Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày

[toc]


Giới thiệu ebook

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày


Đừng già hàm

Vô đa ngôn: đa ngôn đa bại.

— Khổng Tử

Bạn hãy thử nghe câu chuyện sau đây: “Tôi có thói quen đi thành thị mỗi tháng. Ngày nọ tôi đem tiền theo nhiều. Tôi thấy gần bến xe có bán nhiều bồ câu đẹp quá. Tôi mua một cặp về nuôi chơi. À! Tôi đóng cái lồng rất khéo vì tôi thường biết, bồ câu thích ở nơi chuồng sơn nhiều màu. Lúc ấy vợ tôi phụ đóng chuồng với tôi. Hai chúng tôi lấy làm sung sướng vì có cặp bồ câu ngộ nghĩnh. Con mái vừa đẻ được một trứng. Nhưng đau đớn thay, nó bị con chó cắn chết”. Đó là câu chuyện thật của một người lân cận với chúng tôi, có danh là “già hàm”. Anh chỉ muốn nói với chúng tôi, con bồ câu mái của anh chị bị chó cắn mà anh thuyết ngần ấy. Bạn thử nghe có mệt không? Thưa bạn, trong xã hội có biết bao người có tật đa ngôn như người lân cận này của chúng tôi. Họ mở miệng ra không phải nói những điều đã suy nghĩ, bổ ích, mà chỉ thích nói cho đã, không lúc nào để miệng “kéo da non”. Họ không cần biết nghệ thuật nói chuyện là gì, mà sung sướng, tự đắc làm một cái “máy nói.” Người xung quanh khi gặp họ, phải mệt cả óc, ù cả tai để nghe họ nói hàng giờ điều mà một người khéo nói có thể nói trong 10 phút. “Đặc sắc” của họ là gặp ai, bất kỳ lạ quen, có dịp là họ thuyết. Người bàn chuyện của họ có óc tinh tế, chú trọng lịch sự, có công chuyện gấp, có thái độ khinh rẻ họ, tỏ ra nhàm chán họ, bằng những cái ngáp hay giã từ. Mặc kệ. Họ cứ nói. Đến những nơi có người ăn học cao, ngồi đứng với thái độ trầm ngâm, nói năng điềm đạm, họ rộ tiếng lên như muốn giục bao kẻ xung quanh “nhóm chợ” với họ. Người ta mắc cỡ, ngượng ngùng giùm cho họ mà họ không ý thức được. Sống trong chỗ đông, họ không quan tâm đến bổn phận, mà đi cà rểu hết bạn bè này đến người thân kia để kể con cà con kê. Trong khi họ già hàm, điều bạn thấy nổi bật nơi họ, là chuyện “chuột đẻ” họ nói ra “núi chuyển bụng”. Có khi chỉ vài ý tưởng xàm láp1 gì đó thôi, họ vô đề đại cà sa2, thuật cả một lịch sử rồi phê bình, rồi than thở, rồi nói lại, rồi dẫn giải, rồi mới nói ra ý mình, thứ chỉ vài tiếng ngăn ngắn là diễn đạt đủ. Họ chỉ cần có mặt người nghe thôi, có mặt để họ nói vô ý thức như cái máy. Người nghe nào, khi chưa quen biết họ, tưởng họ là bậc trí thức cao giỏi hùng biện, nhưng trong vài phút sống với họ người ta phải nhăn mặt nhàm chán. Người nghe muốn lánh mặt họ ư? Không được. Họ nói cà nhằng3, họ bàn đủ thứ chi tiết, họ giả bộ hỏi, rồi cướp câu trả lời. Họ sửa soạn ra về nhưng ngồi lại, ra tới cửa nhưng đứng đó, lại thuyết bất tuyệt. Bạn đừng trông ở câu chuyện của họ có một cứu cánh nhé. Đến bàn chuyện với ai, họ tỏ ra lo lắng về kẻ ấy, làm người ta ngạc nhiên tưởng có gì quan hệ. Nhưng rồi sau cùng phải ngáp dài với lời nói tấp nập như thác nước của họ, và không thu hoạch ở họ một kết luận nào hay đẹp cả. Trong câu chuyện, họ cũng hay lặp đi lặp lại rằng, mình không muốn nói nhiều. Họ hay bảo: “Thiệt tôi buộc lòng lắm mới nói, tôi chẳng muốn nói nhiều vì nói nhiều người ta nói mình không thật…” Nói vậy nhưng họ vẫn thuyết gần đứt hơi. Có nhiều người lịch sự, không chận lời nói của họ, họ tưởng các kẻ này mê say câu chuyện của họ, coi họ là tay hùng biện, nên họ tha hồ nói với nét mặt và điệu bộ dương dương tự đắc.

1 Linh tinh, nhảm nhí, không có căn cứ.

* Các chú thích trong sách là của người biên tập trong lần xuất bản này.

2 Nói tràn lan, không có nội dung, chủ đích.

3 Cũng ý nói linh tinh, nhảm nhí.

Nực cười nữa là khi nào có nhiều tay già hàm hội lại. Đúng là một cái chợ. Họ gân cổ, lấy hơi không kịp để nói, tranh nói như ăn cướp, họ giựt lời nhau. Người này hỏi người kia, người kia mới hé trả lời là bị người nọ giựt lời. Người giựt lời nói vài tiếng là bị kẻ khác chận lại để cắt nghĩa, để phê bình, để chế giễu. Không biết bạn có lần nào nghe nhiều tay già hàm họp mặt chưa. Ai rủi nghe họ đối khẩu thì mắc mệt như sắp lìa trần. Không cần chúng tôi nói, bạn dư biết rằng, những người đa ngôn trong xã hội làm đối tượng cho thiên hạ oán ghét, khinh chê. Những khi nói chuyện với bất kỳ ai, họ không sao thuyết phục được. Người nghe họ nói là một thứ hình phạt. Vậy muốn thuyết phục thính giả của mình xin bạn chịu khó đừng nói nhiều quá. Hãy coi tật đa ngôn như một thứ bệnh dịch của uy tín và nhân cách của mình. Nó là cái lỗ mọt làm tiêu tan dũng khí của tâm hồn, để rồi bị kẻ khác chi phối. Bạn thử thí nghiệm đi. Khi bạn sống chung với nhiều người nếu bạn ít nói bạn có vẻ thinh lặng, tự nhiên bạn nghe con người của mình hùng dũng, lời nói của mình có “ma lực” lôi kéo sự chú ý của kẻ khác, còn nếu sau đó bạn nói đủ thứ chuyện và nói như đê vỡ, tự nhiên bạn cảm thấy con người của mình yếu đuối, bẽn lẽn, không còn đủ lực dẫn dụ kẻ khác. Vậy từ đây, khi gặp ai để tiếp chuyện, xin bạn hãy đề phòng tật già hàm, mỗi khi mở miệng nên nhớ lời khuyên chí lý này của Lưu Hội: “Nhất ngôn bất trúng, thiên ngôn vô dụng – Nói trật một lời thì thuyết ngàn lời cũng vô ích”. Trong trường hợp gặp người già hàm, bắt bạn phải nghe chuyện xàm láp của họ, thì bạn phải làm sao? Bạn mạnh tiếng bảo họ câm ư? Đáng lẽ phải vậy, nhưng không lịch sự chút nào. Mà dù sao, cũng phải chận cái biển lời của họ lại, bằng không bạn tốn thì giờ vô ích, phải bực dọc đến mất đức yêu người. Bạn có thể trầm tĩnh, chậm chậm, vừa ngó ngay mắt họ vừa nói: “Xin ông hay bà… cho tôi có ý kiến này.” Họ chắc chắn không chịu và cướp lời bạn. Nhưng bạn cương quyết bảo: “Ông hay bà phải như thế này hay thế kia.” Thái độ này có thể không nên dùng với người tinh tế, nhưng với những kẻ già hàm, nhất định bạn phải dùng bằng không bạn tốn thì giờ vô ích, mà không đi đến kết quả nào.

Giá khi cần thiết, hỏi họ điều gì, thì bạn hãy tinh tường sáng suốt, đặt vấn đề cho rõ rệt, lúc nào cũng chú ý kéo họ về câu trả lời mà bạn yêu cầu. Nếu bạn “đắc nhân tâm” không đúng chỗ, ngồi nghe họ tự do nói, thì thưa thật với bạn, sau cùng bạn phải thất vọng và mất thiện cảm với họ. Điều bạn hỏi có khi chỉ vài tiếng là trả lời xong, họ lại lo “diễn thuyết” cho bạn đủ điều.

***
Hoàng Xuân Việt – Người thầy đáng kính

Trong đời luôn có những mối nhân duyên không thể nào quên được. Với tôi, được biết thầy Hoàng Xuân Việt là một duyên lành mà tôi vô cùng trân quý. Thầy là một trong những người có ảnh hưởng rất lớn để có tôi của ngày hôm nay.

Từ nhỏ tôi đã mơ ước trở thành một người dẫn chương trình nổi tiếng. Nhưng để đi đến thành công là một con đường dài, là cả quá trình không ngừng nỗ lực, kiên trì học tập, trau dồi cả về kiến thức lẫn kỹ năng.

Sau những năm tháng học tập tại Nga, năm 1985 tôi trở về Việt Nam với bầu nhiệt huyết căng tràn, háo hức bắt tay gây dựng sự nghiệp, thực hiện ước mơ thuở nhỏ. Và thật may mắn cho tôi khi vào thời điểm quan trọng nhất đó tôi đã gặp được thầy Hoàng Xuân Việt và tiếp thu những tri thức về kỹ năng giao tiếp, hùng biện, những bài học giá trị để “nên thân với đời”. Tôi vẫn còn nhớ như in, đó là năm 2002, tại một triển lãm ở Công viên Tao Đàn, lần đầu tiên tôi gặp thầy Việt, một người đàn ông tầm thước với vầng trán cao rộng, toát lên khí chất của một vị học giả uyên bác nhưng giản dị và gần gũi vô cùng. Kể từ đó, với tư cách là khách mời, tôi thường xuyên cùng thầy tham gia các chương trình, những buổi giảng dạy, giao lưu mà thầy tổ chức ở trường của thầy – Trường Hán Nôm Học làm người Nguyễn Trãi và nhiều nơi khác. Tuy đến với tư cách là khách mời, nhưng tôi vẫn thích được nhắc đến là một học trò của thầy hơn, bởi quả thực tôi cũng là một trong những học viên tiếp nhận say sưa các kiến thức mà thầy truyền dạy. Khi đã trở thành một nghệ sĩ, một MC được người hâm mộ Việt Nam công nhận, yêu mến, tôi vẫn luôn giữ liên lạc thường xuyên với thầy. Mỗi lúc rảnh rỗi, hay khi trong cuộc sống có điều gì khó gỡ tôi lại tìm đến gặp và trò chuyện cùng thầy. Thầy luôn đón tiếp vui vẻ, đầy trìu mến và đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích, không ngừng truyền động lực sống tốt đẹp cho tôi. Giờ thầy đã đi xa, tôi không còn được lui đến gặp thầy nữa, nhưng tôi luôn giữ trong tim mình hình ảnh người thầy đáng kính. Mỗi năm đến dịp giỗ thầy, tôi và một số người bạn đều là học trò cũ của thầy lại đến tư gia cùng ôn lại những kỷ niệm, về quãng thời gian được học tập với thầy.

Tôi kính trọng thầy Việt không chỉ vì thầy là một học giả uyên bác mà còn vì tấm lòng và tâm huyết mong muốn truyền dạy lại những lề luật, cột trụ để thành người. Ngoài viết sách, thầy dành cả đời mình để mở các khóa dạy, truyền đạt kinh nghiệm sống, các quy chuẩn đạo đức, những cách thức ứng xử sao cho văn minh, lịch thiệp… Ðáng quý lắm khi thầy xây dựng nên mô hình “trường học làm người” mở tại tư gia, dạy học viên không phân biệt đối tượng, độ tuổi. Thầy từng nói về việc “học nghề làm người” rằng: “Tất cả cho ta thấy rằng khai trí là một chuyện, đi tu là một chuyện, còn học nghề làm người quả thực là một chuyện khác. Theo các nhà tâm lý học “học nghề làm người” là khoa tâm lý áp dụng vào đời sống được điều khiển. Nó cũng gọi là khoa học của tinh thần vì tinh thần tượng trưng cho con người, là cái làm cho con người hãnh diện nhất trong các vật thụ tạo”. Và học làm người chưa bao giờ là dễ dàng: “Chắc chắn kết quả không như trở bàn tay vì là tâm lý học ứng dụng chứ không phải “ma thuật” hay một thứ phép mầu nào. Tuy nhiên nỗ lực của bạn sẽ an ủi bạn sau một thời gian vì bạn thấy con người bạn thay đổi, tự tri hơn, thành công hơn, thấy yêu đời và tận tụy giúp đời hơn”. Thời của chúng tôi, được học những kiến thức đó là điều quý giá lắm. Những bài học mà chúng tôi chưa được học trên ghế nhà trường chính thống, những bài học để chúng tôi hoàn thiện bản thân.

Các bài giảng cùng hàng trăm đầu sách dạy làm người của thầy, đều được truyền đạt súc tích, dễ hiểu, không hề khuôn sáo, sách vở hay nặng về lý thuyết. Nhắc đến Tủ sách học làm người của thầy Việt, tôi nhớ đến những cái tên quen thuộc như Thất nhân tâm; Thuật hùng biện; Nên thân với đời; Rèn nhân cách; Đức tự chủ; Thinh lặng cũng là hùng biện; Tâm lý bạn trai; Tâm lý bạn gái… Sách vở ngày nay vô cùng, nhưng tôi dám cả quyết rằng những tác phẩm của thầy Việt vẫn nguyên giá trị giáo dục, giá trị thời sự và chắc chắn sẽ giúp khai trí cho người trẻ, để họ hoàn thiện bản thân, có tương lai vững chắc, xán lạn.

Khi biết Công ty Cổ phần Văn hóa Truyền thông Sống xuất bản lại một số đầu sách của thầy và liên hệ với tôi nhờ viết mấy dòng giới thiệu này, tôi rất vui mừng và cũng lấy làm hân hạnh.

Mong các bạn đọc thời nay đón nhận và tự học được nhiều bài học quý giá từ bộ sách!

– MC THANH BẠCH

Mời các bạn đón đọc Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày của tác giả Hoàng Xuân Việt.

Download ebook

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

[toc] Giới thiệu ebook Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày Tweet! Đừng già hàm Vô đa ngôn: đa ngôn đa bại. — Khổng Tử Bạn hãy thử nghe câu chuyện sau…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close