Răng Sư Tử – Biên Khảo Về Cuộc Chiến Điệp Báo Giữa Các Cường Quốc

Răng Sư Tử – Biên Khảo Về Cuộc Chiến Điệp Báo Giữa Các Cường Quốc

Giới thiệu

Răng Sư Tử – Biên Khảo Về Cuộc Chiến Điệp Báo Giữa Các Cường Quốc


Tóm tắt, Review và Đánh giá sách Răng Sư Tử – Biên Khảo Về Cuộc Chiến Điệp Báo Giữa Các Cường Quốc của tác giả Yên Ba:

Cuộc chiến điệp báo – “nhân vật chính” xuyên suốt Răng sư tử – là cuộc đọ sức thầm lặng không tiếng súng giữa những cơ quan đặc biệt của các cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô cả trước, trong và sau Chiến tranh Lạnh – cuộc chiến kéo dài suốt sáu thập kỉ của thế kỉ 20. Chân dung cuộc chiến điệp báo sinh tử này được phác họa thông qua những con người cụ thể, những sự kiện có thật. Nhiều người trong số đó tham gia cuộc chiến vì lí tưởng, số khác vì tiền bạc hay danh vọng của những chiến binh đủ sức một mình làm xoay chuyển thế giới. Nhiều người thoát chết trong đường tơ kẽ tóc và cũng có kẻ mãi mãi bị chôn vùi dưới lớp bụi dày của những bí mật thế kỉ. Dù thế nào thì tất cả họ đều cùng tạo nên những mảnh ghép then chốt góp phần làm thay đổi cả dòng chảy lịch sử, định hình diện mạo mới của thế giới trong một thời kì lịch sử biến động dữ dội.

Nhà báo Yên Ba cho hay, sau khi hoàn thành, công trình này đã nằm ở Nhà xuất bản Văn học suốt một năm. Anh đã mất không ít thời gian làm việc với biên tập viên Nhà xuất bản Văn học để đấu tranh “giữ lại những gì cần giữ”. Sau khi thống nhất xong thì lại Cục Xuất bản có ý kiến Nhà xuất bản Văn học sao lại in sách trinh thám, cuốn sách này phải chuyển về in tại Nhà xuất bản Công an nhân dân. Mọi quy trình in sách phải làm lại từ đầu, nhưng rất may sang Nhà xuất bản Công an nhân dân, cuốn sách không bị bắt bỏ bất cứ đoạn nào. Nhà báo Yên Ba khẳng định, tất cả những nhân vật, nội dung vụ việc, thư điện, ngày tháng, địa điểm, số hiệu… trong công trình là có thật 100%. Phần miêu tả quang cảnh, diễn biến tâm lý nhân vật, một số lời thoại là được tác giả “hư cấu” nhằm dẫn dắt câu chuyện và làm rõ thêm nội dung. Tất nhiên sự hư cấu này được nhà báo Yên Ba xử lý “văn học” trên việc nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu từng điệp vụ, nhất là tính cách của các nhân vật.
Nhân vật chính trong “Răng sư tử” không phải là một điệp báo viên tiếng tăm lẫy lừng nào, mà chính là cuộc chiến điệp báo. Đó là một cuộc đọ sức thầm lặng không tiếng súng giữa những cơ quan đặc biệt của các cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô cũ từ trước, trong và sau “bức màn sắt” – Chiến tranh Lạnh, cuộc chiến kéo dài suốt sáu thập kỷ của thế kỷ 20. Chân dung các cuộc chiến điệp báo sinh tử này được phác họa thông qua những con người cụ thể, những sự kiện có thật. Nhiều người trong số đó tham gia cuộc chiến vì lý tưởng, số khác vì tiền bạc hay danh vọng của những chiến binh đủ sức một mình làm xoay chuyển thế giới. Nhiều người thoát chết trong đường tơ kẽ tóc và cũng có kẻ mãi mãi bị chôn vùi dưới lớp bụi dày của những bí mật thế kỷ. Tất cả họ đã cùng tạo nên những mảnh ghép then chốt góp phần làm thay đổi cả dòng chảy lịch sử, định hình diện mạo mới của thế giới trong một thời kỳ lịch sử đầy biến động dữ dội.

***

“Răng Sư tử”: Cuốn sách trinh thám chính trị đáng đọc năm 2018…

 Khi tâm sự về lý do đặt tên cho cuốn trinh thám chính trị mình viết là “Răng Sư tử”, tác giả Yên Ba đã chia sẻ: Những điệp viên khi họ nhận lời thực hiện một điệp vụ là lúc tự đưa mình vào hàm răng sư tử. Họ sẽ chết dưới nanh vuốt sư tử nếu điệp vụ thất bại. Ngược lại, điệp vụ thành công thì chính họ sẽ là răng sư tử cắm vào đối phương…

Cuốn sách viết về nghề điệp viên

“Răng sư tử” là cuốn sách chủ yếu nói về cuộc chiến điệp báo sinh tử giữa các cơ quan đặc biệt của các cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô cả trước, trong và sau Chiến tranh lạnh trong thế kỉ 20. Kể từ khi các thành viên đầu tiên gồm 5 người học tại đại học Cambridge (Anh) được tuyển mộ làm tình báo Liên Xô cho đến khi điệp viên Aldrich Ames bị bắt giữ vào năm 1994, cuộc chiến đó đã kéo dài suốt 6 thập kỉ, góp phần định hình diện mạo thế giới trong một thời kì lịch sử biến động dữ dội.

Cuốn sách gồm nhiều đoạn khúc triết, mà những đoạn gay cấn nhất trong đó là những chiến dịch thu thập tin tức điệp báo về vũ khí nguyên tử. “Chiến dịch thu thập tin tức tình báo về vũ khí nguyên tử được Trung tâm tình báo Liên Xô đặt mật danh là Candy. Trong một số tài liệu mật, chiến dịch này mang mật danh khách là Enormous – Khổng lồ. Tham gia chiến dịch Candy là những điệp viên thượng thặng của tình báo Xô Viết”. Có thể thấy các cơ quan phản gián cũng như an ninh Mỹ đã dựng lên một bức tường vô cùng cẩn mật nhằm bảo vệ một trong những bí mật sống còn của nước Mỹ – bí mật nguyên tử. Trong khi đó các điệp viên Xô Viết lại tìm mọi cách để xuyên qua bức tường này, xâm nhập vào trung tâm đầu não cất giữ bí mật nguyên tử Mỹ. Với những biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt của giới chức Mỹ dựng lên xung quanh đề án Manhattan, các điệp viên Xô Viết chấp nhận đưa mình vào những “hàm răng sắc nhọn của các con sư tử” để đánh cắp bí mật nguyên tử, phục vụ cho chương trình phát triển nguyên tử của Liên Xô.

Cuốn sách cũng ghi lại những cuộc đối thoại tuyệt mật trong hồ sơ tình báo. Đó là những bức thư tuyệt mật về khả năng sử dụng các nguyên liệu để chế bom nguyên tử.

Cuộc thử nghiệm bom nguyên tử lần đầu tiên tại Mỹ… Chính những cố gắng “đánh cắp” những tài liệu chế tạo bom nguyên tử đã rút ngắn nhiều thời gian, tiền bạc cho Liên Xô trong việc chế bom nguyên tử. Kết quả là ngày 29/8/1949, Liên Xô đã có vụ thử bom nguyên tử đầu tiên. Rút ngắn ít nhất 5 năm chế tạo vũ khí nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về nguyên tử của Mỹ.

Tuy nhiên “Răng sư tử” không hoàn toàn là những chiến công tình báo mà còn ghi lại nhiều sự kiện “thất bại” của những điệp viên. Cuốn sách ghi lại chi tiết những cuộc điều tra của FBI nhằm đến những nhà tình báo Xô Viêt khiến mạng lưới tình báo này tổn hao nghiêm trọng, nhiều điệp viên phải trả giá bằng tính mạng của mình.

Không chỉ có những cuộc cân não giữa các điệp viên và giữa điệp viên và những nhóm chống điệp viên, cuốn sách còn hé mở về cuộc sống gia đình của các điệp viên.

Trong phần viết về Đại tá Abel – Một điệp viên khá thành công ở Mỹ, có thư của vợ ông: “Sau khi anh đi, em bị ốm. Quả là nặng nề đối với trái tim em. Em bị mất ngủ, cũng không ra phố. Em chỉ đi lại trên ban công nhà mình. Thỉnh thoảng em chạm vào những vật anh để lại (đàn ghi ta) và tưởng tượng rằng một ngày nào đó được nghe anh chơi để cho em chìm vào không khí dễ chịu…”.

Chân dung cuộc chiến điệp báo sinh tử này được phác họa thông qua những con người cụ thể, những sự kiện có thật. Nhiều người trong số đó tham gia cuộc chiến vì lí tưởng, số khác vì tiền bạc hay danh vọng của những chiến binh đủ sức một mình làm xoay chuyển thế giới. Nhiều người thoát chết trong đường tơ kẽ tóc và cũng có người mãi mãi bị chôn vùi dưới lớp bụi dày của những bí mật thế kỉ. Tất cả họ đã cùng tạo nên những mảnh ghép then chốt góp phần làm thay đổi cả dòng chảy lịch sử, định hình diện mạo mới của thế giới trong một thời kỳ lịch sử đầy biến động dữ dội.

Khi được hỏi, liệu có là quá không khi khẳng định những hành động của điệp viên, các điệp vụ góp phần làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. Nhà báo Yên Ba trả lời: Thực tế chứng minh điều đó. Ví dụ nếu như không có tài liệu của một điệp viên, thì rất có thể chiến tranh thế giới thứ 3 đã có thể xảy ra khi Liên Xô hiểu lầm mục đích tập trận của Tây Âu.

Có những cá nhân điệp viên góp phần tác động làm thay đổi thế giới. Richard Sorge là một ví dụ tiêu biểu. Nếu không có thông tin do điệp viên của cơ quan tình báo quân đội Liên Xô này gửi về từ Tokyo trong thời kỳ vận mệnh Liên bang Xô Viết thập phần nguy hiểm – thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh với nước Đức Quốc xã, hẳn là nhà lãnh đạo Xô viết Joseph Stalin đã không dám quyết định điều các sư đoàn từ Viễn Đông xa xôi về tăng cường phòng thủ Moscow. Để đi tới quyết định ấy, nhà lãnh đạo Xô Viết phải chắc chắn loại trừ được khả năng Liên Xô phải chống đỡ các đòn tấn công từ phía phát xít Nhật. Chính việc điều các sư đoàn Hồng quân từ vùng Viễn Đông về tăng cường phòng thủ Moscow đã đẩy cục diện cuộc chiến ở thủ đô Liên Xô sang một hướng khác, làm xoay chuyển tình thế của cuộc Chiến tranh Vệ quốc của Liên Xô nói riêng và Thế chiến thứ hai nói chung.

Hoặc với Eli Cohen – điệp viên Mossad – tìm được những thông tin mang tính quyết định giúp Israel chiến thắng các nước Ả Rập trong cuộc chiến sáu ngày năm 1967, đánh chiếm thành công cao nguyên Golan, cứ điểm mang tính chiến lược của Syria. Với tư cách điệp viên, Eli Cohen góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị quốc tế.

Tác giả sách là nhà báo “khó tính”

Tác giả cuốn sách trên là nhà báo Yên Ba, ông sinh năm 1962. Ông là Trưởng Phòng biên tập Thời sự Quốc tế, Báo Quân đội nhân dân. Các tác phẩm đã xuất bản gồm: Từ Espana 82 đến France 98: Nhìn lại và chờ đợi (sách thể thao); Từ Pele đến Maradona (sách thể thao); Vụ đánh cắp thế kỷ (tập truyện trinh thám chính trị quốc tế, biên soạn); Thoát khỏi CIA (tiểu thuyết trinh thám chính trị, dịch); Điệp viên ở Washington (tiểu thuyết trinh thám chính trị, dịch); Những mảnh ký ức (tập bút ký).

Nhiều nhà báo được tiếp xúc hay làm việc cùng chia sẻ Yên Ba là một nhà báo cẩn trọng đến mức khó tính, đó là cái gì biết chắc chắn ông mới nói. Có lần được hỏi về một vấn đề xã hội, ông thẳng thắn: Tôi không trả lời được, vì điều này đòi hỏi một phương pháp đánh giá khoa học thông qua các hoạt động điều tra xã hội học tỷ mỷ và khách quan trong một thời gian nhất định!

Khi viết sách, anh cũng “khó tính” trong từng câu chữ. Tôi còn nhớ trong cuốn: “Từ Pele đến Maradona”, khi có người hỏi, viết sách thể thao quốc tế có dễ không? Nhà báo Yên Ba đã thẳng thắn nói: Khó. Một trong những khó khăn nhất của tôi là tìm từ mới. Ví dụ lần này trong sách, tôi gọi: “Platini – Nhà truyền giáo”, “Mario Kempes – Ngôi sao băng rực rỡ” (anh này chỉ lóe lên ở một kỳ World Cup rồi tắt)… Trong cuốn sách “Răng sư tử” không phải là ngoại lệ. Ông cũng phải cực nhọc để tìm ra các tít trong các phần khác nhau của sách như: “Đánh cắp nguyên tử”, “Gián điệp trên cao”, “Hò hẹn trên cầu”, “Nghệ Thuật đổi phe”, “Sát thủy lụy tiền”…

Nhà báo Yên Ba cho biết cuốn Răng Sư tử được xuất bản năm 2018 là cuốn ông gửi gắm rất nhiều tình cảm của mình trong đó. “Tôi đã cố gắng xây dựng 12 chương trong cuốn sách vừa là những câu chuyện độc lập, hoàn chỉnh, vừa liên kết với nhau thành một chỉnh thể thống nhất. Mỗi chương nói về những vấn đề khác nhau, người thì làm điệp viên vì lòng trung thành, người thì vì tiền, người thì vì lí tưởng”…

Nhà báo Yên Ba cũng cho biết, ngoài những văn bản trích dẫn trong đó bắt buộc phải y nguyên như thật còn những sự kiện, diễn biến đều được ông viết bằng ngôn ngữ chắt lọc, uyển chuyển để độc giả tiện theo dõi. Dù cuốn sách được đánh giá là chứa đựng nhiều lí tính, khó theo dõi với đối tượng độc giả là phụ nữ nhưng một độc giả nữ đã phát biểu rằng mình đọc say mê, không thể ngừng được và rất thích thú bởi độ li kì, hấp dẫn của nó. Nhà văn Phạm Lưu Vũ thậm chí còn so sánh “Răng sư tử” với “Tam quốc diễn nghĩa” bởi nó dày đặc nhân vật, các cuộc đấu trí và các sự kiện.

Dấu ấn lao động nhà báo…

Lao động khi viết sách của Yên Ba cũng mang dấu ấn của lao động một nhà báo. Ông tâm sự: “Trước sau tôi vẫn là nhà báo chứ không phải nhà văn. Theo dõi mảng quốc tế, nhiều lần tôi chứng kiến tận mắt, nhiều quyết định của cơ quan chính trị đến từ những thông tin đặc biệt. Những quyết định của nhà hoạch định chính sách gần như phụ thuộc vào thông tin do những cơ quan đặc biệt cung cấp. Nên tôi quyết định chọn chủ đề trinh thám chính trị. Nó diễn giải đời sống chính trị quốc tế ở bề sâu”.

Ở nước ta, thể loại trinh thám đã ít người viết, trinh thám chính trị lại càng hiếm. Yên Ba đi vào “vùng đất” thưa vắng đó với cuốn sách đồ sộ Răng sư tử. Khi ra mắt sách, Yên Ba chia sẻ ông viết cuốn sách này mất khoảng ba năm. Nhưng tư liệu đầu tiên nằm trong chương 1 ông đã lưu trữ từ năm 1991, trong một tờ báo Nga nói về điệp vụ tình báo. “Tôi nghĩ lịch sử gần sự thật nhất được viết thông qua tài liệu mật. Tài liệu mật chính xác, không tuân thủ ý chí, quan điểm của ai. Tôi đã tích lũy tài liệu trong 27 năm để viết. Đó là quá trình tôi nghĩ vất vả. Không phải vất vả vì thiếu thông tin, mà thừa thông tin. Giữa một biển thông tin nhiều khi trái ngược nhau. Có nhiều cuốn hồi ký, hồi ức tư liệu đưa vào những thông tin mà thật ra đó chính là thông tin để đánh lừa đối phương chẳng hạn. Có những thông tin tưởng đã xác thực nhưng không phải…

Khi đó buộc ta phải so sánh, đối chiếu để kiểm tra, nói theo ngôn ngữ của trinh thám là kiểm tra chéo. Tức là phải phối hợp, kết nối, kiểm tra để tìm ra thông tin chuẩn sự thật nhất. Tôi có lợi thế là có thể tiếp cận, tìm hiểu nguồn tư liệu tiếng Anh và các hồ sơ giải mật”.

Theo Yên Ba, một trong những nguồn tư liệu đáng quý cho cuốn sách “Răng sư tử”- là tài liệu giải mật được đăng trên mạng hồ sơ của KGB (cơ quan mật vụ của Liên Xô). Các thông tin này do thiếu tá tình báo KGB là Mitrokhin khi đào thoát đã mang theo mấy nghìn trang giải mật, hiện nay đã đăng tải trên Internet. Hồ sơ này có thể không mang tính chi tiết văn học, nhưng là nền tảng quan trọng về tư liệu để tôi dựa vào đó đối chiếu. Chưa kể, ở nước ngoài có những cuốn sách chỉ dẫn về tình báo, gián điệp, một dạng từ điển chuyên ngành. Đó là tư liệu để đảm bảo tính chân xác cho thông tin tôi viết ra trong Răng Sư tử.

Nói về thể loại, nó cũng là sự sáng tạo của nhà báo Yên Ba. Yên Ba tâm sự rằng cuốn sách này là một cuốn biên khảo, non-ficton nhưng nó được viết dưới dạng tiểu thuyết. Đây là sự trộn lẫn linh hoạt giữa các thể loại. Nó đáp ứng hai tiêu chí: Dựa trên tư liệu xác thực, hai là phải hấp dẫn.

Minh Minh

Mời các bạn mượn đọc sách Răng Sư Tử – Biên Khảo Về Cuộc Chiến Điệp Báo Giữa Các Cường Quốc của tác giả Yên Ba.

Download

Răng Sư Tử – Biên Khảo Về Cuộc Chiến Điệp Báo Giữa Các Cường Quốc

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Răng Sư Tử – Biên Khảo Về Cuộc Chiến Điệp Báo Giữa Các Cường Quốc Tweet! Tóm tắt, Review và Đánh giá sách Răng Sư Tử – Biên…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close