Tiểu Thuyết Anna Karenina (Tiếng Việt)

Giới thiệu

Tiểu Thuyết Anna Karenina (Tiếng Việt)




Anna Karenina là một tiểu thuyết của nhà văn Nga, Lev Nikolayevich Tolstoy, được đăng tải nhiều kỳ trên tờ báo Người đưa tin từ năm 1873 đến năm 1877 trước khi xuất bản thành ấn phẩm hoàn chỉnh.
 
Lev Tolxtoi (1828 – 1910) là một trong những nhà văn cổ điển lớn nhất nước Nga, đã viết nhiều tác phẩm nổi tiếng:
 
– Truyện kể về Xevaxtopol,
 
– Luyxerno,
Bốn năm sau khi viết xong Chiến tranh và Hòa bình, ngày 19-3- 1873, L. Tolstoi lại hạ bút viết dòng đầu tiên của cuốn tiểu thuyết dài Anna Carenina.

Cũng như nhiều nhà văn hồi đó, Tolstoi chịu ảnh hưởng của Puskin. Ông nói: “Tôi học tập được nhiều ở Puskin, ông là người cha của tôi, ta nên học tập ông”. Đây không phải là ảnh hưởng bề ngoài về cách viết, giọng văn; cũng không phải là vay mượn, bắt chước cốt truyện này nọ. Những tác phẩm Puskin đã khơi dậy tất cả sức lực sáng tác sẵn có của Tolstoi, thôi thúc ông làm việc và gợi nhiều ý sáng tác tốt, mới.

***
Anna Karenina – Nàng thơ với vẻ đẹp u buồn của Lev Tolstoy

Nếu bài thơ Tôi Yêu Em của thi hào Nga Pushkin được khởi nguồn từ mối tình không thành với con gái viện sĩ viện Hàn lâm Nga thì cuốn Anna Karenina của Lev Tolstoy được lấy ý tưởng từ con gái của Pushkin. Đó là cô Maria Pushkina. Trong lần đầu gặp gỡ Pushkina tại bữa ăn tối, Lev Tolstoy đã bắt đầu lưu ý tưởng viết cuốn sách ấy. Cũng có thể nói con gái nhà thơ Pushkin chính là nguyên mẫu của hình tượng nàng thơ Anna Karenina trong cuốn tiểu thuyết của tên.

Kể từ ngày đầu phát hành vào năm 1877, cuốn sách Anna Karenina đã gây được tiếng vang trong giới phê bình văn học Nga. Cuộc sống khắc họa một bóng dáng nàng thơ u buồn Anna Karenina. Cô sống trong vòng dây xiềng xích, trói buộc tự do trong xã hội Nga những năm bất ổn chính trị với tư tưởng phong kiến già cỗi.

Anna Karenina vốn rất yêu tiểu thuyết, cô đọc nhiều cuốn sách và cảm thấy như đó là cách để cô sống những cuộc đời khác. Những cuộc đời tự do, tự chủ và hạnh phúc hơn. Những thứ mà cô chưa từng biết đến, chưa từng nếm trải.

Mọi chuyện bắt đầu từ lòng ham mê quyền thế và tiền bạc của bà cô của Anna. Bà đã đem Anna gả cho Karenin, một người có danh vọng và quyền lực, một người mà Anna không có tình yêu. Cuộc hôn nhân ấy đem đến cho gia đình Anna những lợi ích lớn. Anh trai của cô trở thành Chánh án dù có thành tích học tập không tốt. Tất cả là nhờ quyền lực của Karenin. Và cuộc hôn nhân ấy cũng chấm dứt tất cả cuộc đời tự do, hạnh phúc của Anna Karenina.

Cuốn sách một nghìn trang: một xã hội Nga đương thời thu nhỏ

Ngài Karenin, chồng của Anna là một người có danh vọng và địa vị trong chính trường. Vì thế ông luôn quan tâm cách xã hội thượng lưu nghĩ gì về mình hơn là tự yêu thương và nhìn nhận bản thân. Người ta vẫn hay nói một câu rất hay: “Sống ở đời đau khổ nhất là nhìn người khác mà sống và sống để người khác nhìn.”. Có lẽ Karenin chính là loại người như vậy. Ngài luôn làm theo những gì giới thượng lưu trông đợi, khiến mọi người phải ngưỡng mộ. Đó là thứ sĩ diện hão vốn phổ biến và bao trùm lên nước Nga trong những năm đầy biến động.

Mọi thứ trong cuộc đời ngài Karenin đều vận hành như kế hoạch bản thân vẽ ra. Kể cả việc lấy vợ, kết hôn cùng Anna Karenina cũng là vì muốn giới thượng lưu nhìn thấy, mọi người ngưỡng mộ. Karenin lấy Anna vì cho rằng mình phải làm như vậy. Vì Anna là một người phụ nữ học thức, có khả năng quán xuyến gia đình, xã giao với giới thượng lưu, chứ không phải vì yêu và hoàn toàn không có tình yêu. Hôn nhân chỉ là một thứ làm đầy đủ, trang hoàng cho những thứ mà ngài Karenin có. Là thứ làm đẹp dòng họ Karenin trong xã hội Nga đương thời.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng Anna Karenina khi lấy ngài Karenin, đặt chân vào giới thượng lưu sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Nhưng cuộc đời của người thiếu phụ trẻ ấy trong tám năm hôn nhân lại là những cuộc móc nối quan hệ thượng lưu theo ý của chồng. Ngài Karenin luôn muốn Anna phải làm quen với những phu nhân, tiểu thư của tầng lớp quý tộc giúp ngài. Khi ấy ngài sẽ dễ dàng trong con đường sự nghiệp hơn.

Anna Karenina không thích tiệc tùng, cô chưa từng muốn đặt chân đến những nơi ấy. Cô yêu tiểu thuyết, yêu nghệ thuật, yêu những thứ gọi là cái đẹp, gọi là tự do. Nhưng cô lại sống suốt tám năm trong cái cuộc sống, trong cái xiềng xích khóa chặt tự do mà chính người cô ruột của mình đã đặt lên cổ mình. Chỉ vì tiền, người cô ruột đã đem Anna gả cho ngài Karenin. Và chỉ vì tiền mà bà cô ấy đã đốt tự do, hạnh phúc đời đứa cháu ruột Anna của mình cháy thành tro tàn.

Chuyến xe lửa tình cờ

Anna sẽ sống trong sự sắp đặt đến hết cuộc đời mình mãi cho đến khi cô đi chuyến xe lửa tình cờ ấy, gặp con người định mệnh đó. Đó là chàng sĩ quan Vronsky. Đại úy Vronsky là con người tự do, quyết đoán và can đảm. Anh từng nói: “Tôi sinh ra là người Digan và sẽ chết như người Digan.”. Digan vốn là một tộc người yêu tự do, thích lang thang và phóng khoáng. Sĩ quan Vronsky cũng vậy, anh thích sống và yêu một đời tự do. Nhưng anh lại yêu Anna, một người không được phép sống cuộc đời đó.

Đại úy Vronsky phải lòng Anna Karenina trên đoàn tàu xa lạ không hẹn ước. Chỉ một thoáng lãng mạn chàng sĩ quan đã không thể quên cô. Nhưng sau vài lần gặp gỡ, Vronsky nhận ra, có lẽ anh với Anna là yêu nhưng không thể yêu.

Anh bước xuống, cố gắng không nhìn cô quá lâu như kiểu người ta tránh nhìn mặt trời. Nhưng cũng như mặt trời, anh vẫn trông thấy cô dù chưa một lần chạm mắt

Người thiếu phụ ấy dẫu bị ép lấy ngài Karenin nhưng họ vẫn là vợ chồng. Dẫu họ không hạnh phúc, Anna không hạnh phúc nhưng giới thượng lưu lại công nhận họ hạnh phúc. Còn Vronsky chẳng là gì cả, anh chỉ là một người trót yêu Anna. Một người xa lạ bên chuyến tàu định mệnh đem đến cho Anna sự hy vọng đầu tiên trong đời. Nhưng có lẽ đó chính là sự hy vọng muộn màng và bi thương.

Người ta vẫn hay nói một câu rất hay: “Một trong những đau đớn của đời người là lúc chưa có năng lực lại gặp người mình muốn chăm sóc cả đời.”. Có lẽ câu nói này giống với số phận của sĩ quan Vronsky. Lúc trong tay anh không có gì cả, lại gặp được người anh muốn che chở một đời. Gặp đúng người, nhưng lại sai thời điểm. Vronsky đã gặp Anna muộn mất tám năm trong khi cô đang đau khổ. Nhưng anh không thể bước tiếp mà chỉ có thể lùi lại phía sau. Vì Vronsky đã chậm mất tám năm, lỡ mất một đời.

Vronsky không thể bước tiếp, còn Anna Karenina, cô lùi bước. Cô trở về Matxcova, kết thúc chuyến thăm quê sớm hơn dự kiến. Và chấm dứt hy vọng cuối cùng của mình với Vronsky.

Màu sắc lãng mạn làm nền cho yếu tố hiện thực và tư tưởng tự do

Qua cuốn sách Anna Karenina, Lev Tolstoy muốn chứng minh một điều rằng lãng mạn không phải là thứ vẻ đẹp để tô hồng cho cuộc sống hàng ngày. Lãng mạn không phải thứ xa xỉ mà người ta vẫn nói với nhau. Không phải là thứ sách viết về mở đầu thì phải yêu nhau đắm đuối. Không phải là thứ sách gợi cho người đọc quan tâm đến kết thúc là đau khổ hay vui vẻ, cặp đôi yêu nhau có đến nhau được hay không. Sau tất cả đó chỉ là tình yêu chứ không là gì cả, không có ý nghĩa nhân văn nào cả. Anna Karenina là cuốn sách muốn nói với người đọc và xã hội đương thời rằng tự do còn quan trọng hơn cả tình yêu, con người cần yêu trong tự do và đó là quyền của họ. Trong hiến pháp của Mỹ năm 1877, Tổng thống Washington đã tuyên bố rằng:

Chúng tôi khẳng định những chân lý này là hiển nhiên, mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được Tạo hoá ban cho một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Nhưng cuộc đời của Anna Karenina lại không có những quyền đó. Cô đã không hạnh phúc, không có quyền hạnh phúc. Đã không có tự do, bị ép sống không có tự do. Cô đã bị gượng ép kết hôn và không có quyền ly hôn.

Cuốn sách đặt ra một câu hỏi tình huống nhức nhối muốn người đọc trả lời. Đó là nếu sống cuộc đời hôn nhân bị ép buộc thì phải làm sao. Chịu đựng hay ly hôn và đi tìm hạnh phúc của mình? Anna đã chịu đựng tám năm, cô không muốn phải sống như vậy nữa. Nhưng lại không thể ly hôn. Vì định kiến xã hội đương thời không cho phép một phụ nữ thượng lưu ly hôn.

– Làm tất cả, nhưng đừng ly dị! – Darya Alexandrovna đáp.

– Chị hiểu tất cả là thế nào?

– Chao, thật ghê sợ! Cô ấy sẽ không phải là vợ của ai nữa, đời cô ấy thế là bỏ đi!

Cuộc đời thế là bỏ đi – đó là cách mà xã hội nhìn nhận những người phụ nữ có ý định ly hôn. Giá trị của người phụ nữ đến thế là cùng. Anna Karenina đã không còn đường lui nữa. Phía trước cô là định kiến xã hội, còn phía sau cô lại là cuộc hôn nhân mất tự do. Không thể bước tiếp nữa, nhưng cũng không thể lùi bước được nữa. Sức chịu đựng của một người đến thế là cùng, ròng rã suốt tám năm, cô không thể chịu đựng được nữa.

Cô sống trong cuộc hôn nhân đau khổ với ngài Karenin, nhưng khi gặp sĩ quan Vronsky thì lại càng đau khổ hơn. Có lẽ đại úy Vronsky cũng giống như thứ ánh sáng đẹp đẽ, cao quý làm đau mắt một người đã ngần ấy năm không nhìn thấy ánh sáng như Anna.

Cô chỉ còn cách chọn con đường thứ ba, con đường buông bỏ. Buông bỏ cả đau khổ và và niềm vui muộn màng với sĩ quan Vronsky, buông bỏ cả tự do và định kiến. Sẽ không có cách nào để thoát khỏi định kiến nếu không buông bỏ tự do của bản thân. Đó là điều mà xã hội già cỗi đương thời của Nga đem đến cho thần dân nước mình khi họ muốn sống một đời tự do. Giải thoát bản thân mình bằng cái chết, Anna Karenina không chỉ muốn thoát thoát khỏi đớn đau mà còn muốn giáng một đòn mạnh mẽ vào ý thức hệ già cỗi, lạc hậu của nước Nga lúc bấy giờ.

Và luồng sáng đã soi cho nàng thấy rõ cuốn sách cuộc đời mình với biết bao lo âu, phản phúc và đau khổ, lúc này càng bừng lên chói lọi hơn, rọi chiếu vào mọi vật bấy lâu nay chìm trong bóng tối; rồi nó rung rinh, mờ đi và tắt ngấm vĩnh viễn.

Mãi về sau, đến năm 1941, khi tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao ra đời, người ta vẫn nhắc mãi về Anna Karenina của Lev Tolstoy: cái chết của Chí Phèo và Anna Karenina sao mà giống nhau quá. Chí Phèo muốn sống lương thiện nhưng không thể lương thiện, Anna Karenina muốn tự do nhưng không thể tự do. Họ chỉ đành tìm đến cái chết để giải thoát bản thân mình. Và cũng để những người sống đau khổ như họ không phải sống cuộc đời như vậy nữa. Cái chết ấy bất lực, là tiếng thét oan khuất giữa xã hội đầy biến động, đầy bất công. Nhưng cái chết ấy lại dũng cảm, là lời tố cáo đanh thép về một xã hội thiếu tự do được viết bằng máu và nước mắt của Anna Karenina.

Anna Karenina- tác phẩm lớn nhất mọi thời đại do tạp chí Times bình chọn

Cuốn sách Anna Karenina của Lev Tolstoy được phát hành lần đầu năm 1877, sau 147 năm, cuốn sách vẫn vẹn nguyên giá trị. Cuốn sách ấy vinh dự được Times bình chọn là tác phẩm lớn nhất mọi thời đại và gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền tư tưởng thế giới.

Văn hào Lev Tolstoy, tác giả của cuốn sách Anna Karenina được tôn xưng là “Sư tử văn học Nga”. Ông là nhà tư tưởng, cải cách giáo dục lớn với chủ nghĩa hoà bình và tư tưởng bất bạo động. Qua Anna Karenina ông đã làm thay đổi nhận thức của xã hội về tư tưởng tự do đương thời:

Trên hết, tôi sẽ không muốn mọi người nghĩ rằng tôi muốn chứng minh bất cứ điều gì. Tôi không muốn chứng minh bất cứ điều gì, tôi chỉ muốn sống; không gây ác cho ai ngoài bản thân mình. Tôi có quyền, phải không?

Tư tưởng của Lev Tolstoy đã gây ảnh hưởng đến những con người có khả năng gây ảnh hưởng lớn cho xã hội. Trong đó có nhà lãnh đạo đảng Quốc Đại Ấn Độ, người đấu tranh cho tự do, Mahatma Gandhi. Martin Luther King, Jr, chủ nhân của giải Nobel Hòa bình năm 1964 cũng là người chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng tự do bất bạo động của Lev Tolstoy. Có thể thấy, giá trị lớn nhất của một cuốn sách không phải là chân hay mỹ mà chính là thiện, là giá trị xã hội lan tỏa và làm xã hội tốt đẹp hơn. Đó còn là lòng yêu thương và bao dung, là con người cần được yêu thương và có quyền sống hạnh phúc.

Trong tất cả nỗi buồn của con người, không có gì mang lại sự an ủi ngoài tình yêu và đức tin, và trong tầm nhìn của lòng từ bi của Chúa Kitô đối với chúng ta, không có nỗi buồn nào là tầm thường.

Cuốn sách Anna Karenina không kết thúc bằng sự ra đi của Anna, mà là cuộc hành quân tình nguyện của sĩ quan Vronsky. Sau ngày Anna rời bỏ thế gian, trong lòng Vronsky có những chuyển biến quan trọng. Chàng sĩ quan rời quê hương và tham gia đội quân tình nguyện trong chiến tranh giúp Serbia chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Vẫn là lòng tin đó, lòng tin tự do không xa sẽ đến.

Cùng với Chiến Tranh Và Hòa Bình, cuốn sách Anna Karenina đã đem tư tưởng tự do của Lev Tolstoy đi khắp thế giới. Sống tự do và hạnh phúc luôn là điều viên mãn nhất trên đời. Và khi nào, nơi nào đó trên thế gian này còn thiếu hai điều ấy, thì con người sẽ tiếp tục đấu tranh. Vì lẽ phải luôn đúng và luôn chiến thắng tất cả.

Bài viết bởi Trần Hạnh – Bookademy

Mời các bạn mượn đọc sách Tiểu Thuyết Anna Karenina (Tiếng Việt)của tác giả Lev Tolstoy.

Download

Tiểu Thuyết Anna Karenina (Tiếng Việt)

Bookmark (0)
ClosePlease login

Giới thiệu Tiểu Thuyết Anna Karenina (Tiếng Việt) Tweet! Anna Karenina là một tiểu thuyết của nhà văn Nga, Lev Nikolayevich Tolstoy, được đăng tải nhiều kỳ trên tờ báo…

Bookmark (0)
ClosePlease login

Khuyến mãi 5.5 Giảm Giá 50% Giá gốc 150.000 giảm giá còn 75.000 VNĐ