Pháo đài cấm – Jason Rekulak

Pháo đài cấm – Jason Rekulak

Câu chuyện kể về Billy, Alf và Clark là những cậu bé mười bốn tuổi sống ở cuối thập niên 80. Khi mấy câu chàng nhìn thấy tin tức từ gameshow “The Wheel of Fortune” về hình ảnh “lộ hàng” của nữ nghệ sĩ Vanna White có trên trang bìa của tạp chí Playboy, họ đã quyết định phải có bằng được quyển tạp chí này dù ở độ tuổi của mấy cậu này thì không được phép mua loại tạp chí đó. Khi nỗ lực đầu tiên của họ trong việc mua tạp chí thất bại, họ đã nghĩ ra một kế hoạch để đánh cắp nó. Họ có thêm động lực sau khi thu tiền từ các bạn cùng lớp – những cậu chàng mới lớn cũng đang tìm cách xem hình của Vanna White. Kế hoạch đã được triển khai với việc đột nhập vào cửa hàng tiện lợi sau nhiều giờ và điều kiện để thành công đều phụ thuộc vào việc Billy có thu hút được con gái của chủ cửa hàng tên là Mary hay không. Và kỳ ngộ đã xảy ra khi cả hai cô cậu này rất đều đam mê với việc lập trình máy tính. Mary thích một trò chơi do Billy tạo ra và khuyến khích cậu tham gia vào một cuộc thi từ một công ty game uy tín, cùng với đó là sự hỗ trợ của cô nàng. Chính trong thời gian này, Billy thấy mình đang ở ngã tư đường và phải lựa chọn giữa Mary và Vanna White.

“Pháo đài cấm” đã miêu tả xuất sắc sự tò mò cũng như thiếu chín chắn của những cậu bé tuổi teen và sự theo đuổi tiền bạc, sự nổi tiếng và những bức ảnh khỏa thân của phụ nữ. Đó là một câu chuyện thú vị về lòng trung thành với bạn bè, sự bùng nổ của tình yêu đầu đời, những mong muốn tạo ra một cái gì đó của chính mình và sự phấn khích của trí tuệ sáng tạo ở người trẻ. Jason Rekulak gợi lên khoảng thời gian của những năm 80 cực kỳ tốt. Thật đáng ngạc nhiên khi mọi thứ trở nên khác biệt, khi bạn không thể dựa vào internet để biết thông tin, khi chỉ một số người nhất định có lập trình riêng để giao tiếp qua email một cách chậm chạp và khi sự liên lạc chưa phải là một điều dễ dàng trong xã hội. Tôi thực sự rất thích đoạn hội thoại gợi lại những hồi tưởng cùng với nỗi nhớ về thập niên 80. Cảm giác như bản thân đã được đưa trở lại thời của đĩa mềm máy tính và cuộc sống không có mạng xã hội. Tác giả đã hoàn toàn thành công trong việc miêu tả sự tương tác giữa các thanh thiếu niên với các bài học về cuộc sống.

Nếu nhìn nhận những khuyết điểm trong quyển sách này thì có thể thấy tác giả Rekulak không thực sự mang đến cho các nhân vật của mình nhiều chiều sâu hay sự hấp dẫn từ trong tính cách. Mọi thứ khác trong cuốn sách đều khá dễ đoán và các nhân vật cư xử đúng như mình mong đợi. Sẽ không là vấn đề gì to tát nếu như được biết thêm về Alf và Clark nhưng chúng ta chỉ thấy họ hành động như những kẻ ngốc và gây áp lực với Billy. Mary là một nhân vật hấp dẫn mà tôi thực sự rất thích vì cô nàng có cá tính riêng.

Nếu ai đã từng trưởng thành trong thập niên 80 hoặc thích những câu chuyện giải trí về tình bạn tuổi teen và những thách thức của tuổi dậy thì thì hãy xem “Pháo đài cấm” vì đây chắc chắn là một lựa chọn phù hợp cho bạn. Quyển sách đề cập đến hàng loạt thứ khác nhau như nghèo đói, máy tính, trò chơi điện tử, những người bị ruồng bỏ ở trường trung học, những người mọt sách, nhạc New Wave, những người bạn tốt, những cô gái trường Công giáo, và những bộ phim của John Hughes,… Chi tiết yêu thích của mình là Billy hoàn toàn không phải là một thiên tài máy tính. Cậu ấy không phải là một hacker đáng sợ hay một kẻ thua cuộc trong xã hội. Cậu ấy thực tế hơn nhiều. Cậu ta là người đam mê việc tự học hỏi, người đã mắc phải lỗi lập trình và mơ ước làm game để kiếm sống bằng cách biến những câu chuyện trong đầu thành sản phẩm trên màn hình. Rõ ràng tác giả đã xây dựng một cậu bé bình thường và rất gần gũi với bạn đọc.

 

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Câu chuyện kể về Billy, Alf và Clark là những cậu bé mười bốn tuổi sống ở cuối thập niên 80. Khi mấy câu chàng nhìn thấy tin tức từ…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close