Niên Lịch Miền Gió Cát Ebook Pdf – Epub – Azw3 – Mobi

Niên Lịch Miền Gió Cát Ebook Pdf – Epub – Azw3 – Mobi


Giới thiệu

Niên Lịch Miền Gió Cát




Niên Lịch Miền Gió Cát như một sự tổng hòa giữa lịch sử tự nhiên, nghệ thuật miêu tả phong cảnh bằng ngôn từ và cả triết học. Bằng việc ghi chép lại những thay đổi của sinh vật tại khu trang trại ở Wisconsin, Leopold đã khéo léo mô tả vẻ đẹp thiên nhiên, mối liên hệ giữa từng sinh vật với cả hệ sinh thái. Những bài viết này không chỉ thể hiện sự quan sát, khảo cứu và kiến văn của Leopold về địa chất – sinh thái, mà còn thể hiện rõ quan điểm của ông về đạo đức đất đai: Một hành động là đúng đắn khi nó hướng tới việc bảo tồn được tính toàn vẹn, ổn định và vẻ đẹp của cộng đồng sinh vật. Hành động đó là sai nếu không bảo tồn được những điều vừa nói…

Năm 1990, Hiệp hội Nghiên cứu Tự nhiên Mỹ đã bầu chọn Niên Lịch Miền Gió Cát cùng với Mùa xuân vắng lặng (Silent Spring) của Rachel Carson là hai cuốn sách đáng trân trọng và đáng chú ý nhất về chủ đề môi trường trong thế kỷ 20.

Đã một thế kỷ trôi qua kể từ khi Darwin vén màn bí mật về nguồn gốc muôn loài. Chúng ta giờ đây đã biết những điều mà các thế hệ đi trước không hề hay biết: con người chỉ là những người bạn đồng hành cùng các loài vật khác trong chuyến phiêu lưu tiến hóa. Nhận thức mới này đáng lẽ giờ đây đã phải khiến chúng ta có một tình anh em khăng khít với các sinh vật khác, một mong ước được sống và cùng sống, một tâm thế ngưỡng mộ trước sự đường bệ và chiều dài tiến hóa của cả cộng đồng sinh thể.

Và trên hết, sau một thế kỷ, chúng ta đáng lẽ đã phải nhận ra rằng, mặc dù con người giờ đây đã trở thành thuyền trưởng lèo lái con tàu phiêu lưu này nhưng chúng ta không phải là hành khách duy nhất, và những lầm tưởng về vị thế của chúng ta đều bắt nguồn từ sự mông lung ngu muội.

***

“Một trong những tác phẩm cực kỳ quan trọng và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào môi trường.”

— The Boston Globe

“Cuốn sách có thể được đặt trên cùng kệ với các tác phẩm của Thoreau và John Muir.”

— The San Francisco Chronicle

***

ALDO LEOPOLD (1887-1948) là nhà khoa học, nhà địa chất học, nhà triết học và nhà môi trường học người Mỹ. Tên tuổi của ông có tầm ảnh hưởng lớn đối với lịch sử phát triển của lĩnh vực đạo đức môi trường, đặc biệt trong phong trào bảo tồn thiên nhiên hoang dã.

Ông là giáo sư tại Đại học Wisconsin và nổi tiếng với tác phẩm Niên lịch miền gió cát – cuốn sách đã bán được hơn hai triệu bản.

***

LỜI TỰA

Trong cuộc sống, những gì thuộc về tự nhiên có thể không cần thiết với người này, nhưng lại hoàn toàn thiết yếu cho sự tồn tại của người khác. Những tiểu luận này chia sẻ niềm hân hoan cũng như nỗi trăn trở của một kẻ không thể sống thiếu thiên nhiên.

Như gió và hoàng hôn, chúng ta luôn coi những gì hoang dã là nghiễm nhiên có được trong tay, cho đến ngày công cuộc phát triển dẹp bỏ chúng đi. Giờ đây, chúng ta phải đối diện với câu hỏi rằng liệu một mức sống “ngày càng cao” có đáng để đánh đổi những điều tự do và hoang dã hay không. Với nhóm thiểu số chúng tôi, cơ hội ngắm nhìn một đàn ngỗng còn quan trọng hơn xem ti-vi, và việc tìm thấy một bông hoa đồng nội là một quyền lợi không thể chối cãi như quyền tự do ngôn luận vậy.

Những thứ hoang dã này, tôi công nhận, chứa đựng rất ít giá trị con người cho tới khi máy móc cơ giới đảm bảo cho chúng ta bữa ăn sáng thịnh soạn, và cho tới khi khoa học bóc tách mổ xẻ câu chuyện về nguồn gốc cũng như cách sống của chúng.

Mâu thuẫn giữa hai phe đa số và thiểu số vì thế tóm gọn lại trong câu hỏi về mức độ. Nhóm thiểu số chúng tôi nhận thấy một quy luật: giá trị nhận lại đang ngày càng giảm, còn nhóm đối kháng với chúng tôi thì không.

დღდ

Chúng ta luôn phải học cách liệu cơm gắp mắm. Những bài viết được gộp thành ba phần này là nỗ lực thực hiện điều đó của tôi.

Phần I kể về những gì gia đình tôi thấy và làm trong những buổi cuối tuần đi trốn khỏi thế giới hiện đại ngột ngạt bủa vây, khi chúng tôi lánh tới “túp lều”. Tại trang trại trên miền gió cát này ở Wisconsin, mới đầu là một nơi xập xệ bị xã hội quên lãng, chúng tôi đã cố gắng gầy dựng lại, với xẻng và cưa, những gì chúng tôi đã đánh mất ở các nơi khác. Chính tại nơi đây chúng tôi tìm kiếm, đến giờ vẫn tìm, nguồn lương thực từ Chúa trời.

Những bài viết này được sắp xếp theo tháng thành một “Niên lịch Miền gió cát”.

Phần II, “Những phác họa đó đây”, hồi tưởng lại những trải nghiệm trong đời đã khiến tôi dần dần nhận ra một cách chua xót rằng xã hội của chúng ta đang ngày càng đi lệch quỹ đạo. Những hành trình trải rộng khắp châu lục qua bốn mươi năm này đại diện cho các vấn đề nằm cùng dưới một cái nhãn mang tên bảo tồn.

Phần III, “Buổi yến tiệc”, bày biện theo trình tự lô-gích một vài ý tưởng mà nhóm thiểu số chúng tôi dùng để minh chứng cho ý kiến bất đồng của mình. Chỉ có những người đọc với sự đồng cảm sâu sắc mới muốn thử thách mình bằng những câu hỏi triết lý ở phần III. Tôi nghĩ rằng những bài viết trong phần này sẽ gợi dẫn cho chúng ta cách để đưa xã hội quay trở về quỹ đạo.

დღდ

Việc bảo tồn đang không đi đến đâu vì nó không ăn nhập gì với khái niệm của chúng ta về đất đai từ thời ông tổ Abraham. Chúng ta lạm dụng đất đai vì chúng ta coi nó như một thứ của cải thuộc về mình, chỉ khi nào chúng ta nhìn nhận đất đai như một phần cộng đồng chúng ta thuộc về, khi đó chúng ta mới có thể bắt đầu sử dụng nó một cách yêu thương trân trọng. Sẽ không có cách nào khác để đất đai tiếp tục chịu đựng ảnh hưởng của xã hội cơ giới hóa, hay để chúng ta tiếp tục gặt hái những mùa màng bội thu và giá trị văn hóa từ đất đai.

Việc coi đất đai như một tổ hợp cộng đồng là một khái niệm cơ bản trong sinh thái học, nhưng việc coi đất đai như một thứ để yêu thương trân trọng lại là phần mở rộng của đạo đức. Sự thật rằng đất đai hàm ẩn các giá trị văn hóa là một sự thật lâu đời, nhưng gần đây hầu như đã rơi vào quên lãng.

Các tiểu luận sau đây sẽ cố gắng khơi lại ba suy niệm trên.

Cách hiểu như vậy về đất và người hẳn nhiên phụ thuộc rất nhiều vào lớp lang trải nghiệm và định kiến cá nhân. Nhưng dẫu cho sự thật nằm ở đâu thì ta cũng nhận thấy một điều hiển nhiên, rằng xã hội ngày càng “phồn vinh” của chúng ta giờ đây chẳng khác gì một kẻ mắc bệnh tưởng, ám ảnh về sức khỏe kinh tế của mình đến độ hoàn toàn mất đi khả năng đề kháng. Cả thế giới phát cuồng lên sản xuất bồn tắm hàng loạt đến độ chúng ta mất đi thế cân bằng để sản xuất, hay thậm chí là để tắt vòi nước. Giờ đây, không có điều gì đáng tuyên dương hơn là một chút khinh thường gờn gợn với những núi vật chất ngồn ngộn này.

Có lẽ sự thay đổi trong hệ giá trị đó có thể đạt được nếu chúng ta nhìn nhận lại những gì phi tự nhiên, đã thuần hóa và trói buộc qua lăng kính của những gì tự nhiên, hoang dã và tự do.

ALDO LEOPOLD

Madison, Wisconsin

Ngày 4 tháng Ba năm 1948

Mời các bạn đón đọc Niên Lịch Miền Gió Cát của tác giả Aldo Leopold & Dương Mạnh Hùng (dịch).

Download

Niên Lịch Miền Gió Cát


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Niên Lịch Miền Gió Cát Tweet! Niên Lịch Miền Gió Cát như một sự tổng hòa giữa lịch sử tự nhiên, nghệ thuật miêu tả phong cảnh bằng ngôn…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close