Phía Sau Cánh Cổng Bóng Tối Của Hư Không
Giới thiệu
Phía Sau Cánh Cổng Bóng Tối Của Hư Không
Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Phía Sau Cánh Cổng Bóng Tối Của Hư Không! của tác giả Takumi Yanai.
Gate – Jietai Kare no Chi nite, Kaku Tatakeri
tên khác: Phía sau cánh cổng bóng tối của hư không!; ゲート―自衛隊彼の地にて、斯く戦えり , Gate – Thus the JSDF Fought There
Một ngày trong thế kỷ 21, một cánh cổng mở ra ở giữa quận Ginza của Tokyo. Binh lính và các sinh vật kỳ lạ bước ra từ cánh cửa , và họ nhanh chóng biến Ginza thành địa ngục. Cánh cửa dường như kết nối Nhật Bản vào một thế giới khác, một thế giới với một đế chế chiến binh và nhiều sinh vật siêu nhiên. Lực lượng tự vệ Nhật Bản đã quyết định gửi một nhóm nhỏ, do một người lính cũng là một otaku, sang thế giới khác làm nhiệm vụ trinh sát.
Tóm tắt
Một ngày nọ, một cánh cổng xuất hiện ở giữa quận Ginza của Tokyo. Từ cánh cổng này, một đội quân khổng lồ của các sinh vật kỳ lạ đã bước ra và tấn công thành phố. Lực lượng tự vệ Nhật Bản (JSDF) đã được huy động để ngăn chặn cuộc tấn công, nhưng họ đã bị đánh bại bởi sức mạnh vượt trội của kẻ thù.
Sau khi đánh bại JSDF, quân đội từ thế giới khác đã chiếm đóng Ginza và bắt đầu chinh phục Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đã buộc phải đàm phán với quân đội xâm lược để tránh một cuộc chiến tranh toàn diện.
Theo thỏa thuận, JSDF được phép gửi một nhóm trinh sát đến thế giới khác để tìm hiểu thêm về kẻ thù. Nhóm trinh sát do một người lính tên là Youji Itami dẫn đầu. Youji là một otaku, và anh ta rất vui mừng khi được đến thăm một thế giới khác.
Nhóm trinh sát đã đến được thủ đô của đế chế, và họ đã gặp gỡ nữ hoàng của đế chế, một người phụ nữ trẻ tên là Piña Co Lada. Piña là một nữ hoàng tốt bụng và nhân hậu, và cô ấy muốn hòa bình với Nhật Bản.
Youji và Piña đã trở thành bạn bè, và họ cùng nhau cố gắng tìm cách hòa giải giữa hai thế giới. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng, vì có rất nhiều khác biệt giữa hai thế giới.
Review
“Phía Sau Cánh Cổng Bóng Tối Của Hư Không!” là một cuốn tiểu thuyết light novel hấp dẫn, kể về câu chuyện của một nhóm người từ thế giới hiện đại phải đối mặt với những thách thức khi phải sống trong một thế giới khác. Cuốn sách được viết theo ngôi thứ nhất, từ góc nhìn của Youji Itami. Điều này giúp người đọc có thể hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của Youji, đồng thời cảm nhận được sự thú vị và hấp dẫn của cuộc phiêu lưu của anh ấy.
Cuốn sách có cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn. Người đọc sẽ bị cuốn vào những cuộc phiêu lưu của Youji và những người bạn của anh ấy ở thế giới khác. Cuốn sách cũng có những pha hành động mãn nhãn, những trận chiến kịch tính và những tình tiết bất ngờ.
Nhân vật trong cuốn sách được xây dựng thành công. Youji là một nhân vật thú vị, vừa là một otaku vừa là một người lính. Piña là một nữ hoàng tốt bụng và nhân hậu. Những người bạn của Youji cũng là những nhân vật đáng nhớ, mỗi người đều có những tính cách và điểm mạnh riêng.
“Phía Sau Cánh Cổng Bóng Tối Của Hư Không!” là một cuốn tiểu thuyết hay và đáng đọc. Cuốn sách sẽ mang đến cho người đọc những cảm xúc chân thật và sâu sắc.
Một số điểm nhấn của cuốn sách
- Cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn.
- Những pha hành động mãn nhãn.
- Những trận chiến kịch tính.
- Những tình tiết bất ngờ.
- Nhân vật được xây dựng thành công.
Kết luận
“Phía Sau Cánh Cổng Bóng Tối Của Hư Không!” là một cuốn tiểu thuyết light novel hấp dẫn, dành cho những ai yêu thích những câu chuyện về phiêu lưu, hành động và tình yêu.
GATE- Jietai Kare no Chi nite, Kaku Tatakeri
GATE – Thus the JSDF Fought There! – Khi thế giới song song cách nhau một cánh cửa
KỲ 1: THẾ GIỚI SONG SONG VÀ SÓNG GIÓ CHÍNH TRƯỜNG Ở BÊN ĐÂY CÁNH CỔNG
———————————————————————————-
Xin chào mọi người, mình là #Fede, và là slave à nhầm…máy viết…à lộn biên tập viên mới được admin tuyển chọn. Phong cách viết của mình là review đi kèm analysis: phân tích các yếu tố trong truyện, đi kèm các sự kiện thực tế lịch sử như một cách cung cấp thêm thông tin cho người đọc. Chuyên mục mình phụ trách là chính trị, xã hội, kinh tế học. Nếu trong quá trình review có gì sai sót mong mọi người nhẹ tay cho ^^
Sơ lược: Vào một ngày nắng đẹp trời của thế kỷ 20 tại khu phố Ginza của Nhật, một cánh cổng mở ra và từ đó một bầy đoàn quân lính xuất hiện ra tay tàn sát người dân vô tội ở khắp nơi. Vì yếu tố bất ngờ nên phía chính quyền Nhật không kịp triển khai lực lượng tự vệ (JSDF) nên rất nhiều dân thường vô tội đã bị sát hại. Itami Youji, một sĩ quan trực thuộc JSDF có mặt ở đó lúc thảm họa xảy ra đã nhanh chóng ra tay kiểm soát tình hình và giảm thiểu tổn thất xuống mức đáng kể… .
Author: Yanai Takumi
Artist: Sao Satoru
Genres: Seinen, fantasy
Thể loại: advanture, mature, ecchi, Isekai
Tình trạng: Chưa hết
Đây là lần đầu tôi viết review cho một manga, nên nếu sai sót mong anh em lượng thứ và nhẹ nhàng cho. Bài viết của tôi sẽ chia làm hai phần là: Review và analysis. Với những ai chưa đọc, muốn tìm hiểu thì xin đọc review (không tiết lộ quá nhiều) . Còn những ai đã đọc và thấy nhẹ nhàng thì xin mời tới góc analysis của tôi.
+ Review: Đi lược một chút, bộ gate là một trong số ít bộ isekai tôi cho là đáng đọc trong thời điểm chúng ta đang bị bội thực với manga thể loại này, những lý do khiến cho Gate khác với các bộ khác là gì?? Tôi cho là ở các điểm sau:
– Nó không tập trung cho một nhân vật nào cụ thể mà thường xoay tua cho các nhân vật phụ khác, truyện tuy vẫn có nhân vật chính nhưng cốt truyện tập trung cho những diễn biến cụ thể xoay quanh các vấn đề mà từ khi cánh cổng được mở ra chứ không chỉ xoay quanh nhân vật
– Khác với thể loại Isekai thông thường, truyện này đi theo hướng ngược lại khi mà cánh cổng được mở ra ở thế giới chúng ta (thay cho chiều ngược lại). Nó không nhắm vào một đối tượng con người cụ thể, nó xuất hiện một cách ngẫu nhiên, không xác suất, không đoán trước, cũng không biết với mục đích gì. Nó chỉ đơn giản là kết nối hai thế giới lại với nhau như chiếc cầu Bifrost trong cửu giới của thần thoại Bắc Âu.
– Các yếu tố chính trị, kinh tế, khoa học và chiến thuật được đề cao trong truyện thay cho các tình huống harem, các cuộc đấu trí diễn ra không chỉ giữa hai thế giới, mà còn là ở trong lòng nội bộ các thế giới với nhau, tạo nên yếu tố lôi cuốn cho truyện.
Mặt khác, truyện có thể có những điểm làm người khác chưa thích như hơi bạo lực, máu me cũng như có cảnh nóng. Các tình tiết hơi bơm cho phe Nhật bản thay cho các phe khác trong truyện.
Về nội dung:
Nước Nhật, khu mua sắm Ginza vào một ngày sầm uất như bao ngày bỗng nhiên có sự thay đổi. Một cánh cổng lớn tự dưng xuất hiện giữa khu phố này một cách bất bình thường và bỗng: Một binh đoàn ngoại lai với đủ chủng loại không rõ từ đâu xuất hiện đã tấn công và thảm sát toàn bộ người trong khu phố này. Tuy quân lực ít, vũ khí thô sơ nhưng vì yếu tố bất ngờ nên chính phủ Nhật hoàn toàn bị bất động trong một lúc trước khi phát lệnh thông báo chiến tranh.
Youji Itami, quân hàm thiếu úy và từng phục vụ cho lực lượng đặc biệt là một người: Vô trách nhiệm, chây lười và tự nhận là otaku. Khác hẳn với cái tính kỷ luật thường thấy trong quân ngũ. Ngay ngày xảy ra sự kiện giao thoa giữa hai thế giới, anh ta đã trốn tập và đi tham dự hội chợ doujinshi mùa hè. Chính vì sự có mặt của anh ta vào lúc sự giao thoa diễn ra đã giúp cứu vãn được phần nào tình thế nguy hiểm khi đó. Với kinh nghiệm của một lính biệt kích (ranger), anh ta đã kịp thời chỉ đạo mọi người và làm giảm thiểu thiệt hại xuống mức tối thiểu. Điều này đã làm anh ta được thăng chức + thoát tội đào ngũ (anh chàng của ta không khác gì trạng lợn cả). Nhưng sự thăng chức này của anh chàng làm cho viên chỉ huy cấp trên không ưng bụng vì ông không chịu được sự vô trách nhiệm của anh ta. Nên ông đã lệnh cho anh chàng này thành lập đội trinh sát với nhiệm vụ chuyên đi thu thập tin tức về vùng đất bên kia cánh cổng. Sau khi sang bên kia, anh chàng nhận ra đây là một thế giới nguyên sơ còn chưa khai phá. Với Itami, nhiệm vụ này không khác gì một cái nhọt ở mông khi mà anh ta bị xa cách các thứ mà anh ta thích. Vậy là từ đây, hàng loạt các hành động dở khóc dở cười đã diễn ra trong suốt chặng đường đi của anh chàng. Tuy nhiên, anh ta không ngờ rằng các hành động này của anh chàng đã gây ảnh hưởng tới thế giới thực nhiều như thế nào.
Phân tích nhân vật: Thật sự thì Youji Itami vốn dĩ không bao giờ tồn tại trong đời thực vì đối với quân đội thì “quân lệnh như sơn”. Thứ duy nhất giữ cho quân đội có kỷ cương và luật lệ chính là sự kỷ luật đã được ban hành từ trước (tất nhiên với những lệnh chính đáng). Hành vi của Itami Youji ở trong truyện này là không bao giờ có thực và không bao giờ được phép xảy ra! Ngay cả là binh nhất khéo anh ta còn chưa tới chứ ở đó mà thiếu úy với ranger. Nhưng vì xây dựng Youji Itami là một nhân vật vô trách nhiệm như vậy, mà tác giả đã xây dựng được các tình huống đáng khai thác từ hành động này của anh chàng. Trên hết, sự vô trách nhiệm ở đây là vô trách nhiệm với bản thân, chứ sau khi theo dõi kĩ bộ truyện. Đây là một con người có trách nhiệm với đồng đội và người mà anh ta quan tâm. Tuy nhiên, chính vì cái trách nhiệm này mà đôi khi anh đã để đất nước Nhật rơi vào tình huống ngặt nghèo.
Kết: Bộ truyện này tuy còn thiếu nhiều thứ, nhưng chủ đề để khai thác thì vô hạn. Thay cho việc suốt ngày làm anh hùng đi đánh quái vật để nâng chỉ số như các bộ isekai khác, ta có thể tận hưởng món ăn, chút nhẹ nhàng trong cuộc sống cũng như các chiêu trò chính trị xuyên suốt trong truyện.
Đánh giá: 7/10
+ Góc analysis:
Từ đây tôi xin phép được đánh giá cụ thể hơn về bộ truyện này.
– Đầu tiên, về bối cảnh: Phía bên kia cánh cổng vốn dĩ là quân đội đế quốc hùng mạnh. Tác giả đã xây dựng hình tượng đế quốc dựa trên hình ảnh của đế quốc La Mã, một đế quốc cực kỳ rộng lớn trong thế giới chúng ta tồn tại từ thế kỷ I TCN cho đến thế kỷ V, VI và từng có lúc theo thể chế Cộng hòa (hay còn gọi là Cộng Hòa La Mã, bắt đầu từ năm 509 TCN – 27 TCN) cho đến khi chế độ cộng hòa bị thay thế bởi chế độ nguyên thủ (Principate). Vào thời kỳ hoàng kim, Cộng Hòa La Mã kéo dài tới tận 6.5 triệu km2, bao hàm cả châu Âu mà tạo nên một nền văn minh có những đóng góp tiền đề cho văn hóa thế giới sau này như kinh tế, triết học, khoa học, tôn giáo,… Một số thành tựu đáng kể như lịch, bảng chữ cái và con số La mã, các triết gia nổi tiếng như Pytago,..
Vậy Cộng Hòa La Mã (Roman Republic) là gì? Chế độ nguyên thủ (Principate) là gì?
– Cộng Hòa La Mã (Roman Republic) vốn dĩ được hình thành từ sự phẫn nộ về việc Sextus Tarquinius, con trai của vua Lucius Tarquinius Superbus cưỡng hiếp Lucretia, Lucius Junius Brutus đã lãnh đạo cuộc lật đổ vương triều Tarquinius năm 509 TCN. Đất nước La Mã vào thời điểm này bắt đầu bước vào kỷ nguyên của nền cộng hòa, quyền lực tối cao thuộc về Viện Nguyên Lão. Đây cũng chính là tiền đề cho tất cả thể chế chính trị bây giờ, vì vốn dĩ, trong tiếng La Mã, cụm từ Viện Nguyên Lão được viết bởi chữ Senatus, mà bây giờ tiếng anh là Senate (thượng viện) để chỉ cho một hội đồng tham nghị cho một nghị viện, hoặc là một cơ quan lập pháp lưỡng viện (Hạ viện là quốc hội như Mỹ, Canada hay Anh). Các thành viên trong viện nguyên lão được bầu ra, chỉ định hoặc được đề cử dựa trên mức độ uy tín và sự quý trọng về tầng lớp, cũng như khả năng và giá trị của họ (vào thời bây giờ thì các thành viên thượng viện là được người dân bầu cử mà thành, Hội Nghị Diên Hồng ở Việt Nam cũng là một hình thức thượng viện trong quá khứ đấy). Chính vì lẽ đó mà vào thời bấy giờ thì quyền lực lớn nhất tập trung vào tay Viện Nguyên Lão, họ chính là người đưa ra các chính sách phát triển đất nước và quyết định các điều luật, cũng như hiến pháp. Tiếp đến là quan chấp chính. Nếu nói viện nguyên lão đại diện cho tầng lớp nhân dân (mà thực ra là quý tộc vì các thành viên trong Nguyên Lão Viện đều là quý tộc, về sau mới là nhân dân do xung đột quyền lực) thì quan chấp chính là người đứng đầu về bộ máy chính quyền. Vào thời Cộng Hòa La Mã, tránh để sự tiếm quyền xảy ra nên đã có hai vị quan chấp chính song song cùng trị vì đất nước cùng các nguyên lão, hai người này quyền lực ngang nhau và sẽ được bầu cử hàng năm trong số những quý tộc. Hai người này cũng như vua chúa, họ nắm trong tay mọi quyền lực về kinh tế, chính trị và quân đội. Nhưng do sự thay đổi hàng năm và vì mỗi lần họ muốn thay đổi hay làm gì đó phải thông qua Viện Nguyên Lão nên quyền lực thực sự tập trung cho Viện Nguyên Lão chứ không phải ở họ. Tiếp đó, dưới họ là 2 quan coi quốc khố (giám quan) và 1 pháp quan. Nhiệm vụ của hai người này thì dễ hiểu thông qua cái tên của họ, đó là trông coi ngân khố, sổ sách quốc gia và người kia thì làm nhiệm vụ tòa án. Pháp quan thì có kỳ hạn 1 năm như quan chấp chính và có nhiệm vụ tòa án, tuy nhiên có thể kéo dài hơn trong thời hạn chiến tranh. Ngoài ra, giám quan mới là người có ảnh hưởng ở Thượng viện nhất vì họ là người hoạch định ra mức thuế cũng như trông coi sổ sách, họ có thể trực tiếp bác bỏ các chính sách của Thượng viện vì bất cứ lý do gì (tự bịa ra). Và đây cũng là vị trí dễ tham ô nhất. Nên vị trí này chỉ được giao cho các cựu chấp chính quan thanh liêm nhất. Mô hình Cộng Hòa La Mã này chính là mô hình tiền đề cơ bản cho mô hình chính trị thời nay tại hầu hết các quốc gia, mà đặc biệt là Mỹ.
– Mỹ với mô hình lưỡng viện gồm Hạ Viện và Thượng viện lo ngân sách chi tiêu, an ninh quốc gia và hiến pháp với thời hạn bầu cử lần lượt là 2 năm và 6 năm. Quan chấp chính là tổng thống với thời hạn 4 năm. Pháp quan là Tòa án tối cao hoa kỳ với 9 người là thẩm phán tối cao chuyên trách việc phán xét các vụ kiện tụng với quyền lực cao nhất, mỗi người trong đó có kỳ hạn vĩnh viễn cho đến khi chết và được thay thế bởi người mà tổng thống gợi ý. Giám quan chính là ngân khố quốc gia và cục dự trữ liên bang FED với nhiệm vụ trông coi sổ sách và chuẩn bị cho khả năng khủng hoảng tài chính quốc gia.
– Chế độ nguyên thủ (principate) là gì?
Đây vốn dĩ là chế độ bắt đầu từ sau khi nền cộng hòa Roma bắt đầu đi vào ngõ cụt và sụp đổ vì nội chiến, bắt đầu từ khi Julius Caesar tuyên bố được bổ nhiệm làm nhà độc tài suốt đời (44 TCN) , hay khi viện nguyên lão trao cho Octavianus danh hiệu cao quý Augustus (27 TCN). Quyền lực lúc này được tập trung vào tay một cá nhân thay cho một nhóm người. Về mặt chính trị, nó vẫn là thể chế cộng hòa khi có viện nguyên lão, chấp chính quan nhưng Augustus đã khéo léo khi thêm vào hiến pháp quyền hạn cho mình. Princep, đó là cách mà Augustus tự gọi mình, nó có nghĩa là công dân đệ nhất, khi mà ông là người ra quyết định cuối cùng tới mọi chính sách và có sự ủng hộ của quân đội. Nền cộng hòa roma dần bắt đầu chuyển bước sang nền quân chủ chuyên chế Roma và bắt đầu các cuộc chiến tranh cai trị trong suốt nhiều năm còn hơn cả thời cộng hòa. Tuy nhiên, dưới thời Augustus, ông vẫn để cho tổ chức hình thức cộng hòa và lúc này quyền lực thuộc về các cựu chấp chính quan cũng như các cựu pháp quan ở các tỉnh cộng hòa. Dưới thời đại này, ông tập trung vào việc phát triển đời sống người dân, cũng như luật pháp, xã hội và văn hóa. Đây được xem như thời kỳ hoàng kim trong lịch sử Đế Quốc La Mã.
Quay lại về đế quốc trong manga, vào lúc này đế quốc đang đi theo hình thức chế độ nguyên thủ như thời đế quốc La Mã khi mà vẫn có thượng viện lo việc triều chính và ngân sách, tuy nhiên vua là người ra quyết định sau cùng. Vốn dĩ đức vua Molt Sol Augustus là một vị vua khôn ngoan, thể hiện qua các tình huống như nhanh chóng nhận ra vấn đề đầu tiên của chiến tranh là chính sách vườn không nhà trống khi bị xâm lược, tiêu diệt các nước chư hầu khi mà quân đế quốc thất bại thảm hại khi đối đầu trực diện với lực lượng phòng vệ Nhật Bản cũng như nhanh chóng nhìn ra tương quan lực lượng hai bên. Tuy nhiên, cái tính kiêu ngạo cũng như sự ăn chơi sa đọa là điều ta thường thấy ở bất cứ vị vua của bất cứ triều đại nào trong lịch sử. Đầu tiên ta phải hiểu, do theo chế độ nguyên thủ như đế quốc La Mã (và bất cứ quốc gia nào trên thế giới ngày nay). Ngân khố quốc gia có được nhờ việc thu thuế của người dân trong nước (với thời bây giờ, nó còn đến từ yếu tố ngoại thương với các nước hay bán, cho thuê tài nguyên). Không xét tới yếu tố thời tiết (nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu thời bấy giờ) thì lượng tiền thu về hàng năm được dựa trên số lượng thuế đánh trên người dân, và chỉ có hai cách chính để gia tăng ngân khố quốc gia đó là: hoặc tăng mức/số lượng thuế, hoặc có càng nhiều người đóng càng tốt. Làm theo cách đầu tiên sẽ không ổn vì đến một lúc nào đó chính phủ đó sẽ bị người dân lật đổ (như triều đại Nhà Thương của Trụ Vương), nên cách thứ hai thường xuyên được các nhà cầm quyền lúc đó ưa dùng. Đó là đem quân đi chinh phạt các khu vực xung quanh, điều này đã gây lên một nhầm lẫn tai hại trong lịch sử khi cho rằng nước Đức từ thời trước và sau Hitler lên trong WW 2 đã đem lại thứ gọi là cách mạng cho bộ mặt của nước Đức. Thực chất, của cải đi ăn cướp không hề được gộp vào làm tài sản quốc gia. Nó chỉ là sự thỏa mãn về lòng tham của kẻ độc tài cầm quyền cho mưu đồ ăn chơi sa đọa hay mộng bá chủ của bản thân mình mà thôi, vì với những kẻ đó, không bao giờ và không có gì gọi là đủ. Của cải quốc gia là thứ được dùng một cách minh bạch cho sự phát triển đất nước, còn nếu phục vụ cho dã tâm của một hay một nhóm cá thể, tôi thích gọi nó là túi tiền cá nhân hơn. Vậy là sau khi vung tay quá trán cho các vấn đề tiêu xài cá nhân, vua Augustus đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội như mọi khi là đem quân đi bành trướng và xâm lược các vùng đất mới ngay khi cánh cổng vừa được mở. Chỉ tiếc, đối thủ của Đế Quốc lúc này không phải là một quốc gia nhỏ bé có cùng hoặc trình độ quân sự thấp hơn. Mà là một đất nước có lịch sử hình thành hơn 15000 năm, và trải qua hơn hàng trăm cuộc nội chiến, đỉnh cao là từng làm bá chủ nhiều nước trong suốt thời thế chiến thứ 2 và gây nên nỗi khiếp sợ trên các mặt trận với tinh thần quyết tử của mình, Nhật Bản! Và cái gì đến cũng phải đến, đế quốc đã nhanh chóng bị đánh bại vì cách biệt quá lớn bởi: Quân lực cũng như chiến thuật.
+ Về phần Nhật Bản, sự kiện Gate được xem như một sự thảm sát kinh hoàng bởi quân đội nước khác gây ra. Bản thân từng là kẻ đi xâm lược, gây ra thảm sát (như Nam Kinh năm 1937-1938, hàng triệu người chết ở Hàn Quốc và Việt Nam) và là kẻ bị đô hộ (khi bị mỹ đánh bại một cách thuyết phục trước sức mạnh tối cao tới từ 2 quả bom nguyên tử trong WW2). Nên Nhật Bản hay người dân Nhật Bản lúc này rất, rất sợ chiến tranh vì họ đã nếm trải quá nhiều mối đau thương trên mảnh đất của họ. Tuy nhiên, với việc thất bại và với sự đô hộ một phần của Mỹ sau thế chiến 2, chính phủ Nhật đã bị cấm thành lập quân đội từ sau năm 1945. Thay vào đó, họ được đặt dưới cái tên JSDF hay lực lượng phòng vệ Nhật Bản với tư cách là một đội vũ trang chuyên nghiệp chuyên trách bảo vệ cho toàn thể lãnh thổ nhật sau thế chiến. Trong nước thì có vai trò như quân đội, nhưng không được phép tham gia chiến tranh ở nước khác dựa theo hiến pháp sửa đổi năm 1946 dưới lệnh thống tướng Mac Arthur của quân đội Mỹ thay cho hiến pháp minh trị được ban hành năm 1889.
Vào lúc này, chính phủ Nhật lâm vào một tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Do sự giới hạn của bản hiến pháp mà quân đội không được phép triển khai để đến vùng đất khác, nhưng nếu để nguyên cửa Gate thì không biết quân đich sẽ lại xuất hiện vào lúc nào. Đập bể thì không ai biết cánh cổng liệu có lại xuất hiện ở một quốc gia nào khác hay ở chính Nhật hay không? Đây chính là lúc phải lựa chọn giữa hai việc: Một, bỏ qua hiến pháp và triển khai quân hoặc hai, chả làm gì hoặc có làm cũng chả biết kết quả. Và cuối cùng, Nhật đã lựa chọn việc: Bỏ qua hiến pháp, triển khai quân đội và tiến vào gate. Đồng thời hệ quả của việc này là thủ tướng đương nhiệm đã xin từ chức.
*Xin bình luận chỗ này: Đây là một chiêu khá hay và thường được dùng trong chính trị, trước hết, ta sẽ lướt qua một chút về nguyên do cho hành động này. Đành rằng việc cánh cổng xuất hiện bất thình lình đã gây nên cuộc thảm sát Ginza, tuy nhiên chuyện gì đã xảy ra thì đã xảy ra. Hãy thử nghĩ theo hướng khác, nước Nhật hiện nay đang phải đối mặt với các vấn đề như thế nào? Nợ công cao (tuy chưa đáng sợ nhưng vẫn rất đáng ngại, vì sao thì sau này sẽ có bài giải thích), dân số già, tài nguyên ít, đặc biệt là thảm họa như cơm bữa. Tuy nhiên, sự xuất hiện của cánh cổng lúc này đem lại một thứ gọi là tiềm năng, tiềm năng cho thứ gì? Tiềm năng cho việc khai thác khoáng sản, tiềm năng cho đất đai để định cư phòng khi có biến và vô vàn thứ khác. Đây cũng là lý do tại sao ba nước Mỹ, Nga, Trung Quốc cũng muốn cùng chung tranh giành Gate. Vì bởi lẽ đây là ba quốc gia có thể tạo ảnh hưởng lên chính phủ Nhật và có cùng những vấn đề đang phải chịu như Nhật (đặc biệt là Trung Quốc, ảnh hưởng bởi tư tưởng Đại Hán, đất chật, người đông, tài nguyên dần cạn kiêt. Không quá ngạc nhiên khi Trung Quốc thèm thuồng vùng đất mới này như vậy). Vậy tại sao gọi chiêu này là hay, đầu tiên ta phải hiểu về hình thức làm việc của chính phủ Nhật Bản đương thời. Về căn bản, Nhật có hình thức chính trị không khác biệt là bao so với Mỹ khi cũng có thể chế tam quyền phân lập, hạ viện và thượng viện. Chỉ khác biệt ở chỗ: Tổng thống bên Mỹ không nhất thiết phải là người thuộc một đảng phái nào và có thể tự mình ứng cử. Còn ở Nhật, các chính đảng sẽ cử ra người đại diện đi bầu cử, người nào thắng sẽ làm thủ tướng và đồng thời phe của người thắng sẽ nắm quyền ở Hạ Viện. Khác với Mỹ, quyết định của tổng thống nếu sai trách nhiệm sẽ chỉ liên quan một mình tổng thống thì ở Nhật, quyết định của Thủ Tướng sai cả một đảng phải chịu trách nhiệm. Và nếu thủ tướng không làm được việc hoặc từ chức thì đảng nắm hạ viện có quyền tiến cử người khác và trong trường hợp đảng đối lập đồng ý thì người đó sẽ được làm thủ tướng. Đây chính là lý do tôi nói chiêu này hay, vì thường quyền hành là do Hạ Viện nắm giữ, việc thay đổi thủ tướng chẳng qua chỉ là thay đổi người đại diện do đảng đó nắm quyền, quyền lực lúc này không có sự thay đổi quá lớn vì chính thể quyền lực vẫn do đảng nắm giữ Hạ Viện cầm trịch (có thể hiểu đại khái thế này, phức tạp hơn thì sẽ đi hơi lố so với nội dung truyện). Chiêu này đã từng được sử dụng không biết bao nhiêu lần trong quá khứ của Nhật và các nước có chung nền thể chế như thế.
Một chiêu khác cũng hay không kém đã được sử dụng đó là Nhật công bố rằng do cánh cổng nằm trên lãnh thổ nước Nhật, cho nên đây cũng là lãnh thổ của Nhật. Đây là một công bố được đưa ra trong lúc bối cảnh căng thẳng đang leo thang khi mà cánh cổng CHỈ xuất hiện tại Nhật. Biết bao nhiều tiềm năng chỉ dành cho một quốc gia, đó là điều không có bất cứ đất nước nào chấp nhận. Nhưng không chấp nhận thì sao? Các nước thấp cổ bé họng thì ngậm mồm vì không có đủ khả năng làm Nhật để ý. Nhưng với ba anh chàng Nga, Trung Quốc và Mỹ thì lại là chuyện khác. Theo như hiến chương LHQ tại chương I, điều 2, nguyên tắc 4 và 7 cho biết:
“4. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.”
“7. Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở chương VII.”
Là 3 nước có tiềm năng lớn mạnh, đồng thời là ba nước chủ chốt trong liên minh 5 nước hội đồng bảo an. Nếu ngó lơ những điều lệ này mà ép buộc Nhật Bản thông đường thì chả khác nào các anh chàng đang tự vả vào mồm mình cả.
Vậy lẽ nào đứng ngó và nhìn ngắm Nhật Bản khai thác tiềm năng của thế giới sau cánh cổng?? Không, đây mới lúc cuộc vui xuất hiện.
Với Mỹ, anh bạn này chơi chiêu trò hai nước hợp tác cùng phát triển. Vì là nước mang danh nghĩa đồng minh, Mỹ hoàn toàn có quyền yêu cầu hỗ trợ Nhật Bản cùng phát triển và đây chính là đối thủ đáng ngại nhất vì tính pháp lý của điều luật đã được đảm bảo từ thời kỳ sau thế chiến 2 về sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đất Nhât.
Với anh chàng Trung Quốc thì sao? Anh ta tuyên bố vì Nhật là một đất nước thuộc LHQ nên việc chống lại nguy cơ xâm lăng từ thế giới khác là trách nhiệm chung của các quốc gia trong liên hiệp. Ái chà vậy mà khi nhắc tới Biển Đông thì anh chàng này lại chọn cách im re, rõ hơn ai hết ta đều biết Trung Quốc mới là kẻ thèm khát tài nguyên nhất chứ không phải Mỹ.
Còn Nga?? Quá xa! Đánh kinh tế? Không đủ khả năng. Đánh quân sự?? Không được phép. Vậy thì cách tốt nhất là gì? Đó là nêu ra rằng cánh cổng là một mối hại và yêu cầu hủy diệt cái cổng, với tư tưởng “ăn không được tao đạp cho đổ hết” hoặc một chút mong manh hy vọng cánh cổng sẽ lại xuất hiện tại Nga và chơi chiêu y như Nhật.
Đối với Nhật thì sao? Bên cạnh các lý do như đã nêu lúc trước, còn một lý do chính khiến Nhật Bản nhanh chóng triển khai quân sang bên kia biên giới cánh cổng đó là chuẩn bị cho khả năng thế chiến thứ 3 bùng nổ. Điều này hoàn toàn không phải bất khả thi khi mà thế chiến 2 được bắt đầu vốn dĩ vì nền kinh tế lúc đó đang đi vào giai đoạn khủng hoảng năm 1929, để có thể nhanh chóng khôi phục nền kinh tế. Cách đơn giản nhất và nhanh gọn nhất lúc đó mà nước Đức và Hitler chọn là… đi ăn cướp tài nguyên nước khác. Việc bị giới hạn cổng vào cộng với sự chuẩn bị quân bị từ trước của phía Nhật Bản ở thế giới bên kia cổng có thể tạo ra một bước ngoặt hoàn toàn cho một cuộc chiến tranh thế giới nếu nó diễn ra một lần nữa. Vậy là ngay sau khi các chính sách được ban hành, Nhật ngay lập tức triển khai quân tiến về thế giới bên kia cánh cổng, và đây là lúc mà anh chàng nhân vật chính nhà ta bắt đầu.
(còn tiếp)
_____________________________________
Mời các bạn mượn đọc sách Phía Sau Cánh Cổng Bóng Tối Của Hư Không! của tác giả Takumi Yanai.
Download
Phía Sau Cánh Cổng Bóng Tối Của Hư Không
Giới thiệu Phía Sau Cánh Cổng Bóng Tối Của Hư Không Tweet! Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Phía Sau Cánh Cổng Bóng Tối Của Hư Không! của tác giả…