Siêu Hình Tình Yêu, Siêu Hình Sự Chết – Arthur Schopenhauer

Siêu Hình Tình Yêu, Siêu Hình Sự Chết – Arthur Schopenhauer

[toc]


Giới thiệu ebook

Siêu Hình Tình Yêu, Siêu Hình Sự Chết – Arthur Schopenhauer


“Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết” là một tập của bộ sách “Thế giới như là ý chí và biểu tượng”, được xem là một kiệt tác triết học của Arthur Schopenhauer.

Đây vốn là hai chương của tập bổ túc cho sách. Tác phẩm Thế gian như thể ý chí và biểu tượng của Schopenhauer được xuất bản năm 1819, không chỉ là bài thuyết trình chủ đạo về triết học mà còn là một bản ghi toàn diện quan điểm của Schopenhauer về nhân loại.

Trong tập sách này đưa ra quan điểm của Schopenhauer về hai vấn đề quan trọng nhất của con người: tình yêu và cái chết.

Xem xét một cách toàn diện, trong phần đầu tiên của cuốn sách, ta thấy Schopenhauer tập trung bàn về cảm xúc lãng mạn trong tình yêu. Theo ông, cái quyết định trong tình yêu, tạo sự gắn kết trong tình yêu không phải là cảm xúc cá nhân mà chính là bản năng của giống loài.

Ông nói rằng, việc con người chúng ta bị thu hút bởi người khác phái đều chỉ bắt nguồn từ mục đích sinh sản. Việc đưa ra tất cả những bằng cớ bắt nguồn từ nhiều thực tế, Schopenhauer đã cho rằng, tình yêu rốt cục chỉ là bản năng duy trì giống loài.

Theo Schopenhauer đó là cách để duy trì hạnh phúc cá nhân của con người. Ông cho chúng ta thấy những tiêu chí lựa chọn vô thức của con người đối với đối tác của họ như vẻ đẹp, sức khỏe, sự quyến rũ. Con người tìm kiếm đối tác xinh đẹp, mạnh mẽ và khỏe mạnh như vậy thực sự chỉ nhằm có cơ hội tốt nhất để tạo nên một đứa trẻ có tình trạng tốt nhất.

Nó cũng cho chúng ta thấy làm thế nào và tại sao những người đàn ông không chỉ tìm kiếm những người phụ nữ đẹp và có trí tuệ. Ông cũng đưa ra lập luận về sự thú hút giữa những đối tác có sự đối lập nhau, chẳng hạn như tại sao ta lại thường bắt gặp các cặp vợ chồng mà người đàn ông thường vững chãi, uy lực, thô bạo trong khi người phụ nữ thường rất nhẹ nhàng, trí tuệ và cởi mở.

Cuốn sách cũng đề cập đến số phận của những cuộc hôn nhân tình yêu và hôn nhân sắp đặt, để rồi đi đến kết luận về thuyết siêu hình tình yêu của ông.

***

“… Chết là cái phút giải thoát của bản tính riêng biệt của cá tính, cái bản tính chẳng phải làm cái nhân thâm hậu nhất cho bản thể ta, mà đúng ra phải coi như một sự lạc lõng của bản thể… Vẻ bình thản trên nét mặt của phần lớn những người chết hình như phát xuất từ đó… Nói chung cái chết của mọi người thiện đều thanh thản nhẹ nhàng… Cái kiếp sống mà chúng ta biết, họ vui vẻ từ bỏ: cái mà họ thu hoạch được thay cho đời sống đối với chúng ta chả là gì cả, vì kiếp sống của chúng ta, so với kiếp sống kia chả là gì cả. Phật giáo mệnh danh kiếp sống đó là Niết bàn, nghĩa là tịch diệt…”
 
“… Nếu giờ đây, ta nhìn sâu vào cái náo nhiệt của đời sống, ta thấy mọi con người bị giày vò bởi những đau khổ lo âu của kiếp sống này, ra sức thỏa mãn các nhu cầu vô tận… để không mong mỏi gì hơn là bảo tồn cái kiếp sống cá nhân quằn quại trong một thời gian ngắn ngủi. Thế mà giữa cảnh hỗn loạn ấy, ta bắt gặp bốn mắt giao nhau đầy thèm muốn của đôi nhân tình. Nhưng tại sao lại phải nhìn trộm, sợ sệt, lén lút? – Bởi vì đôi nhân tình kia là những kẻ phản bội thầm lén tìm cách lưu tồn tất cả cái khốn khổ mà nếu không có họ thì tất phải chấm dứt; họ muốn ngăn cản không cho chúng dứt; cũng như các kẻ giống họ từng làm trước họ…” 
 
Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết (rút trong tập Thế giới như là ý chí và biểu tượng) là kiệt tác triết học của Arthur Schopenhauer trong đó triết gia đưa ra một cách vừa hài hước vừa thấm thía buồn đau những suy tưởng sâu xa nhất về bản chất của sự yêu và sự chết của nhân loại.

 ***
Bởi chưng duy nhất, nên cái tư tưởng ấy cũng là một tư tưởng giản dị, vì như ông nói: “Không có một triết hệ nào lại giản dị bằng, và được xây dựng với ít yếu tố, như triết hệ của tôi, nên vừa thoạt nghe là người ta bao quát và lĩnh hội được ngay” chính vì thế mà ta có thể diễn đạt nó trong một vài trang.
 
Ý chí là gốc của sự vật. Không những tự do, nó còn vạn năng. Cái gì xuất ở nó, chẳng phải chỉ là những hành động của nó, mà là cái thế gian trong đó nó tác động, hành động và thế gian chẳng qua chỉ là phương thức mà nó sử dụng để đạt đến tự trị. Thế gian, vì chưng là cái gì cho nó tự khách thể hoá để biểu tượng mình với chính mình là tấm gương cho nó tự ngẫm. Nhưng mà là tấm gương trong đó thuần nhất tính của nó bị phân tán, vì nó chỉ tạo ra tấm gương này bằng cách tự phản chiếu qua các hình thức của không gian, của thời gian, của nguyên nhân tính, nói tóm lại qua trí năng vốn là nguyên tắc cá thể hoá, vì là nguyên tắc lí trí. Do đó, thế gian là của hiện tượng bất khả dịch của nó, bao quát trong tất cả các hiện tượng biến dịch riêng biệt vô biên, phát sinh từ cấu thể của nó. Nhờ cái thế gian này, và nhờ sự phát triển của nó qua vật giới cho đến con người, ý chí biết được mình muốn gì và cái mình muốn là cái gì. Mà cái ý chí muốn, lại chính là cái thế gian ấy, là cái đời sống như trong đó nó tự thể hiện. Do đó ý chí và muốn sống trong đó chỉ là một, và ý chí vốn dĩ vĩnh cửu, nên muốn sống cũng vĩnh cửu và do đó thế gian, tức đời sống vốn dĩ là biểu thị thiết yếu của nó cũng vĩnh cửu. Vì thế cho nên, ngày nào mà ta còn tràn đày muốn sống, ta chả việc gì bận tâm đến kiếp sống của ta, ngay cả khi chết.
 
Vì thế mà đời sống phát sinh ra vấn đề chết và vấn đề yêu, vì yêu là cái mà nhờ nó đới sống xuất hiện trên thế gian này.
 
Cái mà ta gọi là chết, của chúng ta, cái chết của những cá thể là chúng ta. Nhưng các cá thể là những bóng dáng phù du phát sinh từ sự khách thể hoá vĩnh cửu của ý chí. Chỉ có chúng mới sinh mới tử, còn cái muốn-sống có biểu thị ở chúng thì không. Do đó sinh và tử là hai tuỳ thể vĩnh cửu đồng đẳng cùng lệ thuộc đời sống vĩnh cửu của ý chí, là hai cực của hiện tượng sống xét theo toàn bộ. Vì vậy mà người Ấn phối hợp ở Schiwa cả cái dương vật lẫn chuỗi đầu lâu, mà người Hy – Lạp họa trên mộ những cảnh hoan lạc hoa tình, ngụ ý rằng sinh và tử của cá nhân con người ta được trung hoà trong đời sống vĩnh cửu của nhân loại, quan niệm cao siêu về thiên nhiên như là phương diện khách quan của ý chí.
 
Liệu người ta có biết tìm trong cái xác thực tính của đời sống vĩnh cửu nội tại này đối với cá thể, một sự an ủi linh nghiệm trước các khổ não của cái chết, một phương thuốc tiêu trừ các mỗi lo sợ do cái chết gây ra không? Chắc chắn là kẻ nào thật thiết sống, thích thú sống, kẻ nào cho rằng, dù đời sống có mang lại những đau khổ đến thế nào đi nữa, đời sỗng cũng vẫn là cái đáng quý nhất, kẻ đó hẳn tìm thấy được ở đời sống cái gì để diệt tan những nỗi khiếp sợ do cái chết gây ra, vì kẻ ấy không sợ bất cứ thời gian nào, dù đã qua hay sẽ đến, mà không có mình. Biết thế rồi, nó tiếp tục sống, không phải sống như trước kia, sống theo một dục vọng mù quáng, mà sống có ý thức, nó mới ở vào trạng thái hoàn toàn nhất quyết của ý chí.
 
Tuy nhiên, đó là trạng thái khiếm khuyết bấp bênh. Nó chỉ có được khi người ta tự dối mình với cái ảo tưởng đâu rằng mọi đời sống đều vốn dĩ tốt đẹp, khi người ta tưởng đâu rằng chỉ việc khẳng định điều này là chắc chắn đời đời sẽ hạnh phúc và hoan lạc. Nhưng nếu chẳng may bản tính của đời sống lại là đau khổ và xấu xa, phải chăng vì thế người ta lại không tự buông trôi xuống địa ngục hay sao?
 
Và, chính thế, một khi thoáng nhận được bản chất của ý chí, người ta không thể còn một ảo tưởng gì về bản tính tốt đẹp của đời sống. Trước hết, về điểm này, chỉ riêng kinh nghiệm cũng đủ xác định. Kinh nghiệm chứng thực rằng đời chỉ toàn là xung đột, đau khổ, thất vọng, rằng đời là biển khổ. Từ sinh đến tử, con vật phải chiến đấu để thoát khỏi đói, đời sống là một cuộc chiến đấu không ngừng, không những chống lại các đau khổ vô hình, chống lại khổ cực hay buồn tẻ, mà còn chống lại các con người khác. Trong đời sống các dân tộc, lịch sử cho thấy toàn là chiến tranh và phiến loạn: các năm thanh bình hầu như là những quãng ngưng ngắn ngủi, những lúc tạm nghỉ ngẫu nhiên. Đời sống là một cuộc chiến tranh liên miên và người ta chết tay còn cầm vũ khí. Lại nữa, mọi hạnh phúc, mọi thỏa mãn chỉ là tiêu cực, vì chúng chỉ có tiêu cực một dục vọng và chấm được một phiền não bằng cách thỏa mãn một nhu cầu.  Vừa thỏa mãn xong một nhu cầu tức thời một nhu cầu khác phát sinh để tạm thời thỏa mãn, và cứ liên miên vô tận, “sự thỏa mãn mà thế gian có thể đưa lại cho các dục vọng của chúng ta cũng như của bố thí cho người ăn mày đủ sống hôm nay, để rồi ngày mai lại đói”.  Lại nữa, các niềm vui khi nào cũng dưới mức ta mong đợi, còn các niềm đau khi nào cũng trên mức ta tưởng tượng. Sau hết, lỡ ra ý chí lại thiếu đối tượng và không còn gì để thèm muốn, là ta rơi vào một sự trống rỗng kinh khủng: tức là buồn tẻ. “Đời sống do đó đu đưa như quả lắc từ phải sang trái, từ đau khổ sang buồn tẻ”.

Mời các bạn đón đọc Siêu Hình Tình Yêu, Siêu Hình Sự Chết của tác giả Arthur Schopenhauer.

Download ebook

Siêu Hình Tình Yêu, Siêu Hình Sự Chết – Arthur Schopenhauer


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Siêu Hình Tình Yêu, Siêu Hình Sự Chết – Arthur Schopenhauer Tweet! “Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết” là một tập của bộ sách…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose