Nước Mắt Hồ Ly

Nước Mắt Hồ Ly

[toc]


Giới thiệu ebook

Nước Mắt Hồ Ly


Kho tàng Truyện cổ dân gian là một bộ phận quan trọng hợp thành nền Văn hóa Trung Quốc. Kho tàng này hình thành từ thời cổ đại và tiếp tục phát triển thêm mãi trong các giai đoạn về sau, cho đến tận ngày nay.

Trung Quốc là một đất nước có bề dày về lịch sử Văn hoá, là một trong những chiếc nôi lớn của Văn hoá – Văn minh nhân loại, kho tàng Truyện cổ dân gian là một bộ phận quan trọng hợp thành nền Văn hoá Trung Quốc. Kho tàng này hình thành từ thời cổ đại và tiếp tục phát triển thêm mãi trong các giai đoạn về sau, cho đến tận ngày nay. Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc cách nay 2.500 năm, các học giả đã có ý thức trong việc sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn lại dưới hình thức văn bản. Công việc ấy, lẽ dĩ nhiên được các thế hệ sau tiếp tục, do đó đã bổ xung, trau dồi thêm mãi, để kho tàng này ngày càng trở nên phong phú, sinh động và đồ sộ đến bất ngờ.

Tập Truyện cổ Trung Quốc đang có trong tay các bạn chính là một phần nhỏ trong cái khối đồ sộ của kho tàng Truyện cổ dân gian Trung Quốc. Các bạn có thể tìm thấy ở đây nhiều điều thú vị và bổ ích vì chúng tôi đã cố công tuyển chọn những truyện hay trong kho tàng đồ sộ này thông qua các tài liệu

Truyện Cổ Trung Quốc gồm 3 tập:

  • Nước Mắt Hồ Ly
  • Mở Ra Cánh Cổng Đá!
  • Chàng Mọt Sách
***

Truyện Cổ Trung Quốc Tập 1: Nước Mắt Hồ Ly gồm có:

  • Lỗ Ban Học Nghề
  • Kết Mối Uyên Ương
  • Nàng Tiên
  • Chim Sẻ Say Rượu
  • Nước Mắt Hồ Ly
  • Chàng Trai Biến Thành Rông
  • Sundenphatin Đi Tìm Thuốc Trường Sinh
  • Mặt Trời Và Mặt Trăng
  • Hai Quan Tiền Đồng
  • Nam Kha Thái Thú
  • Chiếc Cầu Mẹ Con
  • Gửi Rề
  • Con Trâu Tài Trí
  • Cô Gái Thông Minh
***
Sông Thanh Thuỷ chảy vòng về phía đông thành một vụng lớn. trong vụng có một dãy nhà đất gọi là Lỗ Gia Loan. Ở đây có một ông già họ Lỗ làm nghề thợ mộc. Ông đã năm mươi tám tuổi, đi học nghề, theo phường từ năm mười tám, tính ra đã làm nghề mộc bốn mươi năm ròng. Ông thợ mộc già cần cù làm lụng suốt đời, dựng được hai dãy nhà đất, một dãy ở phía nam, một dãy ở phía bắc. Tính tình ông cũng hơi kỳ lạ, làm nghề mộc suốt đời mà chẳng nhận qua một học trò. Có ai đến nhận ông làm thầy, xin theo để học nghề, ông đều thoái thác nói rằng: Đi theo tôi thì học được nghề nghiệp gì, anh chẳng xem dãy nhà tôi làm kia đã ngả nghiêng xiêu vẹo, hòm tủ thì méo mó xù xì đó sao. Mọi người đều biết tính tình kỳ quặc của ông, nên ai muốn học nghề cũng chẳng bao giờ đến học ông. Ông thợ mộc già suốt đời chưa vừa ý với tài nghệ của mình. Ông không dạy người khác mà ngay con cái trong nhà ông cũng không dạy. Suốt đời, ông ăn tiêu dè sẻn, tần tiện từng đồng, như vậy cũng đã dành dụm được ba trăm lạng bạc và ba con ngựa tốt, chờ khi các con khôn lớn sẽ chia cho chúng để chúng đi tìm thầy học nghề. Ông thợ mộc già có ba người con trai. Con lớn là Lỗ Thuyên, mười tám tuổi; con thứ hai là Lỗ Tân, mười lăm tuổi; con nhỏ nhất là Lỗ Ban, mười hai tuổi, Lỗ Thuyên và Lỗ Tân đều là những kẻ lười nhác ngồi không ăn sẵn, từ lúc sinh ra cho đến lúc lớn, chiếc rìu đặt nghiêng không biết dựng lại, chiếc búa rơi không biết nhặt lên, cưa đục chẳng bao giờ động tay đến. Cha mẹ đều không thích hai anh lớn. Lỗ Ban từ nhỏ đã cần cù hiếu học, thường theo sát bên cha, giúp cha căng đây, làm các việc vặt, học cách vác rìu, cầm búa, cưa cắt cây gỗ của cha. Một hôm tới bữa ăn trưa, bà mẹ chợt nhớ ra Lỗ Ban đã quá nửa ngày không ở nhà, bà lo lắng vội chạy ra ngoài đi tìm, tìm một hồi lâu mới thấy Lỗ Ban ở trước một ngôi nhà mới, đang ngồi ở một bên, hai tay chống má, ngây ra nhìn mấy người thợ mộc làm cánh cửa. Sáu bảy tuổi Lỗ Ban đã thích cầm rìu cầm cưa, khúc gỗ tròn đã đẽo được thành vuông, tấm gỗ. dày đã cưa thành những phiến mỏng. Đến năm mười tuổi, thì mọi thứ đồ nghề Lỗ Ban đều dùng được cả, chiếc rìu chiếc đục luôn ở trên tay. Lỗ Ban không lúc nào chịu rảnh tay, đóng rất nhiều hòm tủ, ghế con xe nhỏ, xếp đầy trong nhà ngoài hiên như một cửa hàng đồ gỗ nhỏ. Thấy mẹ ngồi trên giường lò kéo sợi rất tốn sức, Lỗ Ban liền lên núi Nam chặt một cây liễu về làm ghế cho mẹ: Mẹ ơi, mẹ hãy ngồi trên ghế này mà kéo sa cho khỏi đau lưng. Thấy giỏ kim chỉ của chị không có chỗ để Lỗ Ban bèn lên núi Bắc chặt một cây du, đóng cho chị một chiếc rương gỗ: Chị ơi, chị hãy đặt giỏ khâu vào đây cho khỏi lẫn kim vương chỉ. Nhưng khi anh cả, anh hai bảo Lỗ Ban làm một chút đồ gỗ gì thì Lỗ Ban nói: Có gỗ, có rìu, tự mình lại không làm được hay sao? Cha mẹ và chị gái rất yêu quý Lỗ Ban. Ba anh em trai mỗi ngày một khôn lớn. Một hôm, người cha gọi con cả đến trước mặt nói: Con ơi, con đã lớn rồi, không thể chỉ dựa vào cha mẹ mà sống.”Nghé lên ba, trai mười tám” đang lúc nhiều sức lực này, con hãy đi học chút nghề nghiệp gì, hay là học nghề mộc đi, nhưng cha không dạy cho con được, cha vụng tay, nghề không giỏi, xưa nay chưa hề nhận một người học trò nào. Con hãy mang theo một trăm lạng bạc, cưỡi con ngựa lên núi Chung Nam tìm học ông tổ nghề mộc đang ẩn cư ở đó! Ông già chớp chớp mắt nhìn Lỗ Thuyên. Quen lười nhác, Lỗ Thuyên nhăn nhó mặt mày chẳng nói chẳng rằng nhận số bạc cưỡi ngựa, lắc lư đi thẳng. Ra khỏi nhà, Lỗ Thuyên nghĩ thầm: “Núi Chung Nam cách đây mười vạn tám nghìn dặm, đi đâu tìm thầy mà chẳng được. Hắn cưỡi ngựa, tìm đông tìm tây ba năm ròng, tiền bạc tiêu hết, ngựa cũng bán, trần trụi quay về nhà. Ông thợ mộc già chẳng nói nửa lời đuổi Lỗ Thuyên ra khỏi nhà. Ông lại gọi Lỗ Tân tới: Con ơi, con cũng đã mười tám rồi. Con hãy mang một trăm lạng bạc, cưỡi con ngựa hay, lên núi Chung Nam tìm thầy mà học! Thế nào cũng đừng có bắt chước như anh con. Ông già chớp chớp mắt nhìn Lỗ Tân. Lỗ Tân ngoác mồm ra khóc thút thít, nhận số bạc rồi uể oải lên ngựa ra đi. Lỗ Tân đi được một đêm một ngày, hỏi thăm thấy nói núi Chung Nam còn cách đây hơn một vạn dặm đường, hắn nản lòng. Mặc ngựa đưa đi lang thang suốt ba năm ròng, tiêu hết số bạc, ngựa cũng bán mất, Lỗ Tân khoác chiếc bao tải quay về. Ông thợ mộc già càng giận dữ, cầm luôn cây gậy bằng gỗ du đánh cho Lỗ Tân một trận rồi đuổi đi. Ông già gọi Lỗ Ban lại, ứa nước mắt, xoa đầu chàng, nói: Con ơi, hai anh con không có chút tương lai gì, cha đã đuổi đi rồi. Niềm mong ước suốt đời của cha lần này đều gửi gắm ở nơi con. Con đừng để cho cõi lòng của cha phải chịu băng giá, chớ có làm như hai anh con… Không chờ cha nói hết, Lỗ Ban đã tiếp lời: Cha ơi, cha cứ yên lòng! Con đã sắp sẵn tiền bạc, sửa soạn ngựa xong xuôi, chỉ chờ cha cho phép là ra đi. Không tìm được thầy, không học được nghề, con quyết không trở về gặp lại cha nữa! Lỗ Ban từ biệt cha mẹ, lên ngựa phi thẳng về phía tây. Ông thợ mộc già nhìn theo hút bóng con, chùi nước mắt, mồm lẩm nhẩm: Chỉ có Lỗ Ban là khá… Lỗ Ban vung roi thúc ngựa, người ngựa mải miết phi nhanh, một ngày đã đi được hơn ba trăm dặm đường. Lỗ Ban đi được mười ngày, vượt qua ba nghìn dặm đường, đã đi tới tận cùng con đường cái lớn quang đãng. Trước mặt là một trái núi lớn. Núi cao dốc đứng, đường quanh co khúc khuỷu mọc đầy gai góc và đá tai mèo. Lỗ Ban buồn rầu gò cương dừng lại. Giữa lúc đó chợt có một ông tiều phu già từ chân núi đi ra. Lỗ Ban nhảy xuống, dắt ngựa bước lên, chấp tay cúi chào: Thưa cụ, núi Chung Nam còn cách đây bao xa? Ông già tiểu phu vuốt râu, chậm rãi nói: Hà, đi thẳng thì còn sáu nghìn dặm, đi đường vòng thì mất một vạn hai nghìn dặm, nếu muốn tìm đường ngắn nhất, thì phải vượt qua được ngọn núi cao này! Lỗ Ban lại hỏi: Thưa cụ, cụ có cách nào giúp cháu vượt qua được trái núi lớn này không? Cụ già lắc đầu: Núi cao như thế này, leo một năm cũng không tới được lưng chừng núi. Lỗ Ban nói: Một năm leo không qua thì leo hai năm, hai năm leo không qua thì leo ba năm, không leo tới đỉnh núi thì có chết cháu cũng không chịu xuống núi Thấy Lỗ Ban nói kiên quyết như vậy, cụ già rất thán phục. Cụ cười nói: Cháu hãy mang theo chiếc dao rừng này của lão để chặt cây phá đá thì có thể leo lên đỉnh núi nhanh chóng được. Lỗ Ban sung sướng vô cùng cúi đầu bái tạ cụ già, nhận dao rồi đi lên núi. Ngọn dao nhẹ phạt trên mặt đất, gai góc và đá nhọn đều sạch quang, Lỗ Ban đã mau chóng leo lên được đỉnh núi. Chàng treo dao vào một cây cổ thụ, nhảy lên lưng ngựa đi thẳng theo con đường lớn về phía tây. Lỗ Ban đi mười ngày nữa, lại vượt được ba nghìn dặm đường, tới chỗ tận cùng con đường cái quang đãng. Trước mặt là một con sông lớn chảy ngang qua. Nước sông xám xịt, ném một hòn đá xuống, hồi lâu vẫn không gợn chút bọt nước. Lỗ Ban buồn rầu gò cương đứng lại. Giữa lúc đó, chợt có một chiếc thuyền con từ bờ bên kia chèo sang, trên thuyền có một anh chài trẻ tuổi. Lỗ Ban xuống, dắt ngựa bước lên, cúi đầu vái chào: Anh ơi, từ đây đến núi Chung Nam còn bao xa nữa. Anh chài giơ tay chỉ: Chà, đi thẳng thì còn ba nghìn dặm, đi đường vòng thì còn sáu nghìn dặm, muốn tìm con đường thuận tiện nhất thì phải vượt qua được dòng sông lớn này. Lỗ Ban hỏi tiếp: Anh ơi, anh có cách gì giúp tôi qua sông không? Anh chài chau mày: Không được đâu! Sông rộng nước sâu, từ xưa tới nay dòng sông này đã dìm chết không biết bao nhiêu người qua đường rồi. Lỗ Ban nói: Không sợ nước sâu trông không thấy đáy, không sợ sông rộng đến tận chân trời. Không vượt qua được dòng sông lớn này thì có chết tôi cũng chẳng chịu quay về. Thấy Lỗ Ban kiên cường như vậy, anh chài cười nói: Thôi chú em, hãy dắt ngựa xuống thuyền đi, tôi sẽ đưa chú qua sông. Lỗ Ban qua sông, lại phi nhanh trên con đường lớn. Lướt gió đuổi theo măt trời mười ngày nữa, ba nghìn dặm đường đã lùi lại phía sau. Lại đi tới chỗ tận cùng con đường lớn. Trước mặt là một dãy núi cao. Lỗ Ban thầm nghĩ: “Dãy núi cao này là núi Chung Nam chăng? ” Đỉnh núi nhấp nhô, hàng nghìn con đường nhỏ khúc khuỷu quanh co. Đi theo đường nào lên núi được? Lỗ Ban lại buồn rầu đứng lại. Giữa lúc đó chàng chợt nhìn thấy ở dưới chân núi có một ngôi nhà nhỏ, trước cửa có một bà cụ đang ngồi xe chỉ. Lỗ Ban liền dắt ngựa đi lên, cúi đầu vái chào: Thưa cụ, núi Chung Nam còn cách đây bao xa nữa? Bà cụ đáp: Đi thẳng thì còn một trăm dặm, đi vòng thì còn ba trăm dặm nữa. Ba trăm ngọn núi, có ba trăm vị thần tiên: cháu muốn tìm vị nào? Nghe nói vậy Lỗ Ban sung sướng vô cùng liền đáp: Cháu muốn tìm vị tổ sư nghề mộc. Chẳng hay phải đi theo đường nào ạ? Bà cụ nói: Chín trăm chín mươi chín con đường nhỏ, con đường chính giữa là đường đi đó! Lỗ Ban luôn miệng cảm tạ, rồi bắt đầu đếm từ phía bên trái bốn trăm chín mươi chín con đường, lại đếm từ phía bên phải bốn trăm chín mươi chín con đường, chàng bước lên con đường nhỏ ở chính giữa, cưỡi ngựa phi thẳng lên núi. Lên tới đỉnh núi, Lỗ Ban chỉ thấy một nóc nhà lồi lõm ẩn hiện dưới rừng cây, lại gần thấy một ngôi nhà nhỏ ba gian. Lỗ Ban khẽ đẩy cửa bước vào, trong nhà rìu mẻ đục cùn bày la liệt trên mặt đất không còn chỗ len chân. Nhìn lên giường, Lỗ Ban thấy có một ông già đầu tóc bạc phơ đang nằm dang chân ra ngủ, tiếng ngáy vang như sấm. Lỗ Ban nghĩ thầm: “Ông cụ này chắc là ông tổ nghề mộc”. Không dám làm kinh động tới giấc ngủ của thầy, Lỗ Ban lẳng lặng thu những rìu cùn cưa mẻ xếp vào trong một chiếc thùng gỗ, rồi ngồi ngay ngắn trên chiếc ghế đài chờ ông cụ tỉnh dậy. Ông già ngủ rất say, trở mình mấy lần rồi mà vẫn chưa thức giấc. Cho tận tới lúc mặt trời gác núi, ông già mới mở mắt ngồi dậy. Lỗ Ban bước lên, quỳ ngay xuống nền nhà nói: Thưa thầy, kẻ học trò này hôm nay đến bái yết thầy, cầu mong thầy thu nhận, dạy nghề cho. Cụ già hỏi: Ngươi tên là gì? Từ đâu tới? Lỗ Ban đáp: Con là Lỗ Ban, từ Lỗ Gia Loan, cách đây ngoài vạn dặm tới. Cụ già lại hỏi: Đi học nghề, tại sao lại tìm đến ta? Lỗ Ban trả lời rành rọt: Vì thầy là ông tổ của nghề mộc. Cụ già ngừng một lát rồi nói: Ta phải hỏi ngươi một chút đã, nếu trả lời đúng ta sẽ thu nhận, nếu trả lời không đúng thì đừng trách ta không nhận, đến như thế nào thì cứ như thế ấy mà trở về. Lỗ Ban giật mình: Nếu hôm nay: con trả lời không được, xin thầy để cho ngày mai. Hôm nào trả lời được xin thầy thu nhận cho vào học từ hôm ấy. có mấy cột cái, có mấy cột quân, có mấy hàng rui, có mấy hàng mè? Lỗ Ban trả lời ngay: Một ngôi nhà ba gian bình thường có ba cột cái, có ba cột quân, lớn nhỏ có hai mươi hàng rui, một trăm hàng mè. Từ khi lên năm con đã đếm kỹ. Cụ già khẽ gật đầu, hỏi tiếp: Cùng một môn học, có người học ba tháng đã xong, có người phải học ba năm mới biết; vậy ba tháng và ba năm bắt nguồn từ ở đâu? Lỗ Ban nghĩ một lát rồi đáp: -Ba tháng học xong nghề, bắt nguồn từ con mắt; ba năm học xong nghề, bắt nguồn từ lòng mình. Cụ già khẽ gât đầu, hải tiếp câu thứ ba: Một người thợ mộc dạy nghề cho hai học trò. Học trò lớn múa rìu một cái đã thu về được hàng núi bạc, học trò thứ hai múa rìu một cái đã khắc được tên mình trong lòng người. Nếu ngươi học xong nghề, sẽ đi theo người nào? Lỗ Ban trả lời ngay: Con sẽ đi theo người thứ hai! Cụ già thôi không hỏi nữa, cụ nói: Thôi được, ngươi đã trả lời đúng, ta sẽ nhận làm học trò. Nhưng có việc này là muốn học nghề của ta thì phải dùng được “đồ nghề” của ta. Những đồ dùng đó đã năm trăm năm nay chưa đổi, ngươi hãy mang đi sửa chữa. Lỗ Ban đứng dậy, xách chiếc hòm gỗ đựng đồ nghề đặt xuống bên một hòn đá mài, lấy từng thứ ra. Lúc này chàng mới nhìn kỹ: lưỡi rìu đã mẻ, lưỡi cưa cùn không còn một răng nào, hai chiếc đục thì vừa cong vừa cùn hoen rỉ hết cả. Lỗ Ban không chút ngại ngần, xắn tay áo, bắt đầu mài. Chàng mài ngày, mài đêm, mài cho tới lúc hai cánh tay tê đại, hai bàn tay sưng phồng, hòn đá mài vừa dày vừa cao giờ đã mài lõm xuống như hình mặt trăng lưỡi liểm. Lỗ Ban mài luôn bảy ngày bảy đêm, lưỡi rìu đã sắc, răng cưa đã nhọn, đục đã hết hoen ri, mọi thứ “đồ nghề” đều đã mài sắc bén sáng loáng. Lỗ Ban đem từng thứ đưa cho cụ già xem. Cụ già chỉ khẽ gật đầu chẳng nói một lời được hay không được. Sau cùng cụ già nói: Để thử xem lưỡi cưa mài như thế nào, ngươi hãy ra cưa cho đổ cây cổ thụ mọc ở phía cửa. Cây này sống đã tròn năm trăm năm rồi. Lỗ Ban vác cưa ra gốc cây cổ thụ. Thân cây lớn hai người ôm không xuể, ngọn cây cao vút tưởng như chạm tới trời xanh. Lỗ Ban ngồi dưới gốc cây bắt đầu cưa. Chàng cưa vừa đúng mười hai ngày mười hai đêm, mới cưa đổ được cây cổ thụ. Lỗ Ban mang cưa vào gặp cụ già. Cụ già lại nói: Để thử xem lưỡi rìu mài như thế nào, ngươi hãy đem rìu ra đẽo cây gỗ này cho thành một chiếc xà lớn. Phải đẽo cho nhẵn nhụi không còn một vết xơ và tròn như trăng đêm rằm. Lỗ Ban quay mình mang rìu đi ra. Rìu vung lên chặt cụt các cành, bóc hết lớp vỏ cây. Đẽo gọt vừa đúng mười hai ngày mười hai đêm mới xong được chiếc xà lớn, Lỗ Ban mang rìu vào gặp ông cụ. Ông cụ lại nói: Chưa xong, để thử xem lưỡi đục mài như thế nào, ngươi hãy đem đục ra đục chiếc xà lớn thành hai nghìn bốn trăm lỗ: sáu trăm lỗ vuông, sáu trăm lỗ tròn, sáu trăm lỗ ba cạnh, sáu trăm lỗ hình thoi. Lỗ Ban mang đục ra đục luôn. Vụn gỗ bay tả tơi, chàng càng đục càng thấy khoẻ ra. Đục vừa đúng mười hai ngày mười hai đêm, hai nghìn bốn trăm lỗ đục đã làm xong, Lỗ Ban mang đục vào gặp cụ già. Cụ già cất tiếng cười sung sướng, bước vội khỏi ghế, đón chiếc đục trong tay Lỗ Ban, lau mồ hôi trên mặt chàng rồi nói: Con yêu quý, không có gi làm con ngã lòng được! Ta sẽ đem tất cả nghề ta ra truyền dạy cho con! Nói đoạn cụ dẫn Lỗ Ban tới gian phòng phía tây. Vừa bước vào, Lỗ Ban đã hoa cả mắt, phải mở to ra nhìn. Trong gian phòng này bày không biết bao nhiêu là hình mẫu, trong đó có đủ các loại nhà gác nhà lầu, cầu, tháp, bàn ghế, hòm tủ, cái nào cũng làm rất tinh vi. Cụ già cười nói: Con hãy tháo từng chiếc ra rồi lắp vào, mỗi hình mẫu tháo ra một lần lắp lại một lần. Tháo lắp thành thạo là nghề con cũng giỏi. Con hãy chuyên tâm mà học, ta chẳng nói nhiều. Lỗ Ban cầm hình mẫu, lật đi lật lại xem xét, đặt ở trên tay chắng muốn buông rời. Thầy bảo tháo lắp một lần, Lỗ Ban tháo lắp tới ba lần. Ngày ngày chỉ thấy chàng vào trong phòng mà không thấy ra. Cơm để nguội cũng chẳng buồn ăn, tay chân mỏi rã rời cũng chẳng muốn nghỉ ngơi. Ngày ngày trước khi đi ngủ, cụ già đến thăm thì thấy Lỗ Ban vẫn ngồi tháo lắp trong phòng. Khi ngủ dậy, cụ đến thăm thì thấy Lỗ Ban hãy còn ngồi tháo lắp ở đó. Khi cụ già giục Lỗ Ban đi ngủ, chàng chỉ “dạ dạ…” nhưng tay vẫn nắm các hình mẫu không buông. Cứ như vậy, Lỗ Ban đã kiên trì “trong suốt ba năm học được thành tài. Thầy dạy muốn thử xem chàng học như thế nào, liền đem huỷ tất cả các hình mẫu, nhưng Lỗ Ban nhờ vào trí bền bỉ của mình, đã lần lượt dựng lại được tất cả các hình mẫu. Cụ già lại đưa ra nhiều kiểu mới cho Lỗ Ban làm. Chàng chăm chú suy nghĩ một lát rồi rất nhanh chóng dựng nên các hình mẫu mới theo ý muốn của cụ già. Cụ già rất vừa ý. Một hôm cụ già gọi Lỗ Ban tới, lưu luyến nói với chàng: Con thân yêu, ba năm đã qua, nghề con cũng đã học thành tài, hôm nay con phải xuống núi thôi. Lỗ Ban thấy lạnh hẳn một bên lòng: Thưa thầy, con chưa học thành nghề, xin thầy cho con học thêm ba năm nữa! Cụ già cười: Sau này con hãy tự học lấy, hôm nay thế nào con cũng phải xuống núi thôi. Học trò sắp ra đi, thầy biết cho cái gì đây? Cụ già nghĩ một lát rồi nói: Thôi được, rìu cưa đục con đã mài, ta đem tặng cho con mang theo mà dùng. Lỗ Ban ngồi lặng đi, nhìn thầy mà khóc: Đứa học trò nghèo khổ này không biết lấy gì để lại tặng thầy… Cụ già cười khanh khách: Ta không lấy gì của con cả, chỉ mong con đừng làm mất thanh danh của thầy là được rồi. Lỗ Ban rưng rưng nước mắt, bái biệt thầy, xuống núi. Trên đường trở về, Lỗ Ban không tìm thấy bà cụ già chỉ đường, không gặp anh chài đưa chàng qua sông, không thấy ông già tiều phu cho chàng mượn dao vượt núi. Để đền đáp ân tình của họ, Lỗ Ban liền dựng một tòa miếu lớn ở dưới chân núi Chung Nam, bắc một chiếc cầu lớn qua sông rộng, xây một chiếc tháp lớn trên ngọn núi cao lần đầu tiên vượt qua. Truyền rằng những công trình xây dựng này ngày nay vẫn còn. Lỗ Ban về nhà, gặp lại cha mẹ. Chàng nhớ lời dặn của thầy, mang những đồ dùng của thầy cho, đi làm nhiều việc có ích cho nhân dân, còn lưu lại những câu chuyện rất cảm động. Sau này, mọi người tôn thờ Lỗ Ban làm ông tổ của nghề mộc.
 

Mời các bạn đón đọc Truyện Cổ Trung Quốc Tập 1: Nước Mắt Hồ Ly của tác giả Khuyết Danh.

Download ebook

Nước Mắt Hồ Ly


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Nước Mắt Hồ Ly Tweet! Kho tàng Truyện cổ dân gian là một bộ phận quan trọng hợp thành nền Văn hóa Trung Quốc. Kho tàng…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose