Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam Và Vấn Đề Triết Học
[toc]
Giới thiệu ebook
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam Và Vấn Đề Triết Học
riết học Việt Nam là những tư tưởng triết học của người Việt. Trong suốt lịch sử Việt Nam nếu theo tiêu chí của một nền triết học là phải có triết gia, triết thuyết và trường phái thì Việt Nam không có một nền triết học bản địa nào. Suốt mấy thập kỷ qua, quan niệm này chiếm ưu thế trong đánh giá hoạt động văn hóa tinh thần của đất nước. Tuy nhiên, một số học giả, một số nhà nghiên cứu vẫn nhìn nhận rằng dân tộc Việt Nam có một nền văn hiến riêng, trong nó chứa đựng một sắc thái tư tưởng không giống với các nền văn minh lân cận. Những nghiên cứu tư tưởng dân tộc làm cho việc khẳng định có một thứ tư tưởng triết học Việt Nam dần dần trở nên tự tin hơn. Đến nay, có xu hướng còn cho rằng Việt Nam không chỉ có những tư tưởng triết học mà còn có cả những học thuyết triết học theo đúng nghĩa của nó.[1][2]
Việt Nam có sự giao lưu, tiếp biến với nhiều nền văn minh trên thế giới: tiếp biến với nền văn hóa Trung Hoa bằng việc tiếp thu Nho giáo, Lão giáo và các tư tưởng triết học khác; tiếp biến với văn minh Ấn Độ một phần do đạo Phật từ Ấn Độ du nhập sang; sau này tiếp nhận Công giáo và các trường phái triết học phương Tây khác. Những tư tưởng triết học này đã được Việt Nam tiếp nhận một cách có chọn lọc, sau đó bản địa hóa. Chính vì vậy những tư tưởng triết học Việt Nam bao gồm triết học bản địa được thể hiện qua văn học dân gian và các tác phẩm chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng triết học Trung Hoa, Ấn Độ và phương Tây được du nhập vào Việt Nam. Nhiều yếu tố triết học đã xuất hiện trong thời Cổ đại và Trung đại tại Việt Nam. Léopold-Michel Cadière quan tâm đến triết học bình dân Việt Nam (philosophie pupulaire Annamite)[3], nhiều nhà văn hoá học Việt Nam đã quan tâm đến: tín ngưỡng dân gian bản địa, tín ngưỡng phồn thực và nguồn gốc của Kinh Dịch nguyên thuỷ.
Các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu các vấn đề sau trong triết học Việt Nam:
- Những vấn đề triết học tự nhiên và nhận thức luận: bao gồm mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa con người và tự nhiên, tinh thần và vật chất (phương Tây gọi là vấn đề cơ bản của triết học). Chẳng hạn, những vấn đề như quan hệ giữa Trời và người, hình và thần, giữa tâm và vật, hữu và vô, lý và khí…
- Phương pháp tư duy: như quan hệ giữa tĩnh và động, thường và vô thường, thuận lẽ trời với lòng người…
- Những vấn đề triết học chính trị: như đường lối trị nước của các triều đại, mối quan hệ giữa trị và loạn, mối quan hệ giữa vua và quan (quân thần), mối quan hệ giữa vua với dân, vấn đề sử dụng nhân tài…
- Những vấn đề triết học nhân sinh: như bản chất con người, sự thành bại trong việc đào tạo, giáo dục con người, đạo làm người, các chuẩn mực đạo đức,…
“Cái danh từ học cũ chẳng phải là cái đồ để đánh cắp áo mũ cân đai đâu? Cái danh từ học mới chẳng phải là cái mồi để hót gạt mề đay kim-khánh đâu…!
Hễ ai đọc bản sách nầy, trước phải lập định một cái chí khí tự nhiên rằng: “Ta là Khổng Tử, ta là Mạnh Tử, ta là Bá Lạp Đồ (Platon), ta là Khang Đức (Emmanuel Kant), chẳng qua đời tuy có xưa nay, đất tuy có đông tây, mà tâm lý in như nhau, thánh hiền tức là ta, ta tức là thánh hiền; ta chỉ là người hậu tiến của cổ nhân mà thôi. Có chí khí ấy thời đọc quyển sách nầy mới thích.
Nếu ai chưa đọc sách nầy mà trước đã có một ý kiến sẵn: định làm nô lệ cho người đời xưa, hay định làm nô lệ cho người đời nay thời xin chớ đọc”1.
Mặc dù còn vào giai đoạn ngập ngừng khi ứng dụng chữ triết học và triết lý, nhưng dường như mặc nhiên cụ Phan đã xếp cuốn Khổng Học Đăng vào loại sách thuộc bộ môn nầy. Trong phần Phàm Lệ cuốn sách, tác giả nói phớt qua rằng:
“Tác giả nói học cũ là nói chân triết lý của Á châu từ thuở xưa”2.
Nhưng một cách minh nhiên, khi mở đầu phần Phàm Lệ, tác giả khẳng định:
“Mục đích người làm bản sách nầy là cốt phù trì nhân đạo; nếu ai không để lòng vào nhân đạo thời xin chớ đọc” 3.
Cuốn sách Khổng Học Đăng được viết vào những ngày Phan Bội Châu bị cấm cố ở Huế, khoảng 10 năm trước khi tiên sinh qua đời, hẳn không nhằm mục đích tranh dành hơn thua với ai, cũng không nhằm để cống hiến một kiến thức nào mới mẽ, ngoài ưu tư duy nhất như tác giả nói: phù trì nhân đạo”.
“Nhân đạo”, đối tượng của Học, dù mang tên cũ là giáo hay đạo, tên mới là triết học, chủ thuyết…thì căn cơ không nằm trong bì phu mang tính lịch sử, nhưng là đào bới cái nguồn chung vượt thời gian để lắng nghe được lời tra vấn mình “Con người là ai?”.
Vì thế, dường như nghịch lý khi tác giả vừa cống hiến cho hậu thế một sự hiểu biết về Khổng học, lại vừa nhắn nhủ: “ta là Khổng Tử”.
Vậy cái gì đã định được cái nền của “Học”? Hẳn không phải cái xưa nơi Khổng, nơi Platon hay Kant, cũng không phải cái mới của kiến thức tân kỳ của ta hôm nay, nhưng là cái có thể giúp con người vượt lên cổ kim của lịch sử để có được điều mà Phan tiên sinh gọi là “Chí khí tự nhiên”, dám bước đi trên con đường chung của con người (nhân đạo). Cái học đó không có chủ định truy tìm “cái gì” dù cao siêu đến mấy theo định kiến của ta, nhưng chỉ nêu lên một thắc mắc duy nhất “là người, làm người”.
Và nó sẽ không cống hiến cho ta một lợi ích nào trong khuôn khổ ứng dụng vào việc tăng tiến các kiến thức sự vật, sử dụng sự vật.
Vì cái học mà thánh hiền như Khổng, Lão cũng bất cập, mà bậc người dân giả cũng có thể với đến 4, nên Phan Bội Châu có thể nói “ta là Khổng Tử”.
Do đó, cũng có thể nói cuốn Khổng Học Đăng là một trang sách trong một cuốn sách có tính cách tượng trưng của thi sĩ Mallarmé:
” Một cuốn sách không bắt đầu cũng không chấm dứt, vả chăng có thể ví như thế ” 5.
Cái học mà Phan tiên sinh gọi là “nhân đạo”, không làm nô lệ cho người đời xưa, cũng không làm nô lệ cho người đời nay, vì phương cách diễn đạt xưa – nay tuy có khác, nhưng người là người và đạo làm người là một “Thể”, không phải của riêng ta mà cũng không đặc quyền gì của Tây phương, không ưu đãi người xưa, cũng không là sở hữu của một xã hội nào trong tương lai.
Vượt qua tiền kiến nhốt Cái Học nầy vào khuôn lịch sử của một nếp suy nghĩ gọi là luận lý – siêu hình học Tây phương, nhà tư tưởng Karl Jaspers đã dám gọi Socrate – Đức Phật – Đức Giê-su là những đại triết gia; và mô tả sự thể hiện nội dung “Triết” như một Nền cao cả của “nhân đạo” như sau:
” Người cao cả không phải chỉ là người am tường thời đại mình bằng những suy tư riêng, nhưng còn xuyên qua thời đại đó để đụng đến Vô-tận. Nên tác phẩm và cuộc đời của người cao cả chứa đựng một cái gì siêu vượt, nội dung siêu vượt làm cho người ấy trở thành một phát ngôn nhân tự căn nói với tất cả các thời đại, với tất cả mọi người ” 6.
Người Việt ta hôm nay, người đang sống trên mảnh đất quê hương, hay lưu đày nơi xứ người, chúng ta có lẽ đã vượt qua những ray rứt trong việc chọn lựa cái học cũ – hay cái học mới. Cái cũ như một lối học để làm quan, thay vì ưu tiên làm người, mãi miết lặp lại những câu nói của người xưa tưởng chừng đó là Đạo nằm trong quyền uy riêng của một lớp người của quá khứ, nay đã bị chính định luật biến đổi của thời gian tống khứ đi. Và người người đang tiến về cái học mới hứa hẹn nhiều kiến thức sự vật và giúp con người sở đắc được nhiều tiện nghi.
Từ cái học mới nầy, nhiều học giả, nhà nghiên cứu, triết gia đặt vấn đề xem người Việt chúng ta có một nền “quốc học” không? Có người thì cho là không, như các học giả Dương Quảng Hàm, Trần Trọng Kim đã nhận xét. Gần đây có nhiều vị chủ trương là có; và không những là có mà còn hơn cái học của người ta nữa!
Nhưng cái Học mà Phan tiên sinh cho phép ta nói:
ta là Khổng-Tử, ta là Platon, cái Học cho phép ta vượt ra khỏi vòng nô lệ của người xưa, cũng như người đời nay;
cái Học làm người (Nhân đạo), chứ không phải là hiểu và sử dụng vật chất; cái Học dường như không có điểm khởi đầu nơi lịch sử hay chấm dứt trong một thời đại nào của lịch sử : cái học “làm người” đó như chỉ là âm vọng réo gọi bên lề của lịch sử dân tộc ta trong suốt thế kỷ qua.
Và không phải đó là vận mệnh bi đát của dân tộc ta trong suốt thế kỷ nay, dù rằng thời đại ta đang sống là điều đáng làm ta suy nghĩ hơn cả. Vận mệnh quên lãng “làm người” để chuyển tráo thành một dự phóng nào đó của con người – làm quan trong một thể chế quân chủ hay làm dân trong một thể chế dân chủ; vâng phục trật tự xã hội có trên dưới đi kèm với việc bảo vệ các tập tục, lễ nghi…, hay tự do triển nở các tài năng và sở thích, truy tìm các kiến thức khoa học càng ngày càng sâu rộng, sản xuất và sử dụng đầy đủ của cải vật chất… – , vận mệnh quên lãng chính con người và ý nghĩa làm người của mình như thế thực ra là một nguy cơ “nô thuộc” trường kỳ của bất cứ một nền văn hóa nào, một thời đại nào, vì nó là một phần của nghiệp làm người.
Nhưng trong thực tế của cuộc phiêu lưu của con người trong thời gian lịch sử, như sự biểu lộ khả năng nguyên thủy là “quên” gắn bó với thân phận của mình, thì con người, vì nó vẫn là con người, bất chấp những nỗ lực cố quên, vẫn không thể dập tắt được âm vọng từ “Đại-ký-
ức” buộc mình phải nhớ.
Cái Học mà Phan tiên sinh thoáng gợi lên, nay sẽ tìm được dấu chỉ trong cuộc tương tranh giữa “nhớ” và “quên” nơi “cõi người ta”.
Từ “cõi người ta” hàm ngụ một cuộc tương tranh của thân phận làm người đó, chúng ta lần mò tìm kiếm những vết tích trong văn học của dân tộc, trong sinh hoạt và dự phóng của chính chúng ta hôm nay để tiếp nhận lại cái hồn của nền văn minh – văn hóa của chúng ta.
Lịch sử đang tiếp diễn, ai có thể tiên đoán được rằng sẽ không có những bước nhảy vọt bất ngờ trong tương lai; những ngôn ngữ diễn tả cô động sinh hoạt suy tư về chính thân phận làm người có thể mặc nhiều cái áo khác nhau trong lịch sử, như Đạo, Giáo, tư tưởng, triết học…(và rồi đây có thể có một chiếc áo mới khác) với những phương thức diễn tả khác nữa, nhưng điều quan trọng là đừng mất cái hồn, sự sống trường tồn bên trong.
Vì “Chỉ có cái gì tồn tại mới khai tâm chúng ta”.
Mời các bạn đón đọc Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam Và Vấn Đề Triết Học của tác giả Nguyễn Đăng Trúc.
Download ebook
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam Và Vấn Đề Triết Học
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]
[toc] Giới thiệu ebook Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam Và Vấn Đề Triết Học Tweet! riết học Việt Nam là những tư tưởng triết học của người Việt. Trong suốt lịch sử Việt…