Tâm Lý Đạo Đức – Thích Chân Quang
[toc]
Giới thiệu ebook
Tâm Lý Đạo Đức – Thích Chân Quang
Bộ sách Tâm Lý Đạo Đức này được viết lại từ loạt bài giảng Tâm Lý Đạo Đức mà chúng tôi đã dạy tại trường Trung cấp Phật học tỉnh Long An, khoá 2. Ban đầu, đây chỉ là 30 cuốn băng cassette ghi lại tiếng nói. Sau đó vì yêu cầu nghiên cứu của nhiều người, chúng tôi đã cho thực hiện các bài giảng thành văn viết để làm sách. Điều không ngờ là việc chuyển từ văn nói sang văn viết lại vất vả đến như vậy. Nhiều người phải góp công vào cuốn sách này từ những người viết nguyên bản thô từ văn nói cho đến người góp phần chỉnh ngữ pháp. Phải là cả một thời gian khá dài mấy năm cho đến hôm nay khi chúng tôi tự tay chỉnh sửa những giòng cuối cùng.
Tâm lý con người có nhiều loại, tâm lý bất thiện, tâm lý thực dụng, tâm lý tín ngưỡng, tâm lý yếm thế, tâm lý lạc quan… Ở đây chúng ta tập trung vào tâm lý Đạo đức. Dĩ nhiên 30 đề tài trong tập sách này chỉ là một phần rất nhỏ của Tâm Lý Đạo Đức. Chúng tôi hy vọng sau này sẽ có những vị khác phát triển rộng rãi lớn lao hơn nữa.
Chúng ta mong mõi Tăng Ni khi bắt đầu bước vào cuộc đời tu học đều học qua giáo trình này để làm nền tảng trước khi học sang những giáo lý khác cao siêu hơn. Đạo đức là yêu cầu ban đầu của sự tu hành, và cũng là biểu hiện cuối cùng của một vị Thánh. Chúng ta có thể đau như xé ruột gan khi vài điều trong đây chạm đến tim mình, và cũng có thể vui như mở hội khi vài điều trong đây nâng bước chân mình.
Chúng ta cúi đầu đảnh lễ Mười Phương Tam Bảo đã gia hộ chúng ta thực hiện giáo trình này. Không có sự gia hộ của Phật, không ai có thể làm được điều gì có ý nghĩa. Chúng ta chỉ làm, và chỉ nguyện làm, một hạt bụi dưới chân Phật, một công cụ của Phật trong việc đem Chánh Pháp đến với mọi người.
Chúng ta cúi đầu đảnh lễ các vị Thánh đã cho chúng ta những câu chuyện đẹp về cuộc đời các Ngài. Một câu chuyện được chúng ta kể trong 5 phút lại chính là kết quả của suốt một đời khổ nhọc của các Ngài. Những tấm gương cao cả đó sưởi ấm biết bao nhiêu trái tim con người qua suốt nhiều thời đại.
Chúng ta cám ơn Ban Giám Hiệu trường Trung Cấp Phật học Long An đã hoan hỷ ủng hộ cho Giáo trình này được giảng dạy dù rất mới mẻ. Phải là những vị chân tu đức hạnh mới vượt qua khuôn sáo để đón nhận điều mới lạ như thế. Quý thầy đã cho chúng ta một đạo tình ấm áp và chân thành nhiều năm qua.
Chúng ta cám ơn thượng tọa Thích Viên Giác là người đã giới thiệu để cho Giáo trình này có cơ hội được trình bày. Trí tuệ và tấm lòng của Thầy luôn là điều làm cho mọi người ngạc nhiên và nễ phục. Có Thầy, chúng ta vẫn còn hy vọng về một đạo Phật chan hòa và thương yêu.
Chúng ta cám ơn quý Tăng Ni sinh đã chăm chú theo đuổi môn học mới mẻ này khiến cho người dạy có thêm tinh thần bước tới mãi. Tăng Ni sinh đã phấn khởi chịu khó làm bài tập, hăng hái hỏi và đáp trong lớp, hối hận khi tìm thấy lỗi, hoặc vui mừng khi tìm thấy hướng đi. Nhiều người trong lớp bây giờ đang tham dự những chương trình đào tạo cao hơn.
Chúng ta cám ơn những Cư sĩ đã miệt mài học chung với Tăng Ni và góp phần tạo nên bầu không khí trang nghiêm long trọng; những người Cư sĩ đã ủng hộ giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian đi tới đi lui giảng dạy Giáo trình này; những người Cư sĩ đã xúc động và góp tay đem Giáo trình này lan xa hơn nữa.
Chúng ta xin đem chút công đức có được này cúng dường lên Tâm Bảo, và hồi hướng cho tất cả chúng sinh đồng thành Phật đạo.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tỳ Kheo Thích Chân Quang
Trong Những bài kinh tụng, chúng ta đã được nghe nhiều về “ba ngàn oai nghi” và “tám muôn tế hạnh”. Đó là những oai nghi và tế hạnh nói về Phật, về chư Đại Bồ Tát, về các vị Thánh Tăng. Ở đây, người tu chúng ta cần nắm vững hai điều: Oai nghi bên ngoài và Đạo đức bên trong.
Về Oai nghi, trong luật chúùng ta đã học hai mươi bốn thiên Oai nghi, trong khi đó, Oai nghi của chư Thánh được Kinh diễn tả có đến ba ngàn. Về Đạo đức, chúng ta chỉ tìm hiểu những Đạo đức căn bản trong khoảng ba mươi bài. Bấy nhiêu cũng đủ làm cho chúng ta cảm thấy vất vả, khó khăn. Vậy mà, đối với chư Thánh, Đạo đức được thể hiện ở “tám muôn tế hạnh”.
Vậy “tám muôn tế hạnh” là bao nhiêu?
Chúng ta đã biết, một muôn là mười ngàn. “Tám muôn tế hạnh” là tám mươi ngàn tế hạnh, tám mươi ngàn điều về Đạo đức. Như vậy, so sánh với Đạo đức của các vị Thánh, chúng ta còn khoảng cách khá xa.
Tuy là bài kết thúc môn Tâm lý Đạo đức nhưng bài học này lại khởi đầu cho một cuộc đời tu hành, khởi đầu cho nhiều kiếp tu hành sắp đến; là bài học gợi ý cho chúng ta bước vào một đoạn đường mới, một cuộc tu dưỡng mới vất vả hơn, khó khăn hơn. Chúng ta phải nắm vững để phấn đấu không những cho kiếp này, kiếp sau mà còn cho tám mươi ngàn kiếp về sau nữa.
Bài học này cho chúng ta cơ hội chiêm ngưỡng tính cách của chư Thánh, giúp chúng ta hiểu thêm về Oai nghi, về Đạo đức của các vị ấy. Ngoài những Tâm hạnh Đạo đức chính, một vị Thánh trong đạo Phật còn phải thành tựu một tư cách đặc biệt. Dù biết rằng không thể nào làm nổi như các vị nhưng chúng ta vẫn cố gắng vận dụng từng chút, từng chút để hiểu sâu hơn, để thấy được cái vĩ đại, cái cao siêu của các bậc Thánh, của chư Đại Bồ Tát trong Phật pháp.
Trước hết, chúng ta nói đến Oai nghi. Oai là oai đức, nghi là dung nghi. Oai nghi là những cử chỉ bên ngoài thể hiện được oai đức, sự đẹp đẽ, sự thanh thản của người tu hành. Khi diễn tả về Oai nghi của những vị Thánh, chúng ta thường nghe nói đến “ba ngàn oai nghi”. Vậy, “ba ngàn oai nghi” đó là gì? Đã bao giờ chúng ta được nghe liệt kê từng oai nghi tạo thành “ba ngàn oai nghi” ấy chưa?
Thực ra, “ba ngàn oai nghi” này chưa hề được liệt kê ở một văn bản nào cả. Nhưng dựa vào trí tuệ, chúng ta tự xét để có thể hiểu “ba ngàn oai nghi” là gì. Chúng ta phải hiểu rằng, với một nội tâm thanh tịnh, sáng suốt, người tu hành có sự kiểm soát rất chặt chẽ, rất kỹ lưỡng những cử chỉ bên ngoài để toát ra một vẻ oai nghi thanh tịnh, đĩnh đạc, đẹp đẽ… Vấn đề này cũng tồn tại yếu tố mỹ thuật, hay nói xa hơn đây là một nghệ thuật. Nghệ thuật này có được là do trí tuệ.
Ví dụ, một nghệ sĩ nghiên cứu về mỹ thuật và nghệ thuật chưa hẳn là người có Thiền định, có trí tuệ mặc dù họ cũng cảm nhận được một cách sâu sắc cái đẹp, cái mỹ thuật để tạo nên nguồn cảm hứng, sự rung động và sáng tạo. Trong khi đó, một người đạt được trí tuệ, Thiền định thanh tịnh, luôn luôn có những biểu hiện, những khả năng về mỹ thuật và về nghệ thuật. Đó cũng là một trong những lý do vì sao các vị Thiền sư hay làm thơ và làm thơ khá hay.
Trong oai nghi cử chỉ cũng vậy. Bình thường, nếu tâm không thanh tịnh, sự đi đứng của chúng ta có thể không được đẹp mắt. Nhìn những người đi đứng đẹp đẽ, nghiêm trang, chúng ta có thể biết được nội tâm của họ. Đó là người đàng hoàng, có Đạo đức, có Trí tuệ. Tất cả những oai nghi đều do trí tuệ Thiền định thanh tịnh tạo nên. Ví dụ, khi đang đứng, chúng ta không thể tự thấy, không tự biết mình đứng như thế nào. Chỉ có người ngoài nhìn vào mới biết chúng ta đứng có đàng hoàng hay không. Nhưng khi tu, tâm đã kiểm soát được thân thì chúng ta sẽ tự biết được thân mình đang đứng trong tư thế đàng hoàng hay không. Hoặc khi ngồi cũng vậy, khi ngồi xổm mà tâm có sự kiểm soát thân thì vẫn khác. Cho nên, cũng ngồi giống nhau, đi đứng giống nhau nhưng người có tâm thanh tịnh kiểm soát được thân thì có sự khác hẳn.
Có người băn khoăn làm sao có thể biết được người tu tâm đã thanh tịnh hay chưa. Điều này thật đơn giản. Không cần thần thông hay phép mầu gì cả, chỉ cần nhìn họ đi, đứng, ngồi… có sự kiểm soát được thân, chúng ta biết người này thanh tịnh dù họ không cố ý kiểm soát. Đây là điều rất lạ. Chúng ta nên biết, cố ý giữ hình dáng thân cho đẹp là không đúng. Đó chỉ là cái ngọn của sự tu tập Thiền định chứ không phải là gốc. Nếu cố ý tạo dáng thân nghĩa là chúng ta chỉ đi ra ngọn thôi. Ở đây, ta không cố ý tạo dáng cho thân, chỉ giữ một pháp môn đúng, tâm họ định và từ trong định đó toát ra trí tuệ kiểm soát thân một cách rất tự nhiên.
Ví dụ, một người niệm Phật chỉ biết niệm Phật thôi nhưng trong cái định đó phát ra một trí tuệ kiểm soát được thân. Cho nên, dù vẫn chăm chú niệm Phật nhưng từng bước đi của họ đĩnh đạc, nhẹ nhàng. Hoặc có người lạy Phật rất đẹp. Sở dĩ được như vậy là do người ấy có nội tâm thanh tịnh. Chính nội tâm thanh tịnh, sáng suốt đã kiểm soát mọi cử chỉ nhỏ nhặt tạo thành oai nghi thong dong, đẹp đẽ, nghiêm trang. Dù ở nơi vắng người hay đông người, họ vẫn tự biết thân mình đang trong tư thế, cử chỉ đàng hoàng hay không.
Ví dụ khi có một việc gì đó cần thiết phải chạy (cháy nhà chẳng hạn), nếu lặng lẽ nhìn bao nhiêu người chạy, chúng ta sẽ biết được người nào có tu, người nào có chánh niệm và người nào mất chánh niệm. Có người chạy hết mình, không còn biết gì nữa; có người rất nhanh lẹ nhưng vẫn giữ vẻ bình tĩnh, ung dung, đĩnh đạc, kiểm soát được thân. Nhìn vào, chúng ta biết người này tâm rất khá, trong lúc vội vàng mà vẫn biết được toàn thân.
Hoặc việc leo cây chẳng hạn. Trong giới luật, Phật cấm không cho tu sĩ leo cây vì khi leo cây, người tu khó giữ tư thế cho đàng hoàng. Nhất là vào thời xưa, tu sĩ chỉ quấn y vòng vòng, khi leo cây lỡ có sơ xuất gì trông rất khó coi. Nhưng vì có một vị Tỳ kheo bị cọp đuổi mà không dám leo cây đã bị cọp ăn thịt nên Đức Phật chế lại giới, người tu có thể leo cây trong những trường hợp bất đắc dĩ. Tuy nhiên, khi leo cây, người kiểm soát thân vẫn khác người không kiểm soát được thân; người có oai nghi vẫn khác người không có oai nghi. Dù cũng leo, cũng níu, cũng chuyền cành nhưng người có tâm tỉnh giác thanh tịnh vẫn có sự ung dung, đĩnh đạc, đẹp đẽ, khác hẳn người có tâm không thanh tịnh…
….
Mời các bạn đón đọc Tâm Lý Đạo Đức của tác giả Thích Chân Quang.
Download ebook
Tâm Lý Đạo Đức – Thích Chân Quang
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]
[toc] Giới thiệu ebook Tâm Lý Đạo Đức – Thích Chân Quang Tweet! Bộ sách Tâm Lý Đạo Đức này được viết lại từ loạt bài giảng Tâm Lý Đạo…