Tập San Nghiên Cứu Văn Sử Địa Tập 26 – Nhiều Tác Giả

Tập San Nghiên Cứu Văn Sử Địa Tập 26 – Nhiều Tác Giả

[toc]


Giới thiệu ebook

Tập San Nghiên Cứu Văn Sử Địa Tập 26 – Nhiều Tác Giả


TRONG công tác nghiên cứu lịch sử theo quan điểm chủ nghĩa Mác, chúng ta cần phải nắm được những đặc điểm của tình hình xã hội nước ta. Nói rằng cần phải nắm được những đặc điểm của tình hình xã hội nước ta trước hết phải nghiên cứu, phải tìm ra những đặc điểm ấy.

Các bạn cũng như chúng tôi và cả một số bạn nước ngoài nghiên cứu về lịch sử Việt-nam đã đề ra nhiều vấn đề thảo luận. Giải quyết những vấn đề này, chúng ta không nắm được những đặc điểm xã hội nước ta thì không thể thành công được.

Tôi kể ra một số vấn đề rất quen thuộc với chúng ta :

– Dân tộc Việt-nam thành hình từ bao giờ ? Bốn yếu tố cấu thành dân tộc như ngôn ngữ chung, lãnh thổ chung, sinh hoạt kinh tế chung và trạng thái tâm lý chung biểu hiện ở văn hoá chung có những điều kiện đặc biệt gì khác với nhiều nước khác ?

– Xã hội thời Việt-nam có chế độ chiếm hữu nô lệ không ? Có thì đặc điểm của chế độ ấy tại nước ta như thế nào ? Có gì khác với La-mã hay Trung-quốc ?

– Đặc điểm xã hội phong kiến ở nước ta là những gì ? Từ cộng sản nguyên thuỷ hay từ nô lệ chuyển sang phong kiến và chuyển như thế nào ? Phong kiến Việt-nam khác với phong kiến điển hình ở châu Âu ra sao ? Có khác Trung-quốc không ?

– Về thủ công nghiệp, ở Việt-nam có những phường hội như ở châu Âu không ? Nếu không thì có những hình thức hay trạng thái gì ?

Đi vào lịch sử cận đại, nhiều câu hỏi đã đặt trước chúng ta.

– Tính chất thuộc địa và nửa phong kiến cụ thể là thế nào ? Quá trình phân hoá các giai cấp phong kiến, tư sản, nông dân, công nhân có những gì đặc biệt ? Quan hệ giữa các giai cấp ?

– Tại sao khác với giai cấp tư sản ở Trung-quốc và Ấn-độ, giai cấp tư sản Việt-nam không có lúc nào lớn mạnh, nắm trọn quyền lãnh đạo cách mạng trong một giai đoạn lịch sử nhất định ?

– Tại sao giai cấp công nhân một xứ thuộc địa trước kia như nước ta vừa trưởng thành đã nắm được bá quyền cách mạng và đi tới độc quyền lãnh đạo cách mạng ?

– Trong khoảng nửa cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các văn thân ái quốc lãnh đạo kháng Pháp đã đứng trên lập trường gì trong khi mâu thuẫn giữa phong kiến với nông dân vẫn tồn tại ?

– Dưới ách xâm lược của đế quốc, thái độ chính trị của tầng lớp trong giai cấp phong kiến địa chủ (quan liêu, đại, trung, tiểu địa chủ) có gì khác nhau không ? Vì sao ?

– Trong khi nghiên cứu và giải đáp một số vấn đề kể trên, chúng ta không thể chỉ cắt nghĩa theo nguyên tắc đạo lý, mà phải đi sâu vào thực tế xã hội nước ta. Có đi sâu được mới nắm được những đặc điểm xã hội Việt-nam, không những để xây dựng lịch sử, mà còn có một nhận thức thật đúng về chiến lược, chiến thuật cách mạng qua các thời kỳ và hiện nay.

Cố nhiên là nói nhiều đến đặc điểm của xã hội nước ta không phải vì thế mà đi đến phủ nhận một phần nào tính chất của các giai cấp, nói chung, và quy luật tiến hoá của lịch sử ; trái lại, phát hiện được những đặc điểm của xã hội nước ta càng làm sáng thêm quan điểm duy vật lịch sử và trực tiếp giúp cho các nhà lãnh đạo của ta có thêm chuẩn đích để lãnh đạo được đúng hơn.

Việc này, chúng tôi đã bắt đầu làm và đương làm trên Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa và chờ đợi ý kiến các bạn.

TRẦN HUY LIỆU

Mời các bạn đón đọc Tập San Nghiên Cứu Văn Sử Địa Tập 21.

Download ebook

Tập San Nghiên Cứu Văn Sử Địa Tập 26 – Nhiều Tác Giả


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

[toc] Giới thiệu ebook Tập San Nghiên Cứu Văn Sử Địa Tập 26 – Nhiều Tác Giả Tweet! TRONG công tác nghiên cứu lịch sử theo quan điểm chủ nghĩa…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close