Tình Ca Cho Huế Đổ Nát – Nhã Ca

Tình Ca Cho Huế Đổ Nát – Nhã Ca

[toc]


Giới thiệu ebook

Tình Ca Cho Huế Đổ Nát – Nhã Ca


Mi Ki thân mến,

Tôi phải nói với Ki về thành phố đó. Chúng ta đã sinh ra, đã sống ở đó, ít nhất là một phần của tuổi thơ ấu. Tuổi thơ ấu của Ki đã cho tôi thật đầy đủ. Những ngày ở bãi biển Thuận An, đi lang thang ngoài biển, bắt cào cào, đào trộm khoai, chơi cút bắt, hay thơ thẩn một mình ngoài đồng rộng chạy đuổi theo những bông cỏ lăn theo gió. Tắm ở phá Tam Giang, giữa trưa nắng, cát nóng bỏng như lửa. Ki đã chạy nhảy, chân giẫm từ đám cỏ khô này qua đám cỏ khô khác để tới rừng dương, nhìn một cái hồ nhỏ đầy cá mặt trăng. Cá mặt trăng, những mặt trăng nhỏ, trắng muốt của tuổi thơ chúng ta tung tăng trên mặt hồ, bên những cành dương rủ bóng, kênh kiệu một cách đáng yêu với bờ đê, với bãi biển kêu gọi, rủ rê suốt ngày tháng.

Rời bỏ Thuận An, Ki bé nhỏ, quê mùa của tôi bước chân lên thành phố. Bỡ ngỡ và rụt rè, bị bắt nạt, nước mắt, đó là đặc điểm của Ki thời đó. Bị bắt nạt là đáng lắm, bởi Ki chỉ biết có bãi cát trắng phau, với những đợt sóng liếm vào bờ suốt ngày không biết chán. Ki chỉ biết có những con đường làng cát bẩn rụng đầy hột keo khô, lẫn với vỏ nghêu, vò sò vỡ. Bị ném vào một thành phố đầy trẻ con tinh ranh, Ki làm sao chống đỡ nổi. Tội nghiệp Ki của tôi hồi tám chín tuổi với một phố Huế xa lạ, giục giã sự tò mò. Ki vẫn giữ khuôn mặt đen dịu, đôi mắt vàng chói nắng biển, mái tóc cắt ngắn kiểu con trai, mặc quần sọt với áo sơ mi bởi vì ba chúng ta muốn có một đứa con gái ngộ nghĩnh hơn là xinh đẹp. Ki bắt đầu đi học, Ki có bạn mới, Ki quên bãi biển Thuận An, quên làng quê buồn hiu nhưng thơ mộng đến nỗi có những đêm mơ thấy bầy cá mặt trăng bơi lội tung tăng trên mặt hồ đớp ánh sáng xanh mát, hoặc những cành dương dài như những cánh tay khẳng khiu vẫy vẫy, Ki đã khóc trong giấc ngủ. Hoặc đôi khi đang ngồi trong lớp học, Ki bỗng nghe thấy một âm thanh gì rì rào quen thuộc, Ki nôn nao cả người và chợt nhớ ra âm thanh đó giống tiếng sóng biển mà Ki đã nghe hoài huỷ hồi ở quê mẹ. Chúng ta thực tức cười phải không Ki, hồi đó chúng ta cứ tưởng Huế với Thuận An là hai miền xa cách như bây giờ Sài Gòn với Hà Nội vậy. Vừa biết Huế, gia đình ta ở An Cựu, cạnh nghẹo đường xay. Chúng ta có thể chạy lông bông, nhưng không còn được thong thả như hồi ở nhà quê nữa vì chúng ta phải canh chừng những chiếc xe nhà binh với những ông Tây to lớn, mặt luôn luôn đỏ kè như say rượu. Chúng ta thấy phía này có ruộng, phía kia có bờ sông, có cầu đúc nối sang bên chợ. Ki có còn nhớ cây bông búp cao mọc ở cạnh chân cầu đó chớ. Cây búp mà chúng ta thường ao ước nhặt những búp khô rụng, thổi phồng lên như đã từng thổi chiếc bong bóng lợn của dượng Tin cho hồi còn ở Thuận An. Thêm một hai tuổi gì đó, chúng ta rời An Cựu, được gửi học nơi nhà một ông giáo nhà ở tít dưới Mù U, Ki đã trốn học, đã khóc và bị ăn roi đến quắn đít vì bướng. Ki đi học đàng hoàng. Mùa nắng Ki mặc áo hoa, đi guốc. Mùa mưa, Ki còn nhớ không, chúng ta mang cái tơi bằng lá, tròng từ đầu xuống cổ, có sợi dây thừng nhỏ rút trước cổ, buộc chặt cho gió khỏi bay. Ngôi trường tiểu học ở thật xa tít giữa bãi hoang có nhiều đất sét. Xung quanh lại có nhiều mồ mả nữa. Những đứa trẻ tinh quái thường doạ có nhiều mả Tàu Ô lắm, rồi chúng ta được nghe nhiều chuyện kinh hoàng về giặc Tàu Ô. Nhà chúng ta ở nơi một con đường rất dốc. Dốc cao đến nỗi người lớn nói đứng trên đầu dốc có thể nhìn thấy cột cờ Phú Văn Lâu. Nhưng Ki nghểnh cổ, nhón chân, cũng chỉ nhìn thấy những đọt phượng mùa hè đầy bóng đỏ rực, mùa đông lủng lẳng những quả dài sắc cong như lưỡi mác. Phía trên đầu dốc kia là Đàn Nam Giao, nghe nói đường đi xa lắm, chân của Ki thì quá ngắn. Cho tới khi tôi đi được chiếc xe đạp, ngang qua con đường đất vòng quanh Đàn Nam Giao, tôi cười mãi về sự tưởng tượng của Ki hồi còn nhỏ, và nhớ Ki như một phần hồn, phần thơ ngây của mình đã mất vĩnh viễn.

***

Nhã Ca, tên thật là Trần Thị Thu Vân (sinh 1939), là một nữ văn sĩ người Việt với nhiều tác phẩm viết thời Việt Nam Cộng hoà, hiện định cư ở Hoa Kỳ.

Nhã Ca sinh trưởng tại Huế đến năm 1960 thì vào Sài Gòn nơi bà bắt đầu viết văn. Trong thời gian 1960 – 1975, 36 tác phẩm của bà được xuất bản gồm nhiều thể loại như thơ, bút ký và tiểu thuyết. Một số tác phẩm của bà lấy xứ Huế làm trọng điểm.

Theo lời kể của ông Nguyễn Đắc Xuân (nhà văn) thì bà vốn là một nữ sinh Huế (cùng thế hệ với Nguyễn Đắc Xuân), bỏ học Trung học vào Sài Gòn đi theo Trần Dạ Từ – một người Bắc di cư. Trần Dạ Từ viết báo chống các Phong trào tranh đấu chống Mỹ, hai vợ chồng Trần Dạ Từ và Nhã Ca là hai cây viết tâm lý chiến của Đài Tự do của Mỹ (Đài có nhiệm vụ tuyên truyền chiêu hồi và viết bài tấn công về tư tưởng đối với binh lính đối phương)

Cũng vì nội dung trong những tác phẩm của bà, sau năm 1975, Nhã Ca bị chính quyền giam hai năm vì tội “biệt kích văn hóa” (có cuốn sách mang tên là ‘Biệt Kích Văn Hoá’ do các học giả, nhà văn ủng hộ Mặt trận giải phóng như Trần Văn Giàu, Lữ Phương, Vũ Hạnh… viết về 10 tác giả miền Nam. Trong sách này, ngoài bà có Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Nhất Hạnh, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến…). Trong tù, bà bị biệt giam và chính quyền tiến hành chính sách “khoan hồng, nhân đạo của Đảng” nhằm hạ gục uy tín của bà. Chính cuốn Giải khăn sô cho Huế bị liệt vào hạng tối kỵ, trưng bày trong “Nhà Triển Lãm Tội Ác Mỹ Ngụy” là chứng tích kết tội bà. Chồng bà, nhà văn Trần Dạ Từ, thì bị giam 12 năm. Do sự can thiệp của hội Văn Bút Quốc tế phối hợp với hội Ân xá Quốc tế và thủ tướng Thuỵ Điển Ingvar Carlsson, bà được sang Thuỵ Điển tỵ nạn. Năm 1992 bà cùng gia đình sang California định cư và lập hệ thống Việt Báo Daily News tại Quận Cam.

Theo nhà văn Nguyễn Đắc Xuân thì cặp vợ chồng Trần Dạ Từ – Nhã Ca còn từng phụ trách nguyên cả một chương trình của đài Á Châu Tự do (RFA) của Mỹ.

Tác phẩm:

  • Nhã Ca mới (1965)
  • Đêm nghe tiếng đại bác (1966)
  • Bóng tối thời con gái (1967)
  • Khi bước xưống (1967)
  • Người tình ngoài mặt trận (1967)
  • Sống một ngày (1967)
  • Xuân thì (1967)
  • Những giọt nắng vàng (1968)
  • Đoàn nữ binh mùa thu (1969)
  • Giải khăn sô cho Huế (1969) đoạt Giải Văn chương Quốc gia Việt Nam Cộng hòa năm 1970[4] (tái bản ở Hoa Kỳ năm 2008)
  • Một mai khi hòa bình (1969)
  • Mưa trên cây sầu đông (1969)
  • Phượng hoàng (1969)
  • Tình ca cho Huế đổ nát (1969)
  • Dạ khúc bên kia phố (1970)
  • Tình ca trong lửa đỏ (1970)
  • Đời ca hát (1971)
  • Lặn về phía mặt trời (1971)
  • Trưa áo trắng (1972)
  • Tòa bin-đing bỏ không (1973)
  • Bước khẽ tới người thương (1974) v.v…
  • Phim Đất khổ do Hà Thúc Cần sản xuất và hoàn tất năm 1973, đã một phần dựa theo cuốn Giải khăn sô cho Huế và Đêm nghe tiếng đại bác, do Nhã Ca viết đối thoại.

Tại hải ngoại, bà tiếp tục sáng tác, như:

  • Hồi ký một người mất ngày tháng
  • Đường Tự Do Sài Gòn (2006).

Mời các bạn đón đọc Tình Ca Cho Huế Đổ Nát của tác giả Nhã Ca.

Download ebook

Tình Ca Cho Huế Đổ Nát – Nhã Ca


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

[toc] Giới thiệu ebook Tình Ca Cho Huế Đổ Nát – Nhã Ca Tweet! Mi Ki thân mến, Tôi phải nói với Ki về thành phố đó. Chúng ta đã…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close