Tản Mạn Xứ Kim Chi – Seung Hyeon

Tản Mạn Xứ Kim Chi – Seung Hyeon

[toc]


Giới thiệu ebook

Tản Mạn Xứ Kim Chi – Seung Hyeon


Dung Trai Tùng Thoại là cuốn sách ghi chép nhiều câu chuyện thuộc thể loại tạp kí của tác giả Seung Hyeon (Thành Hiện) vào giữa thời đại Joseon (Triều Tiên). Tác giả đã ghi chép lại từ những câu chuyện liên quan tới vương gia, các sĩ đại phu, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ cho đến những câu chuyện về phong tục, địa lý, chế độ, âm nhạc, văn hóa, chuyện cười từ thời Koryo (Cao Li) đến đời vua Seung Jong (Thành Tông) thời đại Triều Tiên.

Dung Trai Tùng Thoại lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1525 (năm thứ 20 đời vua Jung Jong (Trung Tông). Khi lần đầu tiên được xuất bản,Dung Trai Tùng Thoại được xem là cuốn sách quý hiếm nên đã có nhiều bản sao chép viết tay được lưu truyền.

Dung Trai Tùng Thoại gồm 324 câu chuyện, trong đó có 196 chuyện kí thực, 27 chuyện hài hước, 16 chuyện kì dị, 85 chuyện tạp luận. Trong số này, nhiều nhất là chuyện kí thực.

***

Truyện kể của Dung Trai (Dung Trai tùng thoại) mà ấn bản tiếng Việt chúng tôi đặt tựa là “Tản mạn xứ Kim Chi” , nhằm giúp bạn đọc dễ dàng liên tưởng đây là tác phẩm nhiều màu sắc và hương vị của văn học Hàn, được viết vào đầu thế kỷ mười sáu, tác giả là Seung Hyeon (Thành Hiện, 1439-1540) nhà văn đa tài đầu thời Triều Tiên. Ngoài các tác phẩm văn chương, ông còn tỏ ra tinh thông âm nhạc với bộ “ Nhạc học quý phạm” và nhuận sắc các bài trường ca dân gian như Lý Sương Khúc, Song Hoa Điếm…

“Tản mạn xứ Kim Chi” đến nay đã lan rộng ảnh hưởng đến nhiều ngành nghiên cứu nhân văn ở Hàn Quốc nhưng trước hết nó thuộc về văn học với 324 truyện kể thuộc nhiều thể loại khác nhau như ký thực, hài hước, truyện nhân vật, thơ ca, truyện háo sắc… Đấy là những truyện không ghi trong chính sử nhưng lại trình bày một bức tranh toàn cảnh của xã hội thời kỳ đầu của kỷ nguyên (chủ yếu là thế kỷ 15) Triều Tiên.

Chính vì thế mà những truyện kể trong cuốn sách này rất đời thường, thú vị và hấp dẫn tuy nhiều khi không tránh khỏi sa vào những ghi chép vụn vặt.

Đôi khi tác giả làm ta bất ngờ vì những nhận xét quá thẳng thắn và táo bạo về chính dân tộc mình, bày ra một bức biếm họa về người Triều Tiên đáng cười:

“Người Triều Tiên ăn nhiều, uống cũng nhiều. Nếu phải nhịn một bữa là người Triều Tiên cảm thấy đói bụng không chịu nổi. Người nghèo đến nhà giàu vay mượn để ăn mà còn lãng phí, không biết tiết kiệm, nên dễ lâm vào cảnh khốn cùng. Còn người giàu sang phú quý thì bày biện nhiều thức ăn mà không biết chán. Nếu có binh lính xuất chinh thì hết một nửa số binh lính phải vận chuyển lương thực. Người chuẩn bị lên đường đi đâu đó chỉ chừng vài dặm mà hành lý chất trên ngựa của anh ta lấp kín cả lối đi…”

Ở đây ta không thấy một chủ nghĩa dân tộc nào mà là một tinh thần tự phê phán rất mạnh, đáng nể phục.

Trong những truyện kỳ dị thì Dung Trai có lối kể ma rất độc đáo, như “Chuyện ma của bà Trịnh” . Tác giả bắt đầu: “Bà Trịnh là bà ngoại của tôi… Nhà bà có một con ma tới ở…”. Đó là một con ma hiền lành, có giọng nói như sơn ca hót, ở trên xà ngang vào ban đêm, biết hết mọi bí mật trong xóm. Nó cố gắng đem lại nhiều điều tốt lành cho gia đình bà. Nhưng cuối cùng cũng có người đuổi nó đi. Con ma khóc lóc thảm thiết mà ra đi!

Con ma đó chỉ muốn ở với người. Truyện ngắn gọn mà đáng yêu.

Nhiều truyện rất ngắn, tương đương với thể loại truyện rất ngắn hiện đại, như truyện “Sự ngờ nghệch của anh chàng mù háo sắc” . Có một anh chàng mù lén vợ nhờ người tìm cho một cô gái đẹp. Đến điểm hẹn, anh ta làm lễ động phòng với cô. Ân ái với cô, anh ca ngợi cô hết lời và chê bai vợ chính cũng hết lời. Nhưng thật ra cô gái đẹp ấy không ai khác hơn là… Anh đã bị lừa.

“Tản mạn xứ Kim Chi” còn cung cấp bao nhiêu tri thức thuộc về thiên nhiên (suối nước nóng, ao hồ, sản vật…), con người (mọi tầng lớp), ngôn ngữ (sáng chế chữ Hangul), thơ ca… thông qua những câu chuyện thường ngắn gọn, nhiều khi lạ lùng, nhiều khi hài hước, có giọng đạo lý ngay ngắn nhưng cũng có giọng phóng khoáng tự do…

Đây là giọng kể đa thanh điệu. Một “con ma” biết hết mọi điều về một thời để sống và để chết, để đam mê và để hiểu biết. Một “con ma” muốn sống với người.

Một cuốn sách phong phú hơi thở.

Nhật Chiêu

***

“ Dung Trai tùng thoại ( 慵齋叢話 )” là cuốn sách ghi chép nhiều câu chuyện thuộc thể loại tạp kí của tác giả Seung Hyeon ( 成俔 : Thành Hiện) vào giữa thời đại Jo Seon (Triều Tiên). Tác giả đã ghi chép lại từ những câu chuyện liên quan tới vương gia, các sĩ đại phu, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ cho đến những câu chuyện về phong tục, địa lý, chế độ, âm nhạc, văn hóa, chuyện cười từ thời Koryo (Cao Li) đến đời vua Seung Jong (Thành Tông) thời đại Triều Tiên. Tuy tác phẩm không rõ năm sáng tác nhưng nội dung sách có ghi chép những chuyện đã xảy ra đến năm 1499 (năm thứ 5 đời vua Yeon San [ 燕山 : Yến Sơn]), và tác giả Seung Hyeon qua đời vào năm 1504. Như vậy, có thể nói “ Dung Trai tùng thoại ” được viết trong khoảng thời gian từ năm 1499 – 1504.

Seung Hyeon đã trực tiếp ghi chép “ Dung Trai tùng thoại ” để nói lên mối quan tâm của tác giả về những câu chuyện thuộc thể loại tạp kí của các nhà văn thuộc tầng lớp quan lại vào đời vua Seung Jong. Đặc biệt, Seung Hyeon đã ảnh hưởng rất nhiều từ hai người anh trai là Seung Im ( 成任 : Thành Nhâm) và Seung Kan ( 成侃 : Thành Khản). Seung Im và Seung Kan có cái nhìn về văn học khác với các học giả kinh điển. Seung Im đã để lại các tác phẩm như “ Thái bình quản kí tường tiết ( 太平廣記詳節 )”, “ Thái bình thông tái ( 太平通載 )”. Cùng thời còn có các học giả Seo Keo Jung ( 徐居正 : Từ Cư Chính) với những tác phẩm như “ Bút uyển tạp kí ( 筆苑雜記 )”, “ Thái bình nhàn thoại hoạt kê truyện ( 太平閑話滑稽傳 )”, Kang Hee Maeng ( 姜希孟 : Khương Hi Mạnh) với tác phẩm “ Thôn đàm giải di ( 村談解 頤 )”, Lee Ryuk ( 李陸 : Lí Lục) với tác phẩm “ Thanh pha kịch đàm ( 靑坡劇談 )”. Lee Ryuk vừa là người bạn thân thiết vừa là anh em cột chèo với Seung Hyeon. Trong hoàn cảnh như vậy, việc Seung Hyeon ghi chép “ Dung Trai t ùng thoại ” đã diễn ra một cách tự nhiên.

Xuất bản tác phẩm “ Dung Trai tùng thoại ”

“ Dung Trai tùng thoại ” lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1525 (năm thứ 20 đời vua Trung Tông [ 中宗 : Jung Jong]). Con trai của Thành Hiện (Seung Hyeon) là Thế Xương ( 世昌 : Sei Jang) đã cố gắng xuất bản cuốn sách này ở phủ Khánh Châu ( 慶州 : Gyeong-ju). Có thể xác minh sự thật đó qua nội dung: “Sau tiết Trọng Dương [1] mùa thu năm Ất Dậu mấy ngày, Phủ doãn phủ Khánh Châu là Hoàng Bút (Hwang Pil) đã viết lời bạt cho cuốn sách”. Năm 1544 (năm thứ 9 đời vua Minh Tông [ 明宗 : Myeong Jong]), “ Dung Trai tùng thoại ” còn được ghi vào “Danh mục sách đã xuất bản trên toàn quốc” của cuốn “ Khảo sự toát yếu ( 攷事撮要 )” của tác giả Ngư Thúc Quyền ( 魚叔權 : Eo Sook Kwon). Còn những sự thật về sau không được xác minh. Khi lần đầu tiên được xuất bản, “ Dung Trai tùng thoại ” được xem là cuốn sách quý hiếm nên đã có nhiều bản sao chép viết tay được lưu truyền. Về những tài liệu được xác nhận tác giả, ở thư viện Khuê Chương Các (Kyu-jang-gak) hiện có 3 bộ và 3 quyển sách có tên tác giả, 2 tài liệu được làm bằng đá, và quyển “ Đại đông dã thừa ( 大東野乘 )”; ở trường đại học Yonsei hiện có 5 bộ và 5 quyển sách được làm bằng gỗ; ở trường đại học Koryo có bộ sách không đầy đủ. Trong cuốn “ Danh mục tổng hợp sách cổ Hàn Quốc ” của nhà sử học Fujita Ryôsaku có giới thiệu một quyển sách được làm bằng gỗ nhưng hiện chưa được xác minh. Bộ sách không đầy đủ ở trường đại học Yonsei gồm năm quyển từ quyển 1 đến quyển 5. Bộ sách này giống trong quyển “ Đại đông dã thừa ” . Kết quả đối chiếu những tài liệu ở thư viện Khuê Chương Các với quyển “ Đại đông dã thừa ” cho thấy, nội dung và số câu chuyện thì giống nhau nhưng hình thức thì có sự khác biệt. Hai nguồn tài liệu này đều không có lời mở đầu mà chỉ có lời bạt. Ở phần cuối của quyển 2 trong bộ sách ở thư viện Khuê Chương Các có lời bạt của Hoàng Bút nhưng có một số lỗi về hình thức, còn trong cuốn “ Đại đông dã thừa ” thì nội dung được viết một cách đầy đủ.

Về sau, đến năm 1909, “ Dung Trai tùng thoại ” trong cuốn “ Đại đông dã thừa ” được Hiệp hội xuất bản sách cổ Triều Tiên xuất bản và phổ biến rộng rãi. Năm 1934, “ Dung Trai tùng thoại ” được ghi bằng chữ quốc ngữ trong quyển 1 của bộ sách “ Triều Tiên dã sử toàn tập ( 朝鮮野史全集 )” do Nhà xuất bản Quý Dậu (Kye-yu) ấn hành. Năm 1957, dịch giả Hong Ki Moon đã dịch “ Dung Trai tùng thoại ” từ “ Tuyển tập Đại đông dã thừa ” sang chữ quốc ngữ và được nhà xuất bản quốc gia thành phố Bình Nhưỡng xuất bản. Năm 1964, Viện nghiên cứu văn hóa dân tộc của trường đại học Koryo đã xuất bản cuốn sách tổng hợp “ Quốc ngữ phá nhàn tập – Dung Trai tùng thoại ”. Năm 1969, nhà xuất bản Hyon-am (Huyền Nham) đã xuất bản cuốn “ Dung Trai tùng thoại ” bằng chữ quốc ngữ trong danh mục những cuốn sách nổi tiếng của Hàn Quốc. Năm 1971, Ủy ban xúc tiến văn hóa dân tộc đã xuất bản cuốn “ Quốc ngữ Đại đông dã thừa”.

Năm 2000, trường đại học Gyeong-san đã chụp ảnh và xuất bản tác phẩm “ Dung Trai tùng thoại ” để kỉ niệm 20 năm ngày thành lập trường. Đối chiếu với những tài liệu bằng gỗ được bảo quản ở thư viện trường đại học Koryo, trường đại học Yonsei, trường đại học Sungkyunkwan và tài liệu viết tay ở thư viện quốc gia và thư viện Khuê Chương Các, cuốn sách ảnh này đã chỉnh sửa lỗi chính tả và những kí sự trùng lắp. Sau khi được xuất bản, cuốn sách ảnh này đã trở thành tài liệu gốc hoàn hảo cho việc nghiên cứu “ Dung Trai tùng thoại”.

 

Mục đích biên soạn “ Dung Trai tùng thoại ”

Seung Hyeon có ghi lời kiến giải của ông về thể loại tạp kí trong cuốn “ Thôn trung bỉ ngữ tự ( 村中鄙語序 )” như sau:

“Anh bạn Jae Soo ( 蔡壽 : Thái Thọ) của tôi sau khi cáo quan trở về cuộc sống thường dân, lúc nhàn rỗi anh đã ghi lại những câu chuyện thường nhật và những câu chuyện đàm tiếu với bạn bè, dù đó chỉ là những mẩu chuyện vụn vặt. Nếu anh không chăm chỉ, nỗ lực và không am tường về văn học thì sao anh có thể viết được. Khả dĩ văn chương của anh là những điều răn dạy cho thế hệ sau, là niềm vui của tuổi già, và là việc làm lúc anh nhàn rỗi.”

Lời kiến giải như trên thường thấy trong thể loại tạp kí của các nhà văn thuộc tầng lớp quan lại triều đình thời vua Seung Jong thời đại Triều Tiên. “ Dung Trai tùng thoại ” chính là tác phẩm thực tiễn cho lời kiến giải đó. Trong phần “ Lời bạt của Dung Trai tùng thoại ”, Hoàng Bút cũng có ghi nội dung như sau:

“Nhìn chung, văn chương của đất nước chúng ta ghi chép tất cả những điều liên quan đến cao thấp theo thời đại, phong tục hay dở nơi đô thành, những vui – buồn – yêu – ghét liên quan tới triều đình, dân chúng và nghệ thuật, từ âm nhạc, bói toán cho đến thư họa đều là những câu chuyện đàm tiếu làm vui lòng người không thể tìm thấy trong sử sách Hàn Quốc.”

Hoàng Bút cũng nhấn mạnh rằng, tuy “ Dung Trai tùng thoại ” chỉ là những mẩu chuyện giải trí lúc nhàn rỗi nhưng những nội dung phong phú được ghi chép trong đó thì không thể tìm thấy trong sử sách Hàn Quốc. Thực tế, khi viết cuốn sách này, trong số những câu chuyện về lời răn dạy, những câu chuyện thường nhật trong cuộc sống, hay những câu chuyện lúc nhàn rỗi, Seung Hyeon coi trọng những câu chuyện thường nhật trong cuộc sống hơn cả.


Mời các bạn đón đọc Tản Mạn Xứ Kim Chi của tác giả Seung Hyeon.

Download ebook

Tản Mạn Xứ Kim Chi – Seung Hyeon


FULL:


AZW3


EPUB


PDF


PRC

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

[toc] Giới thiệu ebook Tản Mạn Xứ Kim Chi – Seung Hyeon Tweet! Dung Trai Tùng Thoại là cuốn sách ghi chép nhiều câu chuyện thuộc thể loại tạp kí…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close