Sấm Truyền Ca ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI

Sấm Truyền Ca ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI


FULL:


PDF

[toc]


Giới thiệu

Sấm Truyền Ca

ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI


Xin chào quý Cha và anh chị em,

Một tin vui đặc biệt: Chào mừng kỷ niệm 350 năm tác phẩm Sấm Truyền Ca, diễn ca lục bát 5 quyển đầu của Cựu ước, do cha Lữ Y Đoan, một trong những linh mục thế hệ đầu của Gp Đàng Trong chúng ta.

Cha Lữ Y  (Louis)  Đoan sinh năm 1613 tại Kẻ Chàm, Quảng Nam, soạn xong quyển Sấm Truyền Ca bằng chữ Nôm khi còn là Thầy Giảng năm 1670. thụ phong Lm tại Quảng Ngãi năm 1676 và hai năm sau đó qua đời, 1678,

Tác phẩm Sấm Truyền Ca đã Việt hóa các nhân danh và địa danh trong Kinh thánh, trình bày nội dung các sách Ngũ Thư với phong cách hết sức Việt Nam. Giáo dân rất thích nhưng có lẽ các cha Tây ngại rằng nó không sát bản văn Kinh thánh nên không ủng hộ, tác phẩm chỉ được chép tay chứ không được in ra. Qua thời kỳ bắt đạo, quyển sách đã trôi dạt về phía nam.

Năm 1820 bộ sách được chuyển sang chữ quốc ngữ do Phan Văn Cận (tại Cái Mơn, Bến Tre).

Năm 1870, có người đào được tại Cái nhum (Chợ lách, Vĩnh long) một hầm vô chủ, có nhiều sách vở về đạo thánh,’trong đó có bộ Sấm Truyền Ca, giấy đã mục nhiều. Lúc đó có ông Nguyễn Vãn Thế chịu khó chép lại và truyền ra cho nhiều người biết.

Năm 1885 cha Phaolồ Qui muốn giúp độc giả tiện đối chiếu với bản văn Kinh thánh nên đã ghi số thự tự vào các câu trong mỗi chương. Ngài cũng chuyển các tên người và tên đất cho sát bản Latinh nhưng chỉ làm được một phần.

Có hai bản sao đã tồn tại tới giữa thế kỷ XX:

Một bản do nhà báo Paulus Tạo (báo Nam Kỳ Địa Phận) chép theo Sưu tầm của Phêrô Trần Hớn Xuyên, trực tiếp chép theo bản của Simong Phan Văn Cận, hoàn tất ngày l7 tháng 5 năm 1910 và một số tài liệu về Sấm Truyền Ca, do linh mục Phao-lồ Qui Sưu tầm và sửa chữa, từ năm 1885. Paulus Tạo ghi năm tháng ông thực hiện việc biên khảo trên một trang nay đã rách, nên nay không rõ là năm nào.

Khi nhà in Tân Định được thành lập, đã có đề nghị in bộ sách nhưng các cố Tây không chịu.

Bản thứ hai ở báo Tông Đồ. Năm 1947 nhà báo Nguyễn Cang Thường mang về tòa soạn báo Tông Đồ một số văn liệu, trong đó có Sấm Truyền Ca. Năm 1952, nhà báo Tông-Đồ bị bão làm sập đổ, văn liệu hư hại hơn phân nửa. Bổn Sấm Truyền Ca hư hỏng hoàn toàn ba quyển sau, vì bị nước ngập và mối xông phá, chỉ còn hai quyển đầu là Genesia (Tạo Đoan Kinh) và Exodus (Lập Quốc Kinh). Quyển Lập Quốc Kinh bị mối tàn phá phân nửa, chỉ còn 21 chương. Năm 1956 nhà báo Thaddoeus Nguyễn Văn Nhạn chép những phần còn lại của tập Sấm Truyền Ca và chép xong ngày 20 tháng 12 năm 1956. Trong bản chép tay của ông Nhạn, tên đất và tên người chép theo bản của linh mục Lữ-y Đoan và ghi chú theo bản sửa chữa của linh mục Phao-lồ Qui.

1993 Giáo sư Nguyễn Văn Trung và một số trí thức Công giáo đã thực hiện quyển sách “Về các tác giả Công giáo thế kỷ XVII-XIX”, do Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Tp HCM ấn hành. Quyển sách đã giới thiệu tác phẩm Sấm Truyền Ca đến công chúng.

Giáo sư Trung và các cộng sự viên đã có công nghiên cứu đối chiếu, thực hiện bản văn hiệu đính mang tính khoa học và năm 2000 Tập san Y Sỹ ở Montreal đã xuất bản tập 1: Tạo Đoan Kinh.

Dù quyển sách được in ở Canada mới cách đây 20 năm, hiện nay ở Việt Nam tìm không đâu có. May thay cuối cùng, chúng ta may mắn tìm được một bản photocopy ở Thư viện Học viện Đa Minh, Gò Vấp và một ấn bản ở Thư viện Mân Côi Bùi Chu.

Được Đức Giám mục Giáo phận khuyến khích, chúng con đang chuẩn bị để in lại quyển sách kịp phát hành vào Mùa Vọng năm nay, nhằm mừng kỷ niệm 350 năm việc biên soạn tác phẩm, để tạ ơn Chúa và để đẩy mạnh công việc truyền giáo cho giới trí thức;

Khi chúng ta học về triết lý của Laudato Si’, Cha Anrê Đoàn Văn Điểm đã nhắc tới triết lý Ngữ Hành. 350 năm trước đây, vị tiền bối của chúng đã dịch sáu ngày sáng tạo là sáu chu kỳ, trong đó Thiên Chúa đã dựng nên lưỡng vực sáng tối âm dương với hành mộc, hành thủy, hành thổ và hành hỏa.

***
“Sấm Truyền Ca thật kỳ thú, thật mạnh bạo, một ý thức Việt hóa tuyệt vời Thánh Kinh, một công trình văn chương rất Việt Nam ở thế kỷ XVII, gây kinh ngạc và xúc động cho người đọc.” (Hãn Nguyên Nguyễn Nhã)

MẤY LỜI NÓI ĐẦU

Theo truyền khẩu, bốn Sấm truyền ca này do linh mục Louis Đoan (thầy cả Lữ-y Đoan) viết ra lối năm 1670.

Ngài là một nhà thông Hán học, gia nhập đạo Công giáo lúc thiếu thời và tình nguyện làm thầy giảng buổi sơ khai công giáo ở Đàng Trong. Ngài viết nhiều tập thơ về giáo lý, giúp bổn đạo dễ bề học hỏi. Trong số đó, có bốn Sấm truyền ca rất công phu, ngài viết theo thể thơ lục bát là loại văn chương bình dân thời đó.

Ngài đúc kết ngắn gọn theo cảm nghĩ và hiểu biết của dân tộc Á đông, vì đó người ta nhận thấy bốn Sấm truyền ca là một hòa đồng văn hóa Á đông và Kitô giáo. Hạng văn nho thời đó mến phục và thích đọc tác phẩm này, cũng có một số người trí thức đã xin theo Công giáo.

Lúc già trên 60 tuổi, nhận thấy tài đức và công nhiệt thành nên đức cha Lambert de la Motte) giám mục địa phận Đàng trong đã phong chức linh mục cho ngài, tại Kẻ chàm (Cacham) thuộc vùng Quảng Ngãi năm 1676.

Bốn Sấm truyền ca của ngài đã bị các linh mục ngoại quốc thời đó chống đối, viện lẽ đã pha trộn nhiều tư tưởng ngoại giáo. Dầu sao, cũng có người gìn giữ và khi chạy nạn cơn bắt đạo thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) ra lịnh cấm đạo công giáo rất nhặt năm 1701, họ đã mang theo vào đất Đồng Nai.

Sống len lỏi với thổ dân, tìm nơi hoang dại, hợp nhau khai phá đất đai lập nghiệp sinh sống, theo cái thế da beo: việt đông thổ rút, việt rút thổ đông chịu đựng biết bao gian nan khổ cực để sống và giữ đạo cách âm thầm.

Đến năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát hoàn toàn làm chủ vùng Thuỷ-chân-lập (miền lục tỉnh) và phân khu hành chánh. Bấy giờ nhiều làng xã người Việt kê khai lên bản đồ đất nước, đồng thời các vùng công giáo cũng ra mặt như Cái-mơn, Cái-nhum, Mặc-bắc, Bả-giồng… là những vùng đa số là công giáo.

Bốn sấm truyền ca được tìm thấy ở Cái-nhum, Cái-mơn thuộc Long hồ dinh (hiện nay thuộc tỉnh Bến tre). Có người viết ra chữ quốc ngữ từ bổn gốc chữ Nôm, và đã được chuyền tay nhau chép lại và phổ biến rất hạn chế, vì lẽ quá dài và ít người có đủ khả năng về văn hóa giữa thời Hán, Nôm và chữ quốc ngữ đang tranh giành chỗ đứng dưới chế độ Pháp thuộc tại Nam kỳ.

Bốn Sấm truyền ca nầy được chép lại nhờ linh mục Phaolô Quy (địa phận Sài Gòn) cho mượn.

Lúc nhà in công giáo của địa phận Sài gòn mới thành lập tại nhà thờ Tân Định (Sài gòn), nhiều giáo hữu và linh mục nhiệt tâm muốn xuất bản tác phẩm này, nhưng qua nhiều lần thảo luận, không đi đến kết quả, vì hai lý do:

Vì chi phí quá nặng đối với nhà in còn nghèo, số vốn xuất bản không được Đức giám mục sở tại trợ cấp. Kế đó, do ý kiến các linh mục Pháp không đồng ý, vì e bản dịch Sấm truyền ca không lột hết ý nghĩa của Kinh thánh bản Vulgata.

Khoảng năm 1920-1930, tại Sài gòn có nhiều báo chí công giáo do giáo dân đảm trách, như nhựt báo Công giáo đồng thinh của Đoàn Kim Hướng, tuần báo Công giáo tiến hành của Đoàn Công Chánh, tuần báo Dân Nam của Tô Đức Thế, tuần báo Dân hiệp của Nguyễn Cang Thường… và tuần báo Nam Kỳ Địa phận là tờ liên lạc thông tin của Tòa giám mục Sài gòn do linh mục lãnh đạo, đã xuất bản từ đầu thế kỷ XX. Trong thời gian nầy, theo lời Paulus Tạo, ký giả công giáo đang giúp tuần báo Nam kỳ địa phận (nhà thờ Tân Định, Sài gòn) thì ông Trần Hớn Xuyên (họ đạo Cái Mơn, Bến tre), đã trao tận tay ông bốn Sấm truyền ca và yêu cầu có thể xuất bản hoặc đăng tải từng phần trên báo chí công giáo, nếu có thể được.

Bốn Sấm truyền ca này không khác với bổn của linh mục Quý bao nhiêu, mà Paulus Tạo hiện có, do con cháu của linh mục tại Mỹ tho giao lại. Bổn của linh mục Quý thì có đánh số câu như Kinh thánh, còn của Trần Hớn Xuyên không có

Bổn của linh mục Quí được Paulus Tạo chuyển lại cho báo Công giáo tiến hành, sau đó truyền về báo Dân hiệp. Nhưng rồi, vì nhiều lý do, nhứt là lý do tác phẩm quá lớn, gồm năm quyển đầu của Bộ kinh thánh Cựu ước, hơn nữa, tác phẩm bị chê là không còn hợp thời: thời tản văn đang tiến triển mạnh đẩy lùi thời văn vè vào quá khứ. Do đó, bốn Sấm truyền ca bị xếp vào tủ tài liệu của báo chí. Năm 1947, Nguyễn Cang Thường về giúp tạp chí Tông đồ, thì mang theo một mớ văn kiện, trong đó có bốn Sấm truyền ca.

Năm 1950, báo Tông đồ dời về trụ sở từ số 6, đại lộ Luro đến số 1 đường Rères Guillerault, thì các văn kiện cũng được chở theo, xếp vào các kệ sách báo.

Thời cuộc biến chuyển mau lẹ, chiến tranh nổi lên khắp nước, người ta chỉ còn lo sống với chết là vấn đề quan trọng hằng ngày, mọi việc khác xếp lại tất cả.

Năm 1952, nhà báo Tông đồ bị bão làm sập đổ, văn liệu hư hại hơn phân nửa. Bốn Sấm truyền ca hư hỏng hoàn toàn ba quyển sau, vì bị nước ngập và mối xông phá, chỉ còn hai quyển đầu, là Genesia, và Exodus. Quyển Exodus bị mối tàn phá phân nửa.

Sau phong trào di cư 1954, nhà báo Tông đồ cất lại vào địa thế nhứt định, phía sau nhà thờ Chợ đũi (1, Bùi Chu, quận 2, Sài gòn), thì các văn liệu còn lại chút ít tập trung về đó. Năm 1956, thấy Sấm truyền ca này bị hư hao nhiều, tôi cố gắng chép lại, để kho văn liệu công giáo sau này khỏi thiếu một tài liệu quí giá của người xưa.

Sài gòn ngày 15/10/1956

Thaddoeus Nguyễn Văn Nhạn

Báo Tông đồ (Sài gòn)
 

Mời các bạn đón đọc Sấm Truyền Ca của tác giả Lữ Y Đoan.

Download

Sấm Truyền Ca

ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI


FULL:


PDF

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

FULL: PDF [toc] Giới thiệu Sấm Truyền Ca ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI Tweet! Xin chào quý Cha và anh chị em, Một tin vui đặc biệt: Chào mừng kỷ niệm 350 năm…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close