Phía Tây Không Có Gì Lạ – Erich Maria Remarque

Phía Tây Không Có Gì Lạ – Erich Maria Remarque

[toc]


Giới thiệu ebook

Phía Tây Không Có Gì Lạ – Erich Maria Remarque


Erich Maria Remarque (1898-1970) đã phục vụ trong Thế chiến thứ nhất và đã bị thương tất cả năm lần. Những hình ảnh ghê rợn của cuộc chiến trong giao thông hào đã để lại những vết sẹo không phai mờ trong tâm trí Remarque nên ông cố xua đuổi những bóng ma đó qua các sáng tác văn học. “Phía Tây không có gì lạ” là tác phẩm hay nhất của ông dù chín tác phẩm khác ông cũng viết về những đau đớn, khổ cực trong chiến tranh.

Phía Tây không có gì lạ” là câu chuyện về Pôn Baomơ, một người lính Đức trẻ, xung phong vào quân đội vì Căntôrec, vị giáo sư của anh, đã thuyết phục cả lớp tham gia quân đội để làm cho nước Đức được vẻ vang. Sau một thời kỳ huấn luyện gian khổ dưới quyền của Himmenxtôt, một phu trạm, Baomơ và các bạn ra tiền tuyến. Dù được vẽ vời trong nhà trường với những hình ảnh huy hoàng của các anh hùng, Baomơ nhanh chóng nhận thức được rằng những chiến hào đầy máu của Mặt trận phía Tây là một sa lầy của những khổ đau và chết chóc. Ngay khi những quả đạn pháo đầu tiên nổ tung trong bùn lầy, Baomơ và các bạn thấy rằng tất cả những người ở lại nhà đều dối trá: chiến tranh không phải là một thay đổi vinh quang, chiến tranh không làm cho các cậu con trai trưởng thành mà nó hủy diệt một cách có hệ thống tất cả những ai khỏe mạnh và lịch sự. Tất cả các bạn của Baomơ đều chết, bị thương, hoặc đào ngũ. Pôn Baomơ bắt đầu tự vấn về cuộc đời mình và băn khoăn không biết mình có sống sót được sau cuộc chiến hay thậm chí có sống được trong một thế giới không có chiến tranh hay không.

Xuyên suốt câu chuyện, Remarque thường dùng từ “chúng tôi” để nói lên tình đồng đội – cái quý nhất mà chiến tranh tạo nên. Những người lính ấy đã trải qua những giây phút cận kề cái chết cùng nhau nên họ gắn bó với nhau, chia sẻ với nhau tất cả những gì họ có. “Chúng tôi không nói nhiều nhưng chúng tôi để ý săn sóc nhau từng ly từng tí, thiết tưởng còn hơn cả những cặp tình nhân. Chúng tôi là hai con người, hai tàn lửa sống nhỏ bé, và ngoài kia, là đêm tối, là vòng vây của thần chết.”

***

Cuốn sách này không phải là một bản cáo trạng,

cũng không phải là một bản phát biểu chính kiến.

Nó chỉ thử nói về một thế hệ bị chiến tranh hủy hoại.

Ngay cả khi thế hệ ấy đã thoát khỏi những viên đạn đại bác.

Chúng tôi hiện ở cách mặt trận chín cây số.

Người ta vừa thay phiên chúng tôi ngày hôm qua.

Bây giờ bụng đứa nào cũng đầy ăm ắp những đậu trắng với thịt bò, thật là no nê thỏa thích. Mỗi đứa lại còn lấy đầy được một cà mèn để dành cho bữa tối; ngoài ra lại còn khẩu phần kép xúc xích và bánh mì nữa, kể cũng xôm trò đấy chứ! Đã lâu lắm mới được một chầu như vậy; gã nấu bếp với cái đầu cà chua đỏ hon hỏn, thân chinh mang thức ăn lại cho chúng tôi.

Người nào đi qua, hắn cũng giơ cái môi (muỗng) ra hiệu và múc cho một môi thức ăn đầy phè. Hắn thất vọng quá không biết làm cách nào để trút hết cái “khẩu đại bác đậu hầm” này đi. Hai thằng Jađơn và Muynlơ vớ đâu được mấy cái chậu thau, thế là chúng nó hững đầy đến miệng, làm của dự trữ. Jađơn làm thế là do cái bệnh ăn thùng bất chi thình của nó, còn Muynlơ thì vì cái tính phòng xa. Chẳng ai biết Jađơn tọng tất cả cái của ấy vào đâu cho hết: người nó xưa nay vẫn đét như con cá mắm.

Nhưng khoái nhất là có cả khẩu phần kép về món thuốc hút. Mỗi người mười điếu xì gà, hai chục diếu thuốc lá và hai cuộn thuốc nhai: thật là hợp tình hợp lý! Tôi đánh đổi chỗ thuốc nhai lấy chỗ thuốc lá của Catdinxki, thế là tôi có bốn chục điếu. Đủ dùng cho cả ngày.

Nói của đáng tội, tất cả những món cấp phát này không phải chủ ý dành cho bọn tôi dâu. Người Phổ có bao giờ rộng rãi đến thế. Chẳng qua là do một sự nhầm lẫn.

Cách đây mười lăm ngày, chúng tôi ra tiền tuyến thay phiên đơn vị bạn. Khu vực chúng tôi tương đối yên tĩnh, do đó viên quản lý đơn vị cữ việc lĩnh đủ số lương thực thường lệ cho cả một trăm năm mươi người của đại đội, để dùng khi trở về. Thế nhưng lại đùng cái ngày cuối cùng, khu vực chúng tôi bị một trận tẩm quất ra trò; pháo binh hạng nặng của quân Anh dọt liên hồi kỳ trận xuống vị trí chúng tôi, gây nhiều thiệt hại đến nỗi khi trở về chỉ còn tám chục mống.

Chúng tôi rút về ban đêm, thu xếp ngay chỗ ngả lưng để có thể dành một giấc hẳn hoi vì Catdinxki nói đúng, nếu người ta ngủ được nhiều hơn thì chiến tranh cũng chả đến nỗi gay go quá. Giấc ngủ ở tiền tuyến có gì đáng kể, và mỗi phiên mười lăm ngày thật là lâu quá.

Khi những đứa đầu tiên trong bọn tôi bước ra ngoài lán trú quân thì trời đã trưa. Nửa giờ sau, mỗi đứa dã cầm một cái cà mèn và tập họp trước “cô nàng đậu hầm” đang toả ra mùi thơm ngậy béo bổ. Đứng trên cùng, dĩ nhiên là những chàng háu đói; anh chàng An be Cốp loắt choắt, chàng này có nhiều ý kiến rành rọt nhất bọn tôi: cho nên đã dược phong chức binh nhất; Muynlơ, số năm, còn mang theo kè kè những cuốn sách giáo khoa, và luôn nghĩ dện một kỳ thi vớt (ngay giữa trận oanh tạc nó cũng vẫn nghiền những định lý vật lý). Lia, nuôi bộ râu rậm rì, rất mê bọn gái nhà thổ của sĩ quan; nó cam đoan rằng bọn gái nhà thổ ấy, theo lệnh của bộ chỉ huy, đều phải mặc áo lót mình bằng lụa, và khi tiếp khách từ cấp đại úy trở lên, đều phải di tắm trước. Người thứ tư là tôi, Pôn Bao mơ. Cả bốn đứa cùng mười chín tuổi cả bốn đứa cùng học một lớp rồi cùng ra lính.

Đứng liền sau mấy đứa chúng tôi, là tụi bạn thân. Jađơn, thợ khóa gầy gò, trạc tuổi bọn tôi, là tay đớp khỏe nhất đại đội. Nó ngồi xuống ăn, lép kẹp như que diêm, nhưng khi đứng dậy thì xệ ra như con rệp chửa. Hai, Vethut cũng mười chín tuổi, thợ than bùn, có thể nắm dễ dàng trong lòng bàn tay một cái bánh lính và hỏi mọi người: “Các cậu thử đoán xem tớ cầm cái gì đây… ” Đêtơrinh, nông dân, chỉ nghĩ đến mảnh ruộng và cô vợ; và cuối cùng, Stanitlat Catdinxki cái đầu của nhóm chúng tôi, con người khắc khổ, lắm mưu nhiều kế, trạc bốn mươi tuổi, có bộ mặt xám xịt, cặp mắt xanh, đôi vai xuôi thõng và có cái tài đánh hơi kỳ diệu, thấy ngay những chỗ nguy hiểm cũng như những chỗ có chén ngon, những chỗ rúc tốt.

Tiểu đội chúng tôi làm thành cái đầu con rắn uốn khúc trước “khẩu đại bác đậu hầm”. Chúng tôi sốt ruột, vì gã đầu bếp còn đứng ì ra đấy, cứ ngớ người la chờ đợi.

Mời các bạn đón đọc Phía Tây Không Có Gì Lạ của tác giả Erich Maria Remarque.

Download ebook

Phía Tây Không Có Gì Lạ – Erich Maria Remarque


FULL:


AZW3


EPUB


PDF


PRC

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Phía Tây Không Có Gì Lạ – Erich Maria Remarque Tweet! Erich Maria Remarque (1898-1970) đã phục vụ trong Thế chiến thứ nhất và đã bị…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose