Tạng Thư Sống Chết – Sogyal Rinpoche
[toc]
Giới thiệu ebook
Tạng Thư Sống Chết – Sogyal Rinpoche
Trong tác phẩm này, thầy Soyal tập trung vào các vấn đề làm sao để hiểu ý nghĩa thực thụ của sự sống, làm sao để chấp nhận cái chết, và làm sao để giúp đỡ người sắp chết, và người đã chết. Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn… Hoặc là ta tảng lờ nó, hoặc là ta chạm trán với viễn ảnh cái chết của chính mình, và bằng cách tư duy sáng suốt về nó, ta cố giảm thiểu những khổ đau mà cái chết có thể mang lại. Tuy nhiên, trong cả hai cách, không cách nào chúng ta có thể thực thụ chinh phục được sự chết.
Là một Phật tử, tôi xem chết là chuyện bình thường, là một thực tại mà tôi phải chấp nhận, khi tôi còn hiện hữu trên trái đất. Đã biết không thể nào thoát khỏi, thì lo lắng làm gì. Tôi có khuynh hướng nghĩ đến sự chết cũng như thay bộ y phục khi nó đã cũ mòn, hơn là một cái gì hoàn toàn chấm dứt. Tuy vậy cái chết không thể biết trước: ta không biết được khi nào cái chết đến với ta, và ta sẽ chết như thế nào. Bởi thế tốt hơn cả là ta hãy dự phòng một số việc trước khi cái chết thực sự xảy ra. Đương nhiên phần đông chúng ta đều muốn có một cái chết an ổn, nhưng một điều cũng hiển nhiên nữa, là ta không thể hy vọng chết một cách thanh bình nếu đời sống của ta đầy những bạo hành, hoặc nếu tâm ta thường giao động vì những cảm xúc mạnh như giận dữ, ái luyến, hay sợ hãi. Bởi thế, nếu ta muốn chết tốt, ta phải học cách sống tốt. Nếu ta mong có được một cái chết an lành, thì ta phải đào luyện sự bình an trong tâm ta, và trong lối sống của ta.
Như bạn đọc sẽ thấy trong sách này, theo quan điểm Phật giáo thì cái kinh nghiệm thực thụ về chết rất quan trọng. Mặc dù sự tái sinh của chúng ta, nơi tái sinh của ta phần lớn tùy thuộc vào năng lực của nghiệp, song tâm trạng ta vào lúc chết có thể ảnh hưởng tới tính chất của tái sanh kế tiếp. Vậy, vào lúc chết, mặc dù ta đã tích lũy đủ loại nghiệp, nhưng nếu ta làm một nỗ lực đặc biệt để phát sinh một tâm lành, thì có thể tăng cường và khởi động một nghiệp thiện, và do đó đem lại một tái sinh hạnh phúc. Lúc chết thực sự cũng là lúc mà những kinh nghiệm nội tâm lợi lạc sâu xa nhất có thể xảy ra. Do thường thực tập tiến trình chết trong khi thiền định, một thiền giả tu cao có thể sử dụng lúc chết của mình để đạt những chứng ngộ lớn lao. Đấy là lý do những hành giả có kinh nghiệm thường nhập định vào lúc họ chết. Một dấu hiệu của sự đắc đạo nơi họ là thi thể họ thường không thối rửa sau khi họ đã chết rất lâu trên phương diện lâm sàng.
The Tibetan book of living and dying (bản tiếng Anh) ra mắt độc giả vào năm 1992 và kỷ niệm sinh nhật lần thứ 20 vào năm 2012.
Năm 2000, bản tiếng Việt do cố dịch giả Thích Nữ Trí Hải chuyển ngữ với nhan đề Tạng thư sống chết, cố tình lược bỏ một số phần trong nội dung nguyên bản và phổ biến hạn chế, phi lợi nhuận. Sau đó, tác phẩm này được một số nơi tự ý in ấn phổ biến dưới hình thức kinh doanh, không thông qua thỏa thuận tác quyền với tác giả, dịch giả và nhà xuất bản cũng như tùy tiện thay đổi cấu trúc văn bản, nhan đề tác phẩm.
Năm 2012, đại sư Sogyal Rinpoche và Rigpa Fellowship đã tổng duyệt tác phẩm ấn bản Anh ngữ, chỉnh lý và bổ sung một số nội dung mới, cập nhật những thông tin cần thiết. Phiên bản này sau đó được sử dụng chính thức, thống nhất từ nội dung đến hình thức trên toàn thế giới.
Ấn bản tiếng Việt do Công ty cổ phần văn hóa Thiện Tri Thức thực hiện, Nhà xuất bản Hồng Đức vừa ra mắt bạn đọc, với nội dung đã được hiệu đính, bổ sung và cập nhật theo bản Anh ngữ, được sự đồng ý và giám sát của chính tác giả, Rigpa Fellowship, Nhà xuất bản Harper Collins, và người đại diện hợp pháp của cố dịch giả Thích Nữ Trí Hải.
Mời các bạn đón đọc Tạng Thư Sống Chết của tác giả Sogyal Rinpoche.
Download ebook
Tạng Thư Sống Chết – Sogyal Rinpoche
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com
[toc] Giới thiệu ebook Tạng Thư Sống Chết – Sogyal Rinpoche Tweet! Trong tác phẩm này, thầy Soyal tập trung vào các vấn đề làm sao để hiểu ý nghĩa…