Thế Giới Quan Của Dostoevsky
[toc]
Giới thiệu ebook
Thế Giới Quan Của Dostoevsky
Tác phẩm Thế giới quan của Dostoevsky lần đầu tiên được xuất bản ở Praha năm 1923 bởi Nxb YMCA-Press. Đây là cuốn sách tổng kết của Berdyaev về Dostoevsky chứa đựng những suy tưởng suốt hơn mười năm của ông về nhà văn.
Trong “Lời dẫn”, Berdyaev chỉ rõ ngày hoàn thành tác phẩm – ngày 23 tháng 9 năm 1921 – và nhận xét rằng động cơ thúc đẩy ông viết tác phẩm này là những buổi sinh hoạt khoa học do ông dẫn dắt tại Viện Hàn lâm tự do về Văn hóa tinh thần[1] vào mùa đông năm 1920-1921. Ở đây Berdyaev xác định khá chính xác cả cách tiếp cận của ông đối với Dostoevsky: “… tôi đã viết một cuốn sách mà ở đó tôi không chỉ toan tính khai mở thế giới quan của Dostoevsky, mà còn đưa vào đó rất nhiều thứ thuộc thế giới quan của chính tôi”.
Để hiểu được cuốn sách này điều quan trọng là phải tính đến ba dãy yếu tố. Dãy yếu tố thứ nhất mang tính xã hội-lịch sử. Ấy là thời đại của ba cuộc cách mạng và ba cuộc chiến tranh của những năm tháng đầu tiên sau chính biến tháng Mười – những biến cố quan trọng, không hề giống nhau, nhưng khẳng định ý tưởng về tính tai họa của thời kì đầu thế kỉ XX. Dãy yếu tố thứ hai mang tính ý hệ hay là triết học tinh thần. Nó gắn với bước ngoặt của một bộ phận trí thức Nga từ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa Marx chuyển sang chủ nghĩa duy tâm, sự phê phán của họ đối với chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa nhân văn “lấy loài người làm trung tâm”, cái phần “kiêu hãnh nhân chủng học” mà theo ý kiến của các đại diện cho tư tưởng triết học-tôn giáo thì nó có khả năng hủy hoại cả con người lẫn nhân loại. Nhân vật Dostoevsky trong sự biến chuyển gay gắt ấy của toàn bộ những vấn đề triết học, phương pháp và những nguyên lí của ông hóa ra là mang tính mấu chốt. Rất đáng chú ý sự kiện sau: không có một đại diện nào của tư tưởng triết học-tôn giáo Nga lại bỏ qua tên tuổi của Dostoevsky, hầu như tất cả bọn họ đều đã viết về ông trong những cuốn sách, những bài báo hay là để lại những phát ngôn này nọ. Dãy yếu tố thứ ba mang tính tự truyện. Trong quá trình tiến hóa thế giới quan của mình, Berdyaev đã biến Dostoevsky thành điểm tựa cho tất cả những tạo dựng của ông về triết học-lịch sử và đạo đức-thẩm mĩ. Từ sự tiếp thu Kitô giáo và Đức Kitô theo Huyền thoại về viên Đại pháp quan và trải qua sự khắc phục Stavrogin và “quan điểm Stavrogin” trong bản thân mình, ông đi đến xác quyết khẳng định Dostoevsky như nhà tư tưởng, nhà nhân học, nhà khí thiêng học, nhà siêu hình học và nhà tiên tri thiên tài của nước Nga, người thể hiện Tân-Kitô giáo theo thuyết mạt thế-tận thế, người theo cá biệt luận và hiện sinh. Trong đó Berdyaev theo truyền thống phê phán triết học đã diễn giải Dostoevsky theo cung cách khiến cho nhà văn trở thành thân thuộc với mình. Và ông đã thành công trong việc này
***
Tác giả và tác phẩm
Tóm tắt tiểu sử tác giả Nikolay Berdyaev
Image
N. Berdyaev là triết gia Nga nổi tiếng của thế kỉ XX. Ông sinh năm 1874 trong một gia đình quý tộc Nga ở Kiev. Năm 1894 ông vào học trường sĩ quan quân đội, nhưng cảm thấy môi trường ở đó không phù hợp nên đã chuyển sang học ở trường đại học Kiev. Ông tham gia hoạt động trong phong trào sinh viên, và từng bị bắt giam một tháng vào năm 1898. Sau đó ông bị đi đày ở miền bắc (1901-1902).
Thời gian 1905-1906 ông cùng với S. N. Bulgakov xây dựng tạp chí Những vấn đề của cuộc sống nhằm tập hợp các trào lưu mới trong lĩnh vực tư tưởng-văn hóa.
Năm 1920 ông được khoa Lịch sử-Ngữ văn trường Đại học Moscow phong giáo sư.
Năm 1922 ông cùng với nhiều trí thức và những người hoạt động văn hóa nổi tiếng khác bị trục xuất khỏi nước Nga xô viết. Sau khi bị trục xuất ông đến nước Đức rồi sau đó dịnh cư tại Pháp.
Ông cùng với S. L. Frank và S. N. Bulgakov là những người đặt cơ sở cho sự phục hưng nền triết học tôn giáo Nga. Ông đã xây dựng triết học về bản diện cá nhân và tự do trong tinh thần của chủ nghĩa hiện sinh. N. Berdyaev được xem là có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chủ nghĩa hiện sinh Pháp. Ông mất năm 1948 tại ngoại ô Paris ngay trên bàn làm việc.
Về tác phẩm Thế giới quan của Dostoevsky
Tác phẩm Thế giới quan của Dostoevsky lần đầu tiên được xuất bản ở Praha năm 1923 bởi Nxb YMCA-Press. Đây là cuốn sách tổng kết của Berdyaev về Dostoevsky chứa đựng những suy tưởng suốt hơn mười năm của ông về nhà văn.
Trong “Lời dẫn”, Berdyaev chỉ rõ ngày hoàn thành tác phẩm – ngày 23 tháng 9 năm 1921 – và nhận xét rằng động cơ thúc đẩy ông viết tác phẩm này là những buổi sinh hoạt khoa học do ông dẫn dắt tại Viện Hàn lâm tự do về Văn hóa tinh thần1 vào mùa đông năm 1920-1921. Ở đây Berdyaev xác định khá chính xác cả cách tiếp cận của ông đối với Dostoevsky: “… tôi đã viết một cuốn sách mà ở đó tôi không chỉ toan tính khai mở thế giới quan của Dostoevsky, mà còn đưa vào đó rất nhiều thứ thuộc thế giới quan của chính tôi”.
Để hiểu được cuốn sách này điều quan trọng là phải tính đến ba dãy yếu tố. Dãy yếu tố thứ nhất mang tính xã hội-lịch sử. Ấy là thời đại của ba cuộc cách mạng và ba cuộc chiến tranh của những năm tháng đầu tiên sau chính biến tháng Mười – những biến cố quan trọng, không hề giống nhau, nhưng khẳng định ý tưởng về tính tai họa của thời kì đầu thế kỉ XX. Dãy yếu tố thứ hai mang tính ý hệ hay là triết học tinh thần. Nó gắn với bước ngoặt của một bộ phận trí thức Nga từ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa Marx chuyển sang chủ nghĩa duy tâm, sự phê phán của họ đối với chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa nhân văn “lấy loài người làm trung tâm”, cái phần “kiêu hãnh nhân chủng học” mà theo ý kiến của các đại diện cho tư tưởng triết học-tôn giáo thì nó có khả năng hủy hoại cả con người lẫn nhân loại. Nhân vật Dostoevsky trong sự biến chuyển gay gắt ấy của toàn bộ những vấn đề triết học, phương pháp và những nguyên lí của ông hóa ra là mang tính mấu chốt. Rất đáng chú ý sự kiện sau: không có một đại diện nào của tư tưởng triết học-tôn giáo Nga lại bỏ qua tên tuổi của Dostoevsky, hầu như tất cả bọn họ đều đã viết về ông trong những cuốn sách, những bài báo hay là để lại những phát ngôn này nọ. Dãy yếu tố thứ ba mang tính tự truyện. Trong quá trình tiến hóa thế giới quan của mình, Berdyaev đã biến Dostoevsky thành điểm tựa cho tất cả những tạo dựng của ông về triết học-lịch sử và đạo đức-thẩm mĩ. Từ sự tiếp thu Kitô giáo và Đức Kitô theo Huyền thoại về viên Đại pháp quan và trải qua sự khắc phục Stavrogin và “quan điểm Stavrogin” trong bản thân mình, ông đi đến xác quyết khẳng định Dostoevsky như nhà tư tưởng, nhà nhân học, nhà khí thiêng học, nhà siêu hình học và nhà tiên tri thiên tài của nước Nga, người thể hiện Tân-Kitô giáo theo thuyết mạt thế-tận thế, người theo cá biệt luận và hiện sinh. Trong đó Berdyaev theo truyền thống phê phán triết học đã diễn giải Dostoevsky theo cung cách khiến cho nhà văn trở thành thân thuộc với mình. Và ông đã thành công trong việc này (Chú thích của biên tập bản điện tử – BT).
***
Tác phẩm Thế giới quan của Dostoevsky của N.A.Berdyaev (1874 – 1948, triết gia Nga nổi tiếng thế kỉ XX) là một tác phẩm sâu sắc, trong đó Dostoevsky được nhìn nhận như một nhà tư tưởng Kitô giáo vĩ đại. Berdyaev khẳng định cách tiếp cận của mình không phải là phê bình văn học mà đó là cách tiếp cận khí thiêng học, một lĩnh vực thuộc thần học bàn về tác động của khí thiêng lên con người và thế gian. Berdyaev cho rằng tiếp cận Dostoevsky không thể từ cái nhìn khoa học vốn thường mổ xẻ đối tượng để nghiên cứu bởi nó sẽ chết dưới lưỡi dao của nhà giải phẫu, mà cần phải tiếp cận như một hiện tượng toàn vẹn của tinh thần, cần phải thâm nhập một cách trực giác, thấu hiểu nó như một cơ thể sống, nhập thần vào nó.
Theo Berdyaev, tinh thần, bản diện cá nhân của con người là mối quan tâm duy nhất của Dostoevsky, còn mọi biểu hiện bề ngoài đều không đáng quan tâm. Berdyaev cho đó là một mối quan tâm mang tính chất Kitô giáo, bởi những tư tưởng khác đều không xem con người như là trung tâm mà đó có thể là định mệnh hay trật tự xã hội… Ở đây tinh thần con người, bản diện cá nhân được hiểu chủ yếu theo nghĩa mối quan hệ giữa con người và Thượng đế, là mối quan tâm đáng tìm hiểu nhất ở con người chứ không phải các mối quan hệ khác. Đây có thể coi là hướng nhìn đặc biệt của Berdyaev bởi khi đó con người mới hiểu rằng họ đang ở một kỉ nguyên mới – khác so với quá khứ. Những người hay đọc Dostoevsky để thấy các vấn đề chính trị xã hội Nga hay trình bày thi pháp của Dostoevsky chỉ nhìn thấy cái thứ yếu, không quan trọng. Vậy làm sao để Dostoevsky có thể nhìn thấy và khám phá chiều sâu tinh thần của con người? Theo Berdyaev, Dostoevsky sử dụng phương pháp nghệ thuật Dionysus lôi cuốn con người vào chiều sâu không đáy của tinh thần để con người thoát khỏi mọi thứ vốn kiềm tỏa con người như lí trí, logic, văn hóa xã hội… (có thể gọi đó là môn “nhân học lốc xoáy”). Với những người bình thường, ta cảm giác như Dostoevsky đang bước vào những cơn mê sảng mà ở đó mọi thứ đều không kiểm soát được.
Để bước vào thế giới ấy, con người cần được tự do. Nhưng, tự do như thế nào? Berdyaev làm rõ vấn đề tự do của Dostoevsky một cách độc đáo. Ông cho rằng, cần phân biệt hai loại tự do là tự do đầu tiên và tự do cuối cùng. Tự do đầu tiên ấy là tự do lựa chọn chân lí. Tự do ấy cũng chỉ mới manh nha ở thời của Dostoevsky, còn con người trước đó trong lịch sử hầu như chưa có tự do ấy, dù cho đó là những vĩ nhân. Đó là lí do mà Berdyaev đã gọi con người của Dosteovsky là con người ở thời kì tân lịch sử. Thứ tự do này trong lịch sử Kitô giáo trước đó chưa hiện hữu. Nhà thần học vĩ đại Agustino cho rằng chỉ có tự do ở trong Kitô giáo, không có tự do lựa chọn chân lí. Cái tự do mà Agustino nói đến chính là thứ tự do cuối cùng theo cách gọi của Berdyaev, tức là tự do ở trong chân lí đã có sẵn. Theo Berdyaev, tự do đầu tiên – phẩm giá của con người là thứ phải có trước khi con người muốn tìm thấy chân lí đích thực nếu không chân lí ấy sẽ không hiện hữu.
Vấn đề con người trong tác phẩm của Dostoevsky rất phức tạp. Để hiểu rõ, Berdyaev đã phải minh định thông qua những khuôn mặt lớn khác trong lịch sử đó là Dante và Shakespare. Theo đó: “Ở Dante, con người là bộ phận hữu cơ của một trật tự thế gian mang tính khách quan, của một vũ trụ thần thánh. Con người là thành viên của một hệ thống ngôi thứ, bên trên nó là bầu trời, phía dưới nó là địa ngục. Thượng đế và quỷ dữ, bầu trời và địa ngục khai mở ra không phải ở trong chiều sâu tinh thần của con người. Vũ trụ như cơ thể có ngôi thứ còn chưa bị lung lay, con người ở trong đó thật vững chãi” (Thế giới quan của Dostoevsky). Như thế, Dante hướng về vũ trụ thần thánh chứ không hướng về con người. Còn với Shakespare, con người đã có những chuyển biến: “Vị trí của con người ở Sharespare được xác định bởi thế giới quan nhân văn. Thế giới quan nhân văn ấy hướng về thế giới linh hồn của con người chứ không phải thế giới tinh thần, không hướng về chiều sâu cuối cùng của tinh thần. Con người di chuyển về vùng ngoại vi của đời sống linh hồn, tách rời khỏi những trung tâm tinh thần. Sharespare là nhà tâm lí học vĩ đại nhất của nghệ thuật nhân văn” (Thế giới quan của Dostoevsky). Ở đây, theo chúng tôi, con người ở Shakespare đã thoát ra khỏi trật tự vũ trụ thần thánh, ra khỏi định mệnh. Con người đã trở thành trung tâm của đời sống song con người chưa gặp phải những khủng hoảng. Đến Dostoevsky, con người gặp phải những khủng hoảng nặng nề do chủ nghĩa nhân văn đã không đo lường hết chiều sâu của tinh thần. Con người lúc này bước vào vực thẳm của tồn tại, linh hồn vẫn còn nhưng tinh thần sáng tạo lúc ban đầu của thời Phục hưng đã mất. Toàn bộ con người tân lịch sử của Dostoevsky là sự thử thách trong tự do. Bản chất con người hiện ra mang tính phân cực, đầy nghịch lí và phi lí. Con người mang khát vọng phi lí mà không sao dứt bỏ được ấy là khát vọng độc lập dù phải trả giá thế nào đi chăng nữa. Con người đó cá biệt, không lặp lại. Khát vọng tự do độc lập cá nhân ấy dẫn con người đến hai con đường. Con đường đầu tiên là nhân – thần, tiêu biểu ở triết gia Nietszche, dẫn con người đến tiêu vong bởi thực chất chủ nghĩa siêu nhân không tin vào Thượng đế và cũng không tin vào con người. Con đường thứ hai là thần – nhân của Dostoevsky. Trên con đường ấy con người sẽ tìm được sự cứu rỗi và sự khẳng định triệt để hình tượng của mình. Theo đó, con người chỉ hiện hữu nếu nó là hình dạng và tương đồng với Thượng đế. Nếu không có Thượng đế, nếu con người muốn tự mình làm Thượng đế thì con người sẽ tiêu vong và chỉ có đức Kitô mới giải quyết được vấn đề này. Theo chúng tôi, lập luận này của Berdyaev xuất phát từ tinh thần Kitô giáo sâu đậm của nước Nga dù nước Nga đã trải qua một giai đoạn hoài nghi tôn giáo. Hiện nay, sau khi nhân loại trải qua một giai đoạn đề cao vô thần, duy khoa học thì tôn giáo đang trở lại chi phối mọi hoạt tại đời sống tinh thần của con người. Tôn giáo sẽ còn tồn tại chừng nào còn tồn tại con người. Vì thế, kiến giải của Berdyaev càng cho thấy tính hợp lí của nó.
Một chủ đề quan trọng trong tác phẩm của Dostoevsky mà người đọc thường hay nói đến đó là cái ác. Theo Berdyaev, cái ác của Dostoevsky là con đẻ của tự do. Dostoevsky chống lại sự giải thích cái ác từ nguồn gốc bên ngoài như hoàn cảnh xã hội và dựa trên cơ sở ấy mà phủ nhận sự trừng phạt, thực chất ở đó là sự phủ nhận tự do tinh thần của con người. Cái ác gắn với bản diện cá nhân, chỉ có cá nhân mới tạo ra cái ác và chịu trách nhiệm về nó. Cái ác tất yếu phải dẫn đến sự trừng phạt. Lúc này, đau khổ lại là thước đo chiều sâu tinh thần con người bởi sự phân đôi, nghịch lí của nó. Cái ác giờ đây mang tính siêu hình chứ không phải tính bề ngoài xã hội. Điều đó khiến cho những thứ đạo đức đã được luật hóa không thể giải đáp cho những đau khổ trong những nhân vật của Dostoevsky. Ông kêu gọi sự đau khổ và tin vào sự cứu chuộc trong đau khổ bởi cái ác sẽ được thiêu rụi trong đau khổ. Cái ác làm cho con người bị phân đôi và chỉ có Đức Kitô mới cứu rỗi con người khỏi sự phân đôi. Điều này thể hiện nổi bật và tiêu biểu trong nhân vật Raskolnikov trong tiểu thuyết Tội ác và trừng phạt. Raskolnikov đã giết người chỉ vì chủ nghĩa siêu nhân của anh ta và anh ta bị dằn vặt đau khổ. Bản diện cá nhân của anh ta bị phân đôi, anh ta cảm giác như mình là hai con người, hai cái tôi bản ngã. Con người bị mất đi tính toàn vẹn của bản ngã, con người lúc này mang trong mình một con quỷ. Chỉ có tin vào Thượng đế con người mới có thể hòa giải được, con quỷ mới bị đuổi đi và cái ác biến mất. Lập luận của Berdyaev rất tinh tế, mạch lạc và đồng thời thể hiện chiều sâu tư tưởng của Dostoevsky.
Nếu con người là mối bận tâm lớn nhất của Dostoevsky, là điều khiến cho tư tưởng của ông ảnh hưởng toàn nhân loại thì sau đó chủ đề quan tâm của Dostoevsky ắt phải là nước Nga. Vận mệnh cũng như sứ mệnh của dân tộc Nga là điều Dostoevsky luôn đau đáu. Berdyaev cũng là một người Nga yêu nước không thể không suy nghĩ về dân tộc mình. Chính ở Dostoevsky mà Berdyaev nhìn thấy và hiểu rõ nhất về dân tộc mình. Theo Berdyaev, có thể dùng Dostoevsky để giải đoán tâm hồn Nga bởi Dostoevsky phản ánh đầy đủ mọi đặc điểm, kể cả những nghịch thường và những bệnh hoạn của tâm hồn Nga. Berdyaev thấy rằng Dostoevsky xem nhân dân Nga là nhân dân duy nhất mang theo Thượng đế trong tim mình. Để nhận diện tâm hồn Nga, Berdyaev đã phân tích cấu trúc đặc điểm tâm hồn Nga, để thấy sự khác biệt hoàn toàn với tâm hồn con người phương Tây. Tâm hồn ấy trước hết tương đồng phần nào với những đặc điểm địa lí nước Nga: “Nước Nga là một bình nguyên vĩ đại với những miền đất xa xăm vô hạn. Trên khuôn mặt của đất Nga không có hình thù rõ nét, không có những đường ranh giới. Khí chất Nga chảy tràn ra khắp bình nguyên, lúc nào nó cũng đi về nơi vô hạn. Và ở trong địa lí Nga có sự tương đồng với tâm hồn Nga” (Thế giới quan của Dostoevsky). Chính việc không định hình, không hình thù này của tâm hồn Nga khiến cho họ gặp phải nhiều khó khăn. Tâm hồn ấy mang tính tận thế trong tâm trạng và định hướng của mình. Nó đặc biệt mẫn cảm với những huyền bí. Nó khác so với tâm hồn châu Âu định hình như những pháo đài được khuôn đúc bởi kỉ luật tôn giáo và văn hóa. Tâm hồn ấy dễ dàng chối bỏ tất cả, nổi loạn chống lại những gắn kết ràng buộc và lao vào những điều chưa biết, những miền đất xa xăm. Có thể thấy, sự so sánh giữa tâm hồn Nga và tâm hồn châu Âu rất sâu sắc, nó cho chúng ta những gợi ý để tìm hiểu tâm hồn những dân tộc khác.
Tính cách Nga nổi bật với đặc trưng là thánh thiện chứ không lương thiện. Với người Nga, lương thiện là phẩm chất trung dung của tư sản châu Âu, không phải của những tâm hồn hướng về hư vô hay tận thế. Tuy nhiên, cái thánh thiện ấy lại đi cùng với việc phải sống trong cuộc sống tội lỗi thấp hèn. Tâm hồn Nga say mê cả hai điều đó. Đó là những dao động vĩnh cửu. Tại sao lại có nhân vật như Raskolnikov vừa cao cả vừa thấp hèn? Raskolnikov cũng dao động giữa hai cực này. Quả thực sẽ khó hình dung đầy đủ diện mạo của tâm hồn Nga nếu không đọc và hiểu Dostoevsky.
Tính cách tự cảm nhận cũng là một đặc trưng nổi bật của tâm hồn Nga: “Trạng thái tự cảm nhận và tự ý thức dân tộc Nga bao giờ cũng là vậy, trong đó hoặc là phủ nhận một cách mê dại tất cả tính chất Nga và thực hiện việc chối bỏ tổ quốc cùng nền tảng quê hương, hoặc là khẳng định một cách mê dại tất cả các tính chất Nga đều độc đáo và khi đó tất cả các nhân dân khác trên thế giới đều thuộc chủng tộc thấp kém hơn. Trong ý thức dân tộc của chúng ta chưa bao giờ có được sự chừng mực, chưa bao giờ có được sự tự tin và vững chãi thật điềm tĩnh để không có kích động giả tạo” (Thế giới quan của Dostoevsky). Berdyaev dũng cảm nhìn nhận những nhược điểm lớn của dân tộc mình, đó là khuynh hướng tự coi dân tộc mình là nhất và xem thường các dân tộc khác mà đến nay nó vẫn chi phối các khuynh hướng chính trị và tư tưởng tại Nga. Họ vẫn luôn có tham vọng là một siêu cường của thế giới, muốn có tiếng nói quyết định đến các vấn đề chính trị toàn cầu. Dostoevsky trong chừng mực nào đó cũng phản ánh tư tưởng này khá cực đoan như việc xem nhân dân Nga là nhân dân duy nhất mang theo Thượng đế trong tim mình.
Ở cuối tác phẩm Thế giới quan của Dostoevsky, Berdyaev đã cho thấy tầm vóc cũng như sức ảnh hưởng của Dostoevsky đối với văn hóa, tư tưởng Nga giai đoạn sau này trong đó có phong trào phục hưng triết học tôn giáo Nga khiến cho nước Nga xuất hiện hàng loạt triết gia kiệt xuất của thế kỉ XX. Berdyaev khẳng định, sau khi những tác phẩm của Dostoevsky ra đời, một kỉ nguyên mới của con người cũng ra đời, bởi cơn rung chấn của Dostoevsky đã làm thay đổi tất cả. Những nền móng bền vững mà con người tin tưởng sống theo đều đổ vỡ để rồi con người phải vật vã đi tìm lại gương mặt mình.
Những kiến giải của Berdyaev về Dostoevsky gợi nhiều suy ngẫm không chỉ về Dostoevsky mà còn về hàng loạt vấn đề hệ trọng của con người ngày nay như tự do tôn giáo, tự do cá nhân và xã hội. Nhiều luận điểm trong tác phẩm yêu cầu người đọc phải có thêm những suy ngẫm, trải nghiệm lâu dài mới có thể hiểu, thậm chí có thể tranh luận lại. Thế giới quan của Dostoevsky là một tác phẩm độc đáo, giàu cảm hứng triết luận mà không khô khan, luận điểm sâu sắc và tinh tế. Dostoevsky là một nhà văn vĩ đại, một nhà tư tưởng lớn của nhân loại. Những trình bày tại đây của chúng tôi mới chỉ là những suy tư bước đầu trên hành trình tiếp cận thế giới tinh thần, tư tưởng của Dostoevsky thông qua sự phân tích của Berdyaev. Như một thứ khí thiêng, niềm hứng khởi gợi lên theo bước chân Dionysus sẽ còn vẫy gọi chúng ta.
DƯƠNG VĂN CẢNH Review
Mời các bạn đón đọc Thế Giới Quan Của Dostoevsky của tác giả N. Berdyaev.
Download ebook
Thế Giới Quan Của Dostoevsky
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com
[toc] Giới thiệu ebook Thế Giới Quan Của Dostoevsky Tweet! Tác phẩm Thế giới quan của Dostoevsky lần đầu tiên được xuất bản ở Praha năm 1923 bởi Nxb YMCA-Press.…