan Anh (dịch).

Download

Tình Yêu Và Tuổi Trẻ


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Download Ebook Tình Yêu Và Tuổi Trẻ Pdf – Epub – Azw3 – Mobi FULL: AZW3 EPUB MOBI PDF Giới thiệu Tình Yêu Và Tuổi Trẻ Tweet! Tình yêu và…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close