Quyền Lực

Quyền Lực

[toc]


Giới thiệu ebook

Quyền Lực


Bertrand Arthur William Russell, Bá tước Russell III, OM, FRS (18 tháng 5 năm 1872 – 2 tháng 2 năm 1970), là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ 20. Là một tác giả có nhiều tác phẩm, ông còn là người mang triết học đến với đại chúng và là một nhà bình luận đối với nhiều chủ đề đa dạng, từ các vấn đề rất nghiêm túc cho đến những điều trần tục. Nối tiếp truyền thống gia đình trong lĩnh vực chính trị, ông là một người theo chủ nghĩa tự do với vị thế nổi bật, ông còn là một người dân chủ xã hội (socialist) và người hoạt động chống chiến tranh trong phần lớn cuộc đời dài của mình. Hàng triệu người coi ông như là một nhà tiên tri của cuộc sống sáng tạo và duy lý; đồng thời, quan điểm của ông về nhiều chủ đề đã gây nên rất nhiều tranh cãi.
Russell sinh ra vào thời đỉnh cao của nền kinh tế và uy thế chính trị của nước Anh. Sau đó gần một thế kỷ, ông qua đời vì bệnh cúm, khi Đế quốc Anh đã biến mất, sức mạnh của nó đã bị hao mòn bởi hai cuộc chiến tranh thế giới. Là một trong những trí thức nổi tiếng nhất của thế giới, tiếng nói của Russel mang một quyền lực đạo đức, thậm chí cả khi ông đã vào tuổi 90. Trong các hoạt động chính trị của ông, Russell là một người kêu gọi đầy nhiệt huyết cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân và một người phê phán mạnh mẽ chế độ toàn trị tại Liên bang Xô viết và sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.
Năm 1950, Russel được tặng Giải Nobel Văn học, “để ghi nhận các tác phẩm đầy ý nghĩa mà trong đó ông đã đề cao các tư tưởng nhân đạo và tự do về tư tưởng”.
Dưới đây là tác phẩm Quyền Lực của ông. 
 

Bertrand Russell
QUYỀN LỰC
Nguyễn Vương Chấn & Đàm Xuân Cận dịch
Nxb. Hiện đại, 1972

***
   Giữa con người và thú vật có nhiều dị biệt hoặc về phương diện trí năng hoặc về phương diện cảm xúc. Khác với thú vật, con người có một số ham muốn tự bản chất đã vô hạn nên không thể được thỏa mãn hoàn toàn. Khi no mồi con trăn ngủ yên cho tới lúc cơn thèm đói mới thức giấc; nếu những con thú khác không ngủ sau bữa ăn chính là vì chúng chưa đủ no hay chúng sợ kẻ thù. Các hoạt động của loài vật bắt nguồn từ những nhu cầu về tồn sinh và truyền sinh, và không những đòi hỏi của những nhu cầu này – ngoại trừ một vài biệt lệ hiếm hoi.
 
    Với loài người vấn đề khác hẳn. Thật tình mà nói, đa số nhân loại phải làm việc vất vả để kiếm miếng ăn đến nỗi chỉ còn ít năng lực dành cho những mục đích khác: nhưng những kẻ có đời sống bảo đảm cũng vẫn không ngừng hoạt động. Xerxes[1]không thiếu thực phẩm hoặc cung tần mỹ nữ vào lúc ông ta lên đường viễn chinh Athenes. Từ khi được bổ nhiệm chức giảng sư Trinity, Newton[2]chắc chắn được hưởng đầy đủ tiện nghi vật chất, nhưng sau này ông mới viết cuốn Principia nổi tiếng. Thánh Francis[3]và Ignatius Loyola[4]không cần lập dòng tu để thoát khỏi cảnh túng bấn. Những vị vừa kể là những nhân vật phi thường, nhưng ta thấy mọi người đều có đặc tính hiếu động ở những cấp độ khác nhau, ngoại trừ một thiểu số u mê, đần độn rất nhỏ. Nếu chẳng phải làm việc, bà A sẽ cố sao ăn mặc lịch sự hơn bà B mới được. Có lẽ bà A muốn chồng bà có ngày được vào quốc hội. Mỗi người chúng ta đều có quyền mơ tới những vinh quang chiến thắng bất tận, và nếu như ta có thể thực hiện được bất kỳ giấc mơ nào, hẳn ta sẽ không ngại nhọc mệt mà cố gắng làm việc.
 
    Tưởng tượng chính là kích thích tố thúc đẩy con người vào những hoạt động không ngừng sau khi những nhu cầu căn bản đã được thỏa mãn. Phần lớn chúng ta rất hiếm khi có được những phút giây thực sự hạnh phúc:
 
 
Nếu ta phải chết lúc này
Ta vui vẻ sẵn sàng
Ôi ta sợ
Hồn ta chẳng còn khi nào hoan lạc như bây giờ.
 
    Và thật tự nhiên nếu trong những giây phút được hưởng hạnh phúc toàn vẹn ta ước mơ nỗi chết giống như Othello, vì ta biết sự thỏa mãn không thế kéo dài. Chỉ có  Thượng Đế mới có hạnh phúc tuyệt đối với chính ngài “là Thiên quốc, là quyền năng, là vinh quang”. Các vương quốc trần gian bị giới hạn những vương quốc khác; quyền lực trần gian bị chấm dứt bởi sự chết; danh vọng trần thế phai tàn với thời gian cho dù ta có xây kim tự tháp hay được lời thơ bất diệt xưng tụng. Những ai chỉ có một ít quyền lực và danh vọng thường hay nghĩ là được thêm chút nữa họ sẽ thỏa mãn, nhưng họ đã lầm: những ước muốn này vô hạn và chỉ trong vô cùng của Thượng Đế họ mới được nơi an nghỉ.
 
    Trong khi thú vật  thỏa mãn tồn sinh và truyền sinh. Con người muốn được bành trướng, và những ước muốn về phương diện này bị giới hạn bởi những gì mà tưởng tượng đã gợi ra. Mỗi người đều muốn làm Thượng Đế nếu như điều này có thể  xảy ra được; một số người không chịu chấp nhận lý do họ không thể trở thành Thượng Đế. Hẳn đây là những kẻ tạo dựng theo khuôn mẫu Santan trong tác phẩm của Milton [5]nên không thừa nhận giới hạn cho quyền lực con người. Nơi đó họ có cả những yếu tố cao cả lẫn lòng bất kính. Sự kết hợp này dễ nhận thấy nơi các nhà chinh phục lừng danh, nhưng còn hiện diện cách mờ nhạt nơi tất cả mọi người. Chính điều này làm cho sự hợp tác xã hội trở nên khó khăn vì mỗi người chúng ta thường thích quan niệm nó theo mẫu mực của sự hợp tác giữa Thượng Đế và các kẻ tôn kính Ngài, và chúng ta ở vào vị thế của Thượng Đế. Từ đó nảy sinh cạnh tranh, sự cần thiết của thỏa hiệp và chính quyền, khuynh hướng nổi loạn, sự bất ổn định và bạo động. Và chúng ta thấy có đạo đức để kìm hãm những hành động vô chính phủ.
 
    Lòng đam mê quyền lực và danh vọng là những ước muốn vô hạn chính của con người. Hai đam mê này không hoàn toàn giống nhau dù chúng liên kết chặt chẽ với nhau. Thủ tướng có nhiều quyền lực hơn danh vọng, nhưng Vua Anh có nhiều danh vọng hơn quyền lực. Thường thường cách dễ nhất để có danh vọng là đoạt được quyền lực, nhất là đối với những người hoạt động trong đời sống công cộng. Do đó tác động của lòng ham muốn danh vọng gần giống như ở lòng ham muốn quyền lực. Ta có thể coi hai động lực là một trong thực tế.
 
    Những kinh tế gia chính thống (Marx đồng ý với họ về điểm này) thật đã lầm lẫn khi cho rằng quyền lợi kinh tế có thể coi là động lực căn bản trong những khoa học xã hội. Những ước muốn vật chất khi tách khỏi quyền lực và danh vọng thì hữu hạn và có thể thỏa mãn hoàn toàn với một khả năng vừa phải. Lòng yêu thích tiện nghi vật chất không tạo nên những tham vọng thật sự (tốn kém). Người ta muốn có chẳng hạn một quốc hội gia nô hay một phòng trưng bày những danh tác của những bậc thầy hội họa là để thỏa mãn quyền lực hay danh vọng, chứ không phải vì muốn kiếm chỗ nghỉ ngơi thoải mái. Khi đã có một đời sống tiện nghi vừa phải, cả cá nhân lẫn cộng đồng sẽ theo đuổi quyền lực hơn là muốn làm giàu: dĩ nhiên người ta có thể kiếm giàu có vì giàu có là phương tiện đưa tới quyền lực, hay làm giàu thêm để có thêm quyền lực. Nhưng ta cần nhìn rõ là trong cả hai trường hợp động lực nền tảng không phải là động lực kinh tế.
 
    Chúng ta nêu ra sai lầm căn bản này trong kinh tế chính thống và Mácxít không phải là nói chuyện lý thuyết cho vui, nó  đã khiến chúng ta hiểu sai một số biến cố chính yếu trong thời gian gần đây. Chỉ khi nào nhận ra rằng lòng yêu quyền lực là căn do của những hoạt  động xã hội quan trọng ta mới có thể giải thích lịch sử xưa nay một cách đứng đắn.
 
    Tôi sẽ cố gắng chứng tỏ quyền lực là ý niệm căn bản trong khoa học xã hội, cũng như ý niệm năng lực trong khoa vật lý. Giống như năng lực, quyền lực có  nhiều hình thức, chẳng hạn như tài sản, vũ khí, thẩm quyền dân sự, ảnh hưởng trên dư luận. Không một hình thức nào có thể bị coi là  phụ thuộc vào hình thức khác, mà cũng không hình thức nào gây ra hình thức còn lại. Toan tính xét một hình thức quyền lực (chẳng hạn như tài sản) một cách riêng rẽ chỉ có thể thành công một phần, đúng như việc nghiên cứu một dạng của năng lực sẽ khiếm khuyết ở một số điểm, trừ khi ta xét nó trong tương quan với các dạng quyền lực khác. Tài sản có thể là kết quả của quyền lực dân sự hay do ảnh hưởng trên dư luận mà nói quyền lực quân sự hay ảnh hưởng trên dư luận do tài sản mà có cũng không sai. Ta chỉ có thể trình bài các luật của động lực học xã hội (social dynamics) theo tác dụng của quyền lực. Thời xưa, quyền lực quân sự đứng biệt lập nên thắng bại có vẻ như do tài năng của viên tướng. Bây giờ người ta thường coi quyền lực kinh tế là nguồn gốc của mọi loại quyền lực khác. Đây cũng là một lầm lẫn không kém lầm lẫn của các sử gia quân sự thuần túy. Lại còn có những người coi tuyên truyền là hình thức quyền lực căn bản. Ý kiến này thật ra không mới mẻ gì. Nó được thể hiện trong những thành ngữ cổ như “magna est veritas et prevalebit”(sự thực vĩ đại sẽ thắng) và “máu của các thánh tử đạo là hạt giống của giáo hội”. Quan điểm tuyên truyền cũng có phần sai, phần đúng như quan điểm quân sự hay quan điểm kinh tế. Nếu tuyên truyền gây nên được một dư luận đồng tình, nó tạo ra một truyền lực bất khả kháng; những người có quyền lực quân sự hay kinh tế có thể dùng nó vào mục đích tuyên truyền. Trở lại luận cứ vật lý học, ta thấy quyền lực giống như năng lực, có thể liên tục chuyển từ hình thức này sang hình thức khác, và khoa học xã hội có nhiệm vụ tìm kiếm những luật chi phối những chuyển dạng này. Toan tính cô lập bất kì hình thức quyền lực nào (hiện nay là quyền lực kinh tế) là một sai lầm nghiêm trọng.
 
    Những xã hội hành xử quyền lực theo nhiều cách khác nhau. Trước hết là mức độ quyền lực trong tay cá nhân hay tổ chức, rõ ràng bây giờ Nhà Nước có  nhiều quyền hành hơn thời trước vì guồng máy tinh vi hơn. Mỗi xã hội lại có một tổ chức riêng: chế độ độc tài quân sự, thần quyền, tộc quyền rất khác nhau. Chúng cũng khác biệt về những phương thế thủ đắc quyền lực: việc vua chúa cha truyền con nối đưa ra một loại người ưu tú, không giống như loại người của dân chủ, hay chiến tranh chẳng hạn.
 
    Nơi không có định chế xã hội nào (thí dụ chế độ quý tộc hay chế độ tập ấm) giới hạn số người nắm quyền thì nói đại khái ai ham quyền nhất chắc sẽ có quyền. Ta suy ra những kẻ làm lớn trong một xã hội cởi mở thường là những kẻ ham quyền khác hẳn người thường. Dù là một trong những động lực mạnh nhất của nhân loại, lòng yêu quyền lực được phân phối rất không đồng đều, vì bị giới hạn bởi nhiều động lực khác như lòng ham tiện nghi, lòng ham khoái lạc, và đôi khi lòng ham đồng ý. Nó được ngụy trang nơi những kẻ rụt rè thành khuynh hướng phục tùng khiến cho những kẻ bạo tợn càng khoái nắm đầu thiên hạ. Ít khi những người của thời thế lại là những người không ham quyền lực cho lắm. Những kẻ thay đổi xã hội thường là những kẻ nhiều đam mê. Do đó lòng yêu quyền lực là đặc tính của những kẻ quan trọng. Dĩ nhiên ta sai lầm nếu coi lòng yêu quyền lực là động lực duy nhất của con người, nhưng cho dù ta có nghĩ vậy thì cũng không có gì nghiêm trọng lắm. Tôi nhấn mạnh lòng yêu quyền lực là động lực chính yếu tạo nên những thay đổi mà khoa học xã hội phải coi là đối tượng nghiên cứu.
 
    Tôi sẽ chứng tỏ người ta chỉ có thể trình bày những luật động lực học xã hội theo tác dụng của quyền lực dưới các hình thức khác nhau của nó. Muốn khám phá những luật này, trước hết cần phải phân loại các hình thức quyền lực rồi xét tới cách gây ảnh hưởng trên đời sống tha nhân của các tổ chức và  cá nhân trong lịch sử.
 
    Tôi có hai mục đích rõ ràng. Mục đích thứ nhất là trình bày một lối phân tích những thay đổi xã hội nói chung theo tôi thỏa đáng hơn phương pháp của các kinh tế gia. Mục đích thứ hai là giúp cho những người còn bị ám ảnh bởi các thế kỷ mười tám vá mười chín có thể hiểu thời hiện tại và tương lai gần đây rõ ràng hơn. Những thế kỷ này đặc sắc về nhiều phương diện và dường như chúng ta đang trở lại một số lề thói sinh hoạt và tư tưởng quen thuộc của thời đại cũ.
 
    Phải nghiên cứu lịch sử thượng cổ và lịch sử trung cổ để hiểu thời đại của chúng ta và các nhu cầu của nó. Chỉ có làm như vậy chúng ta mới  đạt được một tiến bộ khả quan không bị các định đề của thế kỷ mười chín chế  ngự quá đáng.
 

Mời các bạn đón đọc Quyền Lực của tác giả Bertrand Russell.

Download ebook

Quyền Lực


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Quyền Lực Tweet! Bertrand Arthur William Russell, Bá tước Russell III, OM, FRS (18 tháng 5 năm 1872 – 2 tháng 2 năm 1970), là một…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose