Sự Tích Khổng Phu Tử – Trần Trọng Kim

Sự Tích Khổng Phu Tử – Trần Trọng Kim

[toc]


Giới thiệu ebook

Sự Tích Khổng Phu Tử – Trần Trọng Kim


Khổng phu tử hoặc Khổng tử là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng Khâu (27/8, 551 TCN – 11/4, 479 TCN) tự Trọng Ni. Ông được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông.

Trí tuệ và công đức của Khổng Tử được đúc kết trong mỹ tự Vạn thế sư biểu ) hoặc Đại thành chí thánh tiên sư.

Khổng Khâu sinh trưởng tại ấp Trâu, thôn Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa) cuối thời Xuân Thu. Nhiều sử ký nói rằng ông là con của một gia đình nghèo, nhưng cụ tổ ba đời vốn cũng thuộc dòng quý tộc đã sa sút từ nước Tống di cư đến nước Lỗ.

Cha ông là Khổng Hột lấy bà Nhan Chinh Tại mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha. Bà Nhan Chinh Tại lúc đó mới 20 tuổi không sợ khó khăn vất vả đã đưa Khổng Tử đến sống ở Khúc Phụ, thủ phủ nước Lỗ, mong ông được sống và lớn lên trong một điều kiện tốt hơn. Khi lớn lên, ông phải làm lụng vất vả để giúp đỡ mẹ, nhưng rất ham học. Ông từng nói “… Lúc nhỏ bị nghèo hèn, ta phải làm nhiều nghề nên biết được nhiều việc nhỏ mọn. Người quân tử cần biết nhiều như vậy không? Không cần biết nhiều nghề như vậy.”. Năm ông 16 tuổi thì mẹ qua đời, Khổng Tử đó sống một cuộc sống thanh bạch, hàng ngày vẫn chăm chỉ học hành, mong muốn thực hiện được ước vọng của mẹ.

***
Trần Trọng Kim (1883 – 1953) là một học giả danh tiếng nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, thủ tướng của chính phủ Đế quốc Việt Nam (1945) được thành lập trong thời kỳ Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử, văn hóa như Việt Nam sử lược, Việt Nam văn phạm, Nho giáo…

Trần Trọng Kim, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Vợ ông Bùi Thị Tuất là em gái nhà nghiên cứu văn học Bùi Kỷ. Ông có một người con gái duy nhất là Trần Thị Diệu Chương, lấy chồng làm Chưởng lý Bộ Quốc ấn tại Sénégal. Cha ông là Trần Bá Huân (1838-1894), đã từng tham gia từ rất sớm phong trào Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo.

***
Hội Trí-tri mở ra cuộc diễn thuyết mỗi tháng là hai kỳ, cử một người đứng lên, đem chuyện gì có nghĩa lý mà nói chuyện, trước là để các ngài đến đông đúc cho vui hội, sau là cũng một cái dịp để bổ ích cho sự kiến thức chung cả.

Kỳ trước ông Phạm-Quỳnh đã diễn thuyết về chuyện Kim-Vân-Kiều, kể rõ cái tinh thần và cái tài tình của trước giả là cụ Nguyễn-Du, thật là một bài diễn thuyết rất đích đáng.

Nay đến lượt tôi, thì tôi lấy làm bối rối lắm: đem những chuyện lảm nhảm mà nói thì chẳng bỏ làm mất công các ngài đến đông đúc như thế này mà nói những chuyện khó khăn xa lạ, thì sợ cái sức tôi không đủ, lỡ có lầm lỗi thì làm sao? Nghĩ đi nghĩ lại tôi lấy làm khó lắm. Sau tôi thiết tưởng rằng nước mình là một nước theo nho học đã hơn 2.000 năm nay, đến bây giờ cái phong trào mới mỗi ngày mỗi khác mà nho học thì phai nhạt dần dần đi. Chi bằng ta đem chuyện Khổng-phu-tử là ông thánh đạo nho mà nói, để nhắc lại cái sự nghiệp và cái công đức của một đấng thánh nhân đã gây nên cái mối chính trị và luân lý của mấy dân tộc ở phương Viễn-đông này.

Nói chuyện đức Khổng-tử thì chắc các ngài đây có nhiều ông cũng đã biết rồi, chẳng qua là một sự nhắc lại mà thôi; nhưng trong bọn thiếu niên ta có nhiều người vì phải theo tân học, cho nên không có thì giờ mà biết được chuyện của các đấng thánh hiền ngày trước. Vậy hôm nay nói chuyện Khổng-phu-tử thì cũng không phải là một sự vô ích.

Mời các bạn đón đọc Sự Tích Khổng Phu Tử của tác giả Trần Trọng Kim.

Download ebook

Sự Tích Khổng Phu Tử – Trần Trọng Kim


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

[toc] Giới thiệu ebook Sự Tích Khổng Phu Tử – Trần Trọng Kim Tweet! Khổng phu tử hoặc Khổng tử là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close