Sa Môn Không Hải Thết Yến Bầy Quỷ Đại Đường Tập 2

Sa Môn Không Hải Thết Yến Bầy Quỷ Đại Đường Tập 2

[toc]


Giới thiệu ebook

Sa Môn Không Hải Thết Yến Bầy Quỷ Đại Đường Tập 2


Nhà sư trẻ tuổi Không Hải, cùng người bạn thân Quất Dật Thế, từ Nhật Bản xa xôi vượt biển tới Đại Đường với tư cách sứ thần sang du học. Vào thời đại đó, Trường An, kinh đô của nhà Đại Đường là nơi nổi tiếng thịnh vượng phồn hoa, tập trung nhiều sắc dân từ khắp nơi đổ về. Như bóng tối luôn song hành cùng ánh sáng, nhiều loài yêu ma quỷ quái cũng bị thu hút về đây. Một con yêu quái mèo đã ám dinh cơ của viên chức dịch họ Lưu và đưa ra lời tiên tri về cái chết của hoàng đế. Tự tin vào vốn kiến thức uyên bác cùng tài ứng biến phi thường của bản thân, Không Hải đã dẫn Quất Dật Thế đến nhà họ Lưu để đương đầu với yêu mèo. Song họ không ngờ, mình đã vô tình dính líu vào một sự kiện lớn làm rung chuyển nhà Đường. Kiệt tác tiểu thuyết truyền kỳ Nhật Bản lấy bối cảnh Trung Hoa mở ra từ đây.

Lần theo manh mối từ tập một, Không Hải bắt tay vào điều tra từ bài ca mà người vợ bị mèo ám của nhà họ Lưu hát. Biết được đó là bài thơ khoảng 60 năm trước khi tiên Lý Bạch đã làm để ngợi ca vẻ đẹp của Dương Quý Phi sủng phi của Đường Huyền Tông, Không Hải và Dật Thế đã cùng Bạch Lạc Thiên – người bạn tình cờ quen biết, sau này sẽ trở thành đại thi hào – đi đến Mã Ngôi Dịch đào mộ của Dương Quý Phi. Kỳ lạ thay, ngôi mộ đã bị ếm bởi những lời nguyền ma quái, hơn nữa, thi hài Quý phi hoàn toàn không có trong quan tà

TÁC PHẨM: Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim “Yêu miêu truyện”, đạo diễn bởi Trương Khải Ca, được báo chí ngợi khen như Mật mã Da Vinci phiên bản Trung Quốc.

***
Không Hải (Kukai, 774 – 835) là Tổ sư của phái Chân Ngôn Tông (Shingon-shu) Phật giáo Nhật Bản.

Với phương tiện tra cứu ngày nay, người ta có thể dễ dàng tìm thấy tranh vẽ chân dung, bút tích và các trước tác của Không Hải trên mạng, trong các sách nghiên cứu xưa nay nhưng những thông tin ấy không hề làm giảm sút nét “siêu phàm thoát tục”, thần bí nơi vị Tổ sư này.
Sách xưa không thuật rõ thuở nhỏ như thế nào chỉ biết năm mười lăm tuổi Không Hải đã học thông các sách chữ Hán căn bản như Luận Ngữ, Hiếu Kinh; năm mười tám tuổi làu thông Tả Thị Xuân Thu, Thượng Thư. Từ năm mười chín tuổi, Không Hải bắt đầu tu tập trong rừng sâu núi cao; năm hai mươi tư tuổi đã viết sách so sánh, bình luận Phật – Nho – Lão. Cũng vào thời gian này, Không Hải bắt đầu tiếp xúc và nghiên cứu Đại Nhật Kính – một trong những bộ kinh Mật giáo cơ sở, học tiếng Trung Hoa, chữ Phạn (Sanskrit) và chữ Tất Đàm (Shiddam). Đồng thời, Không Hải được một vị sư không rõ danh tính truyền cho phép tu “Hư Không Tạng Cầu Văn Trì” và lui vào chuyên tu trong một hang đá (nay vẫn còn di tích ở thành phố Muroto, tỉnh Kochi). Sau khi tu tập thành công, tương truyền Không Hải có trí nhớ siêu phàm – sự việc gì đã nghe, đã thấy một lần lập tức nhớ mãi không quên, về sau, chính nhờ trí nhớ siêu việt và trình độ, năng lực ngoại ngữ tuyệt vời mà Không Hải được triều đình Nhật Bản thời bấy giờ chọn đưa sang Trung Hoa du học. Truyền kỳ kể Hòa thượng Huệ Quả – tổ thứ bảy của Mật giáo Trung Hoa – vừa nhìn thấy Không Hải lần đầu tại Thanh Long Tự đã nói “ta chờ con đã lâu” và lập tức truyền thụ mọi sở học của mình cho Không Hải. Với năng lực phi phàm của mình, Không Hải đã hoàn thành chương trình học trong hai năm thay vì du học hai mươi năm như dự định ban đầu. Sư đã dùng một số tiền rất lớn, vốn mang theo để trang trải cho vỉệc du học, vào việc thỉnh kinh sách và các pháp khí cần thiết mang về Nhật Bản.
Năm 806, Không Hải từ Trung Hoa trở về Nhật Bản, sớm hơn rất nhiều so với dự kiến nhưng phải đợi đến năm 809 mới được chấp thuận cho vào kinh đô yết kiến Thiên hoàng. Câu chuyện chậm trễ này cũng không có ghi chép cụ thể nào trong sử sách chính thống và, do đó, phủ thêm một lớp thần bí nữa lên cuộc đời Không Hải. Sau khi về kinh, Không Hải lập tức được trọng dụng, đóng góp rất nhiều cho triều đình thời đó. Không Hải xây dựng tổ đình ở núi Koya (tỉnh Wakayama, Nhật Bản) đúc kết và phát triển kiến thức tu học từ Trung Hoa thành Chân Ngôn Tông và truyền dạy cho rất nhiều đệ tử.
Năm 835, Không Hải “nhập định vĩnh viễn” ở tuổi sáu mươi mốt. Người ta không dùng từ “viên tịch” hay “nhập diệt” mà dùng “nhập định” vì tin rằng Không Hải vẫn còn sống và chỉ nhập định trong căn phòng nhỏ được xây ngầm dưới nền một ngôi miếu ở phía sau tổ đình Chân Ngôn Tông trên núi Koya. Cho đến tận khi bạn đang đọc những dòng này thì hằng ngày, các vị sư ở nơi ấy vẫn đều đặn dâng cơm nước đúng giờ buổi sáng và buổi trưa vào tận cửa phòng. Mỗi năm, các sư lại dâng một bộ cà sa mới cho Tổ sư và mang bộ cũ đi đốt. Không Hải ở thế kỷ hai mươi mốt vẫn là một nhân vật thần bí sống động như thế.
Bạn đọc đang cầm trên tay tập đầu tiên trong bộ trường thiên tiểu thuyết Sa môn Không Hải thết yến bầy quỷ Đại Đường gồm bốn tập của nhà văn Yumemakura Baku – tác giả rất nổi tiếng với thể loại tiểu thuyết truyền kỳ tại Nhật Bản, được Uyên Thiểm chuyển dịch sang tiếng Việt rất nhuần nhị. Uyên Thiểm là dịch giả quen thuộc được bạn đọc biết đến qua các bản dịch văn chương Nhật Bản do Nhã Nam ấn hành. Tôi tin bạn đọc lần này cũng sẽ đớn nhận và yêu quý tác phẩm Sa môn Không Hải thết yến bầy quỷ Đại Đương, thích thú với tuyến nhân vật được xây dựng rất công phu, giàu cá tính và các tình tiết được đan xen khéo léo, đầy kịch tính.
Mời các bạn vào truyện…

Nguyễn Anh Phong
Đà Lạt, Vu Lan 2019
***
CÁC NHÂN VẬT CHÍNH

Từ đời Đức Tông hoàng đế đến đời Thuận Tông hoàng đế

Không Hải (âm Nhật là Kukai): Vị tăng trẻ sang Đường tìm học Mật.
Quất Dật Thế (âm Nhật là Tachibana-no-Hayanari): Nho sinh Nhật Bản tới Trường An theo đoàn thuyền Khiển Đường sứ. Bạn thân Không Hải.
Đan Ông: Vị đạo sĩ luôn giúp rập và thoắt ẩn thoắt hiện xung quanh Không Hải.
Lưu Vân Tiêu: Chức dịch Trường An, bị yêu miêu ám trong nhà và cướp mất người vợ yêu.
Từ Văn Cường: Chủ nhân của cánh đồng trồng bông, nơi xảy ra vụ án có tiếng thì thầm bí ẩn.
Trương Ngạn Cao: Chức dịch Trường An, người quen của Từ Văn Cường.
Đại Hầu: Gã hộ pháp sinh ra ở Thiên Trúc.
Ngọc Liên: Kỹ nữ của Hồ Ngọc Lâu.
Lệ Hương: Kỹ nữ của Nhã Phong Lâu.
Mohammed: Thương nhân người Ba Tư, cớ ba cô con gái là Trisnai, Tursungri, Griteken.
Huệ Quả: Vị hòa thượng của Thanh Long Tự.
Phụng Minh: Tăng môn của Thanh Long Tự. Người Tây Tạng.
An Tát Bảo: Người coi giữ đền thờ Hiên giáo.
Bạch Lạc Thiên: Một thi nhân lớn về sau. Đang ấp ủ bản trường ca về mối tình của Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi.
Vương Thúc Văn: Tể tướng dưới thời Thuận Tông hoàng đế.
Liễu Tông Nguyên: Kẻ thân cận của Vương Thúc Văn. Văn nhân tiêu biểu thời kỳ trung Đường.
Hàn Dũ: Đồng liêu của Liễu Tông Nguyên. Cũng là một văn nhân tiêu biểu thời kỳ trung Đường.
Tử Anh: Bộ hạ của Liễu Tông Nguyên.
Xích: Bộ hạ của Liễu Tông Nguyên.
Chu Minh Đức: Phương sĩ. Thủ hạ của Druj.
Druj*: Karapan (một kiểu pháp sư ở Ba Tư).

Đời Huyền Tông hoàng đế
A Bội Trọng Ma Lữ (âm Nhật là Abe-no-Nakamaro): Sang Đường vào đời Huyền Tông. Sống ở Đường đến hết đời. Tên Trung Quốc là Triều Hành.
Lý Bạch: Thi nhân tiêu biểu đời Đường. Được Huyền Tông sủng ái, nhưng về sau thì thất sủng.
Huyền Tông: Hoàng đế nhà Đường. Mê đắm thiếp yêu là Dương Quý Phi.
Dương Quý Phi: Thiếp yêu của Huyền Tông. Nhận được tất cả sự sủng ái của Huyền Tông, song đã phải chịu cải chết thê thảm bởi Loạn An Sử.
An Lộc Sơn: Tướng nhà Đường. Được Quý Phi yêu mến và nhận làm con nuôi, nhưng về sau làm phản và đuổi bọn Huyền Tông chạy khỏi Trường An.
Cao Lực Sĩ: Hoạn quan hầu cận của Huyền Tông.
Hoàng Hạc: Đạo sĩ người Hồ. Kẻ đã hiến một kế về việc xử tử Dương Quý Phi.
Đan Long: Đệ tử của Hoàng Hạc.
Bạch Long: Đệ tử của Hoàng Hạc.
Bất Không: Mật giáo tăng.

***
Quất Dật Thế từ nãy tới giờ uống rượu bồ đào với vẻ mặt nặng trĩu. Cậu ta uống bằng chén lưu li. Ngắm nghía thứ chất lỏng màu đỏ được rót đầy trong chén một lát thì đưa lên miệng, uống xong lại nhìn sang Không Hải ngồi đối diện bên kia lô.
 
Chẳng rõ Không Hải có biết là Dật Thế đang rất muốn nói chuyện với mình hay không, nhưng có vẻ cậu đang chìm trong suy tư một mình. Cậu hầu như không động tay vào chén lưu li.
 
Đang ở Hồ Ngọc Lâu. Một kỹ viện nơi có các Hồ cơ. Vật trải sàn là thảm Ba Tư. Tranh treo trên tường, chum vại bày biện đều là đồ Tây vực.
 
Chén lưu li, tức là chén thủy tinh được đem tới Trường An từ Tây vực.
 
Trên đường trở về sau khi gặp Lưu Vân Tiêu, Dật Thế bảo hay là ghé vào Hồ Ngọc Lâu, nên Không Hải cùng Dật Thế mới đang có mặt ở đây.
 
Đại Hầu thì đã chia tay với Không Hải và Dật Thế ở giữa đường để đi xem xét tình hình ngôi nhà của đạo sĩ mà họ cho là Lệ Hương đang ở đó.
 
“Mây gợi nhớ xiêm y, hoa gợi nhớ dung nhan…” Không Hải lẩm nhẩm trong miệng.
 
Đó là bài thơ Lưu Vân Tiêu nói đến hôm nay. Là một khổ trong bài thơ mà cô vợ Xuân Cầm, bỗng nhiên biến thành bà lão, rồi vừa hát và vừa múa theo.
 
Không Hải đặt mảnh giấy trên mặt lô, hết nhìn mảnh giấy lại lẩm nhẩm những câu thơ ghi trên đó. Ngọc Liên ngoan ngoãn ngồi cạnh Không Hải, thi thoảng khi Không Hải nói gì đó vì sực nhớ ra có Ngọc Liên ngồi cạnh, nàng sẽ đáp lời với nụ cười tủm tỉm thường trực.
 
Mẫu Đơn thì ngồi cạnh Dật Thế nhưng bỗng sực nhớ ra điều gì nên vừa rời khỏi chỗ và chạy đi đâu đó mà chưa thấy quay lại. Có vẻ như bộ mặt nặng trĩu của Dật Thế một phần bắt nguồn từ đó.
 
“Dật Thế à, bài thơ này được lắm…” Không Hải nói trong khi nhìn như bị hút hồn vào mảnh giấy.
 
Đây là lần thứ ba Không Hải thốt ra câu này.
 
“Cái đó thì tớ biết rồi.” Dật Thế nhắc lại y nguyên câu trả lời ban nãy.
 
 
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung
 
Xuân phong phất hạm, lộ hoa nùng
 
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến
 
Hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng
 
 
Bài thơ mà Không Hải đọc đi đọc lại từ ban nãy là một bài nói về tư dung của người con gái: Nhìn mây thì nhớ đến xiêm áo nàng, trông hoa thì nhớ đến dung nhan nàng. Gió xuân thổi qua song, sương rơi đẫm trên cánh hoa thật diễm lệ. Người con gái đẹp nhường ấy, nếu không gặp được ở chân núi Quần Ngọc, thì biết đâu có thể gặp dưới ánh trăng Dao Đài.
 
Ý của bài thơ là như vậy.
 
Theo truyền thuyết, núi Quần Ngọc là nơi các tiên nữ xinh đẹp cư ngụ; còn Dao Đài là cung điện xây bằng ngọc ngũ sắc, cũng là nơi ở của các nàng tiên.
 
Tóm lại, bài thơ ví tư dung của người con gái trong bài với vẻ đẹp của các tiên nữ trong truyền thuyết.
 
“Thật là tót vời…” Không Hải nói trong tiếng thở dài.
 
“Cái gì cơ?” Dật Thế hỏi.
 
“Bài thơ chứ còn cái gì.”
 
“Tót vời như thế nào?”
 
“Tót vời không phải bởi thơ hay, thơ đẹp, Dật Thế ạ. Bài thơ được viết ra không phải bằng chuẩn mực của thơ mà bởi một tài năng.”
 
“Tài năng?”
 
“Tớ thấy tài năng dâng trào trong đó. Một thứ tài năng sung mãn. Nó cứ tự nhiên tuôn ra từ miệng vậy thôi. Tài năng ấy có lẽ chẳng khi nào khô cạn. Tớ mường tượng ra chủ nhân của tài năng ấy, chỉ cần vừa uống rượu vừa ngắm trăng, là có thể thoăn thoắt viết ra những vần thơ như thế, thậm chí liên tục trong suốt cả một đêm, với tốc độ nhanh như nói.”
 
“Cách khen của cậu cũng hào hoa lắm.”
 
“Một tài năng thông thường sẽ cần đến một chút lý lẽ, thành thử khi rượu vào rồi thì khó mà làm được thơ, nhưng chủ nhân của tài năng này cứ như thể rượu càng vào thì thơ càng lai láng vậy.”
 
“Ừm.”
 
“Nói ví von thì nó như thể một thứ được viết bừa trên chiếu rượu vậy. Ấy thế mà tự nhiên lại thành thơ. Cái câu Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung, nếu là người phàm thì hẳn đã viết thành: Nhìn xiêm y nàng ta tưởng đến mây, trong dung nhan nàng ta tưởng đến hoa mất rồi. Người viết bài thơ này đã đảo ý thơ ấy mới nhẹ nhàng làm sao: Nhìn mây ta tưởng đến xiêm y nàng, trông hoa ta tưởng đến dung nhan nàng…”
 
“Ra là vậy à?”
 
“Hoa ở đây chắc hẳn là mẫu đơn rồi.” Không Hải nói.
 
Sau thời Không Hải ít lâu, ở Nhật Bản khi nói đến hoa, thì có nghĩa là hoa anh đào. Ở Trung Quốc đời nhà Đường, khi nhắc đến hoa không, thì đó thường là mẫu đơn hoặc hoa đào.
 
“Dật Thế à, một nhân vật viết ra áng thơ tài hoa thế này, thì dù bọn mình không biết, cũng sẽ phải có ai đó biết. Chưa chừng chúng ta sẽ tìm ra gốc gác bài thơ này sớm hơn ta tưởng.” Không Hải đang tự nói với mình thì đúng hơn là nói với Dật Thế.

Mời các bạn đón đọc Sa Môn Không Hải Thết Yến Bầy Quỷ Đại Đường Tập 2 của tác giả Baku Yumemakura.

Download ebook

Sa Môn Không Hải Thết Yến Bầy Quỷ Đại Đường Tập 2


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Sa Môn Không Hải Thết Yến Bầy Quỷ Đại Đường Tập 2 Tweet! Nhà sư trẻ tuổi Không Hải, cùng người bạn thân Quất Dật Thế,…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

Trả lời