Nói Sao Cho Trẻ Chịu Học Ở Nhà Và Ở Trường

Nói Sao Cho Trẻ Chịu Học Ở Nhà Và Ở Trường

[toc]


Giới thiệu ebook

Nói Sao Cho Trẻ Chịu Học Ở Nhà Và Ở Trường


Khi bắt đầu viết quyển sách này, chúng tôi đã nhất trí sẽ tạo ra một nhân vật tên là Liz Lander làm người phát ngôn chung cho tất cả. Cô ấy là một giáo viên trẻ – cũng giống như chúng tôi ngày trước – và những nỗ lực, trăn trở của cô ấy với học sinh chính là tấm gương phản ánh một cách chân thực những cố gắng mà chúng tôi từng thể hiện. Cô ấy chính là nhân vật “Tôi” do chúng tôi tạo ra.

Quyển sách này được ươm mầm từ khi chúng tôi còn là những bà mẹ trẻ đi tham dự những buổi sinh hoạt dành cho phụ huynh do nhà tâm lý học trẻ em – tiến sĩ Haim Ginott phụ trách. Sau mỗi buổi sinh hoạt, trên đường lái xe về nhà, chúng tôi thường cùng suy ngẫm về sức mạnh của những kỹ năng giao tiếp mới vừa học được, rồi ngậm ngùi vỡ lẽ ra: kể từ ngày đầu theo đuổi nghiệp dạy dỗ tới giờ, mình chưa hề biết gì về những kỹ năng ấy, trong khi một người là giáo viên phổ thông ở New York City, còn người kia dạy học tại cộng đồng dân cư ở Manhattan.

Khi đó, chúng tôi không hề hình dung trước được những kinh nghiệm ban đầu ấy rồi sẽ phát triển thành những gì. Hai thập niên sau, những quyển sách mà chúng tôi viết cho các bậc phụ huynh đã vượt qua mốc hai triệu bản và được dịch ra trên mười thứ tiếng. Những bài diễn thuyết của chúng tôi tại tất cả các bang của Mỹ, và hầu hết các tỉnh thành của Canada đều thu hút được đông đảo khán thính giả và được họ nhiệt liệt hưởng ứng. Trên năm mươi ngàn nhóm hoạt động xã hội tại những vùng đất xa xôi, ở tận Nicaragua, Kenya, Malaysia và New Zealand đã sử dụng những băng nghe nhìn là nội dung những hội thảo của chúng tôi trong các hoạt động của họ. Và trong suốt quãng thời gian hai mươi năm qua, chúng tôi luôn nhận được những phản hồi từ các giáo viên về những thay đổi đạt được trong lớp học, sau khi họ tham dự những khóa học, nghe diễn thuyết, hay đọc sách của chúng tôi. Và điều tất yếu xảy đến là, các giáo viên luôn thúc giục chúng tôi viết một quyển sách tương tự cho ngành của họ.

Một giáo viên ở Troy, Michigan, đã viết:

Sau hơn hai mươi năm kinh nghiệm giáo dục trẻ hư và trẻ có nguy cơ hư hỏng, tôi thực sự kinh ngạc về những kỹ năng mà mình đã rút ra được từ những quyển sách mà quý vị viết cho các bậc cha mẹ… Hiện tại, trong quận mà tôi làm chuyên gia cố vấn sư phạm [1] đang thiết kế một nội quy kỷ luật mới cho các trường học. Tôi tin chắc rằng các cách xử lý tình huống trong quyển sách của quý vị sẽ là cốt lõi, là nền tảng cho nội quy mới này. Không biết quý vị có nghĩ đến việc viết sách dành riêng cho các giáo viên không?

Một người làm công tác xã hội học đường ở Florissant, Missouri, viết:

Mới đây tôi đã giới thiệu chương trình hội thảo How To Talk So Kids Will Listen [2] của các vị cho phụ huynh trong địa hạt do tôi phụ trách. Có một bà mẹ, đồng thời cũng là một giáo viên, bắt đầu áp dụng những kỹ năng mới vào lớp học của mình và nhận thấy những hành vi không tốt của học sinh đã giảm hẳn. Những thay đổi trong lớp học của giáo viên ấy lập tức gây ấn tượng với bà hiệu trưởng, bởi vì lâu nay bà rất lo ngại về sự gia tăng hình phạt đòn roi, cũng như tình trạng bị đuổi học ở trường mình. Và bà đã mời tôi tổ chức hội thảo cho toàn thể các giáo viên trong trường của bà.

Kết quả thật đáng khích lệ. “Nhu cầu” về hình phạt đòn roi đã giảm hẳn. Rồi việc học sinh nghỉ học cũng bớt đi, trong khi lòng tự trọng của các em được tăng lên, hầu như lan khắp toàn trường.

Một người sống ở New York City viết:

Tôi vô cùng lo sợ về việc càng ngày càng có nhiều trẻ em mang dao và súng tới trường. Tôi không tin việc tăng cường nhân viên an ninh và máy dò tìm kim loại sẽ có hiệu quả, tuy nhiên, cách giao tiếp tốt hơn có lẽ sẽ cải thiện được tình hình này. Có lẽ, nếu các giáo viên biết được những kỹ năng mà quý vị đã viết, ắt hẳn họ họ sẽ được trang bị tốt hơn để giúp những đứa trẻ nóng nảy biết cách xử lý cơn giận của chúng theo những cách không cần dùng đến bạo lực. Quý vị có nghĩ đến việc viết sách dành cho các giáo viên, cha mẹ, hiệu trưởng, trợ giảng, tài xế xe buýt trường học và thư ký ở trường không?

Tuy hiểu được những lời đề nghị đó là cần thiết, nhưng chúng tôi phải thừa nhận rằng mình không đảm nhận trách nhiệm viết sách cho giáo viên. Vả lại, hiện giờ, chúng tôi không còn “chiến đấu” chung với họ trên “mặt trận giáo dục” nữa.

Thế rồi có một cú điện thoại định mệnh do hai cô giáo Rosalyn Templeton và Lisa Nyberg gọi tới. Lisa đang dạy lớp ba và lớp bốn tại trường tiểu học Brattain ở Spring, bang Oregon. Rosalyn đang tham gia đào tạo những giáo viên tương lai ở đại học Bradley, Peoria, bang Illinois. Cả hai người đều bày tỏ mối lo lắng trước những biện pháp trừng phạt và cưỡng chế được áp dụng thường xuyên trong các trường học để uốn nắn hành vi của trẻ. Họ bảo rằng đã từ lâu lắm rồi, họ vẫn tìm kiếm những tài liệu đề xuất cho giáo viên những phương pháp mới, nhằm giúp học sinh tự giác kỷ luật hơn và biết tự giải quyết vấn đề của chúng hơn.

Khi tình cờ đọc được quyển How To Talk So Kids Will Listen and Listen So Kids Will Talk [3] , họ biết rằng họ đã thấy được những gì vẫn tìm kiếm lâu nay, và họ xin phép được dựa trên quyển sách của chúng tôi để viết một bản khác gần giống như vậy, dành cho giáo viên.

Càng nói chuyện chúng tôi càng nhận thấy rằng kinh nghiệm mà họ tích lũy được thật rộng và phổ quát. Cả hai đều từng dạy học ở thành thị, ngoại ô, nông thôn; đều có học vị tiến sĩ về giáo dục; và đều từng được mời chủ trì những hội thảo giáo viên. Bỗng nhiên, đề án mà chúng tôi còn lưỡng lự một thời gian dài bỗng trở nên khả thi. Ngoài những kinh nghiệm trực tiếp đứng lớp và các tài liệu thu thập được từ những giáo viên khác trong suốt hơn hai mươi năm qua, nay còn có thêm sự đóng góp quý báu của hai người làm công tác giáo dục này, chúng tôi biết rằng không gì có thể khiến chúng tôi chùn bước được nữa.

Mùa hè năm đó, Rosalyn và Lisa tới gặp chúng tôi. Ngay từ đầu, tất cả đã rất ăn ý với nhau. Sau khi bàn bạc, chúng tôi nhất trí rằng thay vì đưa ra những lời thuyết giáo khô khan, quyển sách này sẽ đóng vai trò như một người kể chuyện – đứng trên quan điểm của một cô giáo trẻ đang nhiệt tình tìm kiếm những cách tốt nhất để dạy dỗ học sinh của mình. Kinh nghiệm của cô ấy sẽ là sự tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm của tất cả chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm cho lời kể ấy đáng tin cậy hơn bằng những yếu tố mà chúng tôi đã dùng trong các tác phẩm trước. Đó là những mẩu truyện tranh nhỏ, những phần ghi nhớ, hỏi đáp, cùng những câu chuyện minh họa.

Nhưng càng trao đổi với nhau, chúng tôi càng nghiệm ra, nếu muốn nêu toàn bộ những việc nên làm nhằm giáo dục một đứa trẻ, chúng tôi cần phải nhìn xa hơn phạm vi lớp học, phải chú ý nhiều tới những “người thầy” đầu tiên và mãi mãi trong cuộc đời đứa trẻ ấy – chính là cha mẹ nó. Bất kể điều gì xảy ra ở trường từ chín giờ sáng cho tới ba giờ chiều cũng đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những gì đã diễn ra trước và sau quãng thời gian ấy, tức là lúc trẻ ở cùng với cha mẹ chúng. Dù cả cha mẹ lẫn giáo viên có tích cực đến đâu đi chăng nữa mà không có những công cụ giúp họ thực hiện những dự định tốt đẹp của mình, thì đứa trẻ vẫn có thể hư như thường.

Các bậc cha mẹ và giáo viên cần phải biết kết hợp quyền lực với việc làm gương. Họ cần ghi nhớ sự trái ngược hoàn toàn giữa lời nói làm tiêu tan hi vọng với lời động viên, khuyến khích; giữa lời nói mời gọi sự hợp tác hay kích động sự chống đối của trẻ; giữa lời nói làm cho trẻ không thể suy nghĩ hay tập trung với lời nói khơi gợi và giải phóng khao khát học hỏi tự nhiên của trẻ.

Bất giác, chúng tôi cảm thấy trách nhiệm của mình đối với thế hệ trẻ ngày nay thật nặng nề. Trước kia, chưa khi nào giới trẻ lại có thể xem nhiều hình ảnh tội ác dã man trên phim, trên các phương tiện truyền thông đại chúng như bây giờ. Trước kia, bọn trẻ chẳng bao giờ phải chứng kiến nhiều hình ảnh tuyên truyền trần trụi về những kiểu giải quyết vấn đề bằng cách đánh nhau, ném bom hoặc xả đạn. Chưa khi nào nhu cầu cung cấp cho con em chúng ta một khuôn mẫu sống động về việc giao tiếp trung thực và tôn trọng lẫn nhau lại cấp thiết như lúc này. Đó là cách bảo vệ tốt nhất mà ta có thể trang bị cho trẻ, nhằm chống lại những cơn bột phát muốn bạo hành của chúng. Gặp những trường hợp muốn nổi điên, thay vì đi tìm gậy gộc dao búa, trẻ có thể vận dụng những lời lẽ mà những người quan trọng trong cuộc đời chúng đã từng nói với chúng trước đây.

Với tất cả những lí do đó, đề án về quyển sách này đã được đặt lên “bệ phóng”. Ba năm trời với biết bao bản thảo nháp, cuối cùng chúng tôi đã có được bản thảo cuối cùng trong tay. Khỏi cần nói cũng biết tất cả chúng tôi đã hài lòng và vui mừng đến mức nào. Chúng tôi đặt một cái tựa rất rõ ràng: Nói Sao Cho Trẻ Chịu Học Ở Nhà và Ở Trường . Chúng tôi đã nêu ra những ví dụ cụ thể về thái độ và ngôn ngữ của quy trình học này. Chúng tôi cũng trình bày cách tạo ra một môi trường cảm xúc, khiến cho trẻ cảm thấy an toàn để mở lòng ra trước những cái mới lạ. Chúng tôi nêu bật lên cách làm sao cho trẻ dám chịu trách nhiệm và rèn luyện tính tự giác. Đồng thời, chúng tôi cũng chia sẻ nhiều phương pháp nhằm động viên, khích lệ trẻ tin rằng chúng là ai và chúng sẽ trở thành người như thế nào.

Mong mỏi lớn nhất của chúng tôi là những ý kiến trong quyển sách này sẽ giúp bạn khơi nguồn sáng tạo, trao quyền cho những đứa trẻ yêu quý nhất đời bạn.

Mời các bạn đón đọc Nói Sao Cho Trẻ Chịu Học Ở Nhà Và Ở Trường của tác giả Adele Faber & Elaine Mazlish.

Download ebook

Nói Sao Cho Trẻ Chịu Học Ở Nhà Và Ở Trường


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Nói Sao Cho Trẻ Chịu Học Ở Nhà Và Ở Trường Tweet! Khi bắt đầu viết quyển sách này, chúng tôi đã nhất trí sẽ tạo…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose