Tiếng Nói Trong Nhà – Pearl S. Buck

Tiếng Nói Trong Nhà – Pearl S. Buck

[toc]


Giới thiệu ebook

Tiếng Nói Trong Nhà – Pearl S. Buck


Tiếng nói trong nhà được giải Nobel vǎn chương nǎm 1938.

Jessica là con gái của bà bếp và người lái xe cho luật sư William Asher, ở Manchester, Vermont, Mỹ. 

Khác với bố mẹ là những người quê mùa cục mịch, Jessica rất thanh mảnh, xinh đẹp. Lớn lên trong khu nhà của chủ nhân, Jessica được ông bà William thương mến, được gởi vào trọ học tại một Dòng Tu Nữ ở Canada. Cô hằng nuôi mộng được là con gái của chủ nhân. 

Đến tuổi cập kê, Jessica bị mẹ ép gả cho Herbert, anh tài xế mới (thay thế cho bố cô đã từ trần). Bất mãn vì phải lấy một anh chàng thô lỗ, vô học, người ngợm như một con gấu, chỉ biết tình dục là trên hết, Jessica đã hoá điên. 

Trong những lúc điên loạn, cô phát ngôn bừa bãi, và gieo vào lòng mọi người trong nhà mối nghi ngờ về mối quan hệ bất chính giữa cô và Edwin, cậu con trai thứ của ông William, cũng như giữa cô và ông chủ. 

Phải chǎng đó là phản ứng qua mạnh của Jessica về một mộng mơ không được thoả mãn. 

***

Pearl Buck (tên thật là Pearl Comfort Sydenstricker, có tên Trung Quốc là Trại Chân Châu) là con một nhà truyền giáo người Mỹ. Sau khi ra đời chưa đầy 5 tháng, bà đã được cha mẹ đưa sang Trung Quốc sinh sống. Từ nhỏ và suốt cả cuộc đời bà yêu mến và thích tìm hiểu cuộc sống của người dân Trung Quốc, cảm thông với những người dân địa phương bị nhiều tầng áp bức.

Năm 1938 Pearl Buck nhận giải thưởng Nobel vì các tác phẩm mô tả đời sống nông thôn Trung Hoa một cách phong phú và xác thực (chủ yếu với tiểu thuyết Đất Lành và hai cuốn tự truyện Người Tha Hương (1936) viết về người mẹ và Thiên Thần Chiến Đấu (1936) viết về cha của bà). Sau khi nhận giải, Pearl Buck tiếp tục sáng tác rất nhiều, ngoài văn xuôi bà còn viết kịch, kịch bản phim, tiểu luận và sách cho thiếu nhi. Bà cũng là người đã dịch Thủy Hử (All men are brothers) và một số tác phẩm văn học Trung Quốc sang tiếng Anh.

Cuối đời, bà quan tâm đến đề tài các nhà bác học nguyên tử buộc phải chế tạo vũ khí giết người hàng loạt. Đồng thời, bà tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội như: sáng lập ra tổ chức không vụ lợi Hiệp hội Đông Tây (The East and West Association, 1941) nhằm truyền bá những hiểu biết giữa các dân tộc trên thế giới; cùng chồng lập nên tổ chức Căn nhà tình nghĩa (Welcome Home, 1949) giúp trẻ mồ côi; lập ra Quỹ Pearl S. Buck (The Pearl S. Buck Foundation, 1963) và tặng cho quỹ này 7 triệu đôla.

• Tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt:

  • Gió Đông, gió Tây;
    • Ảo vọng;
    • Sống vì đất;
    • Tiếng gọi đồng quê;
    • Lá thư Bắc Kinh;
    • Tình yêu sau cùng;
    • Người mẹ;
    • Nhớ cảnh nhớ người;
    • Yêu muộn;
    • Nạn nhân buổi giao thời;
    • Mấy người con trai Vương Long;
    • Đứa con người yêu;
    • Một phút một đời;
    • Một lòng với em;
    • Một cuộc hôn nhân;
    • Lưu đày;
    • Lưu đày biệt xứ;
    • Cánh hoa e ấp;
    • Đông phương huyền bí qua truyện cổ thần tiên;
    • Truyện Đông phương;
    • Người vợ tiên;
    • Những người đàn bà tuyệt vời trong gia đình Kennedy;
    • Những người đàn bà trong gia đình Kennedy;
    • Tà áo xanh;
    • Nỗi buồn nhược tiểu;
    • Người yêu nước;
    • Ngoài chân mây;
    • Hứa hẹn;
    • Bão loạn;
    • Mẫu đơn;
    • Quỷ địa ngục chẳng bao giờ ngủ;
    • Yêu mãi còn yêu;
    • Ba người con gái của Lương phu nhân;
    • Trái tim kiêu hãnh;
    • Một trái tim tự hào;
    • Biên giới tình yêu;
    • Tình cõi chân mây;
    • Nô tì Mẫu Đơn;
    • Đóa hoa ẩn mình;
    • Trang;
    • Người thành phố;
    • Bí mật đời nàng;
    • Người yêu nước;
    • Thiên Hậu;
    • Người cung nữ;
    • Từ Hi Thái hậu;
    • Con rồng linh diệu;
    • Hạt giống của rồng;
    • Vương Nguyên;
    • Đất lành;
    • Chuyện Kinh Thánh;
    • Những người con của tiến sĩ Lương;
    • Tiếng nói trong nhà;
    • Tử thần và rạng đông;
    • Người mẹ già;
    • Những mảnh hồn sầu xứ.”
***
gôi nhà đồ sộ đứng sừng sững trên một đỉnh đồi ven biên thành phố Manchester, trong vùng Vermont. Đó là một trang viên cũ kỹ xây cất từ một thế kỷ nay, trước khi người đàn bà cuối cùng của dòng họ Winsten qua đời, và trước ngay người con gái của bà, cô Elinor kết hôn với ông William Asher. Dù ngôi nhà từ đó đã qua tay chủ khác, vẫn được người trong vùng gọi bằng tên cũ ngày xưa. Ông William đâu bận tâm về điều đó. Đánh mất danh hiệu của mình trong một ngôi nhà đã mang tên người khác, đó là điều ông không nghĩ đến. Ông thích ngôi nhà vì nó là như vậy. Nhờ có tâm hồn quảng đại mà ông giữ được bản lĩnh thoát mọi ảnh hưởng khách quan, và vui vẻ hòa mình vào sự nghiệp của bà Elinor. Tại Long Island còn có một ngôi nhà của dòng họ Asher, ông William có thể giữ nó lại với tư cách là con trai duy nhất trong gia đình, song ông đã bán đi sau ngày cha mẹ ông qua đời mà không hối tiếc. Ông đã trải qua những mùa hè dịu dàng và xanh mượt thời thơ ấu tại xứ Vermont, nên ông đã làm quen và ưa thích thành phố Manchester với những ngọn đồi yên tĩnh bao quanh.
 
Ngôi nhà của dòng họ Winter rất kiên cố và rộng mênh mông, các thế hệ đã nối tiếp nhau sinh sống ở đó, không phải sửa sang gì thêm. Người sáng lập, ông Adam Winsten, từ đầu thế kỷ 19, trước khi qua đời đã tự cho mình có trách nhiệm phải có đủ chỗ cho con cái ông: tất cả 12 đứa, trong đó có 9 đứa đã đến tuổi trưởng thành. Mặc dù ông có ý mở rộng thêm ra mãi, các cháu ông vẫn cảm thấy thiếu chỗ ở, và thiên cư gần hết về hướng tây. Nhờ mỏ vàng và thiết lộ, các cháu ông đã làm giàu nhanh chóng, đến độ về sau họa hoằn mới nhớ đến nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Trong thế kỷ trước, dòng họ Winsten, người này kế tiếp người kia, cho đến đời ông Adam Winsten, là người cuối cùng có vóc dáng của cây du khô héo trong mùa đông, và là thân sinh của cô Elinor. Không đứa nào trong các con ông muốn giữ một gia cư quá rộng như thế, đến nỗi kẻ đến xin giúp việc trong nhà, chỉ nhìn thấy những mái nhà vô tận, cũng tự động rút lui. Các con trai và con dâu của ông từ chối giữ lại bà già nấu ăn, tên là Bertha, vì bà đã ở quá lâu năm trong nhà.
 
Dần dần tất cả đều bỏ đi, trừ cô Elinor, người con út, mẹ cô và bà Emma, người chị em bạn dì già yếu, là ba người sống luôn luôn ở đó. Trong thơi gian ấy, hết mùa hè nọ đến mùa hè kia. Ông William ngày một say mê cô Elinor tha thiết. Họ đã kết hôn cách rất đơn giản ít lâu sau khi bà Winsten qua đời: Bà này đã bị sốc mạnh trong một buổi chiều xuân, khi bà cố sửa những bụi hoa hồng rậm rạp của bà. Sau đám cưới của họ, ba Emma tuyên bố ý định về sống ở New York. Bà luôn ước mơ điều ấy, và với số tiền bà Winsten quá cố đã để lại cho bà, đủ để bà thực hiện ước vọng đó.
 
Cô Elinor và cậu William thừa hưởng ngôi nhà. William rất ưa thích ngôi nhà này, vì ông yêu mến xứ sở này. Trước kia ông thương tiếc rẻ vì trong mùa he chỉ đến đó chốc lát với gia đình thôi. Ông mở một văn phòng nhỏ ở Manchester, cạnh cổng trường luật Harvard, và ông tiếp tục giữ nó vì lý do tình cảm, mặc dù hiện tại và nhiều năm về sau, là một luật sư nổi tiếng, văn phòng chính của ông đặt tại New York. Ông đã do dự khi chọn giữa Boston và New York, nhưng dòng họ Asher đến từ New York và tiếp tục đời sống luật sư ở đó, tạo nên một liên hệ mật thiết giữa xưa và nay.

Mời các bạn đón đọc Tiếng Nói Trong Nhà của tác giả Pearl S. Buck.

Download ebook

Tiếng Nói Trong Nhà – Pearl S. Buck


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

[toc] Giới thiệu ebook Tiếng Nói Trong Nhà – Pearl S. Buck Tweet! Tiếng nói trong nhà được giải Nobel vǎn chương nǎm 1938. Jessica là con gái của bà…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close