Những Gian Thần Trong Triều Đại Trung Hoa

Những Gian Thần Trong Triều Đại Trung Hoa

Giới thiệu

Những Gian Thần Trong Triều Đại Trung Hoa


Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Những Gian Thần Trong Triều Đại Trung Hoa của Nhiều Tác Giả.

Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt, bạch thiết vô cô trù nịnh thần”. Đó là câu thơ của người xưa vịnh mộ Nhạc Phi ở Tây Hồ Hàng Châu. Anh hùng dân tộc Nhạc Phi chói lọi ngàn thu như núi Ngô xanh mãi, như bích thuỷ chảy mãi, thế mà lại dùng gang để đúc tượng vợ chồng Tần Cối để vĩnh viễn quì trước phần mộ của Nhạc Phi, đời đời kiếp kiếp bị loài người phỉ nhổ.
Trong lịch sử Trung Quốc có hàng ngàn vạn trung thần, gian thần mà Tần Cối là một đại danh từ Hán gian thì rõ ràng hắn là tiêu biểu của gian thần.
Hơn 800 năm nay, những bãi nước bọt của nhân dân nhổ vào hắn, đó là búa dìu nghiêm khắc.
Quyển sách này giới thiệu mấy chục tên gian thần, tuy mới chỉ là “Một nhúm nhỏ “. Song chúng cũng đã từng đem lại cho nhân dân cả nước những tai hoạ trầm trọng. Mặc dù sóng nước Trường Giang không ngừng chảy xiết, sóng Hoàng Hà dữ dội đã phủ bằng những vết thương lịch sử từ lâu, song là con cháu của Viêm Hoàng, chẳng lẽ vết sẹo lành là quên đau hay sao? Từ mặt trái, gian thần cũng để lại cho thế nhân những bài học kinh nghiệm đáng được nghiêm túc tổng kết.
Gian thần trên sân khấu thì chỉ bôi mặt cho trắng xoá, hễ ra sân khấu thì dù có là trẻ con cũng nhận ra ngay. Nhưng là một nhân vật lịch sử thật sự thì không một tên gian thần nào lại giản đơn đến nỗi người ta nhìn một cái là nhận ra ngay. Hoàn toàn ngược lại, đại gian đại ác thì bề ngoài lại đại trung đại hiếu. Ta thử lấy đời nhà Tống mà xem, như bọn Sát Kinh (1047 – 1126) , Tần Cối (1090 – 1155) chẳng hạn, có tên nào là không luôn mồm nói cái gọi là “Thi Vân Tử viết “, “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ“. Bọn chúng rất thích được nghe những lời ca tụng, được tán dương là tấm gương Chu Lễ, là hoá thân của Trung, Hiếu. Khi Sát Kinh tổ chức sinh nhật, Chu Bang Nhan (1056- 1121) đã tặng bài thơ, trong đó có hai câu: “Hoa hành vũ cống sơn xuyên nội, nhân tại Chu Công lễ lạc trung”. Sát Kinh liền reo lên: “Đại hỉ, tức dĩ bí thư thiếu giám Triệu, hựu phúc tiến chi thượng điện“ (Vương Minh Thanh:
“Huy chủ dư thoại“ Quyển 1). Chính ra Chu Bang Nhan là người rất không hài lòng vì “Hơn 30 năm chìm nổi ở huyện châu“, từ đó bước vào mây xanh.
Lại như Trương Bang Xương (? – 1127) một tên Hán gian cuối đời Bắc Tống, có một câu chuyện rất nực cười là ông ta đã từng giữ các chức Lễ bộ trì lang, Thiếu tế, Thái tế v.v.. là một con người luôn mồm nói đến chữ Lễ. Cũng chính Ông, năm 1126 quân Kim vây đánh Biện Kinh (nay là Phủ Khai Phong, tỉnh Hà Nam) , ông ta đang giữ chức Cát địa sứ ở Hà Bắc, đã ra sức chủ động hoà giải với quân Kim. Đến năm sau quân Kim lại đánh chiếm thành Đông Kinh, ông ta vội vàng thành lập ngay chính quyền bù nhìn, xưng là “Sở Đế“. Điều đáng nực cười là bọn trộm cắp lại suy tôn, tâng bốc ông là “khi giữ chức vụ thì trung thành lương thiện, ở nhà thì hiếu thảo thuận hoà, khi thi hành công vụ thì rất qui củ “. (Vương Minh Thanh “Huy chủ hậu lục“
Quyển 4). Vậy mà Trương Bang Xương nghe xong lại thấy ngọt như mía lùi.
Hay như Tần Cối đi hỏi một người: “Bản mỗ có thể so sánh với cổ nhân nào? “ Người được hỏi trả lời rằng ông ta vượt cả danh tướng Quách Tử Nghi đời nhà Đường, nhưng không bằng Trương Lương, một công thần khai quốc đời nhà Hán , bởi vì “Tử Phòng ra đi làm nên sự nghiệp, Thái sư ra đi chẳng được việc gì ” (Lục Du: “Lão học am bút ký”. Quyển 2) cũng có nghĩa là Tần Cối chỉ thua Trương Lương duy nhất có một điểm là không thể vứt bỏ công danh hiển hách để làm một hạt thông bình thường, làm một lãng tử giang hồ. Tần Cối nghe xong, điềm nhiên nói: “Được”. Con người như vậy mà “bỗng nhiên được tiến cử lên làm chấp chính” . Rõ ràng là, từ xưa bọn gian thần đã rất giỏi nguỵ trang, tất cả chỉ là “Treo đầu dê bán thịt chó ” . Tin rằng bạn đọc xem xong cuốn sách này sẽ giúp ích phần nào vào việc nhận rõ bộ mặt thật của bọn gian thần, nâng cao năng lực quan sát lịch sử.
Bọn gian thần, hoặc vơ vét, cướp bóc bằng sưu cao thuế nặng, hoặc giết tróc những người vô tội, hoặc bán nước cầu vinh, bản chất thật là tàn nhẫn, tâm địa thật đáng chém. Song bọn chúng không phải là người có ba đầu sáu tay, sở dĩ chúng có sức phá hoại quốc gia, xã hội cực kỳ lớn lao như vậy cũng là do điều kiện lịch sử quyết định. Điều quan trọng nhất trong đó là: Hầu như đằng sau mỗi một tên gian thần đều có một tên hôn quân hoặc bạo chúa, tối thiểu cũng là một tên hoàng đế hồ đồ, một tên hoàng đế khiếp nhược. Không có sự hồ đồ hôn mê vào cuối thời kỳ chấp chính của Đường Hoằng Tông (685 – 762) , của Dương Quốc Trung (? – 756) , của An Lục Sơn (? – 757) thì làm sao có những tên gian thần làm cho quốc gia suy tàn, bá tính lâm nạn? Không có sự ham muốn đến cực độ, xây dựng cung điện đồ xộ, mở mang viên lâm to lớn, vơ vét kỳ hoa quái thạch ở Giang Nam của Tống Huy Tông thì làm sao có được những tên gian thần như Sát Kinh, Đồng Quán (? – 1126) , Chu Lệ (? – 1126) , Cao Cỗn (? – 1126) để đi đến đâu cũng gây ra tội lỗi, lưu truyền nọc độc trong thiên hạ như vậy? Tên Chu Lệ thực ra chỉ là một tên nhà buôn bình thường ở Tô Châu, Cao Cầu chỉ là một tên sai vặt của Tô Đông Pha. Tên Chu Lệ vì thu thập được những cây San hô ở Đông Nam, tên Cao Cầu vì đá bóng giỏi nên được Huy Tông yêu thích nên mới làm cho bọn chúng nắm được chính quyền. Tại sao cuộc “Hoà đàm“
giữa Tần Cối và quân Kim lại thành công? Âm mưu hãm hại Nhạc Phi của hắn tại sao lại chót lọt? Kỳ thực, người chủ mưu thực sự, tên chủ ở hậu trường là Nam Tống Cao Tông Triệu Cấu (1107 – 1187). Trong lòng Triệu Cấu sẵn có mốt sự tính toán, nếu đánh bại được quân Kim thì hai vua Huy, Khâm sẽ trở về Nam khôi phục ngai vàng, hắn sẽ mất mất cái ghế Hoàng đế.
Nhà danh hoạ lớn, thi sĩ Văn Chinh Minh (1470 – 1559) sống vào giữa đời nhà Minh có viết một bài Trường đoản cú tên là “Mãn giang hồng “bình luận về việc này, 4 câu cuối cùng như sau :
“Thiên tải hưu đàm nam độ thố, Đương thời chỉ phạ trung nguyên phục, Tiếu khu khu nhất Cối xích hà năng, Phùng kỳ dục! “
Thật là một mũi kim toé máu, làm cho người ta phải tỉnh ngộ. Mặc dù như vậy, mối quan hệ gữa gian thần và một số hoàng đế quả là “Cắt không đứt, trong còn loạn“. Lỗ Tấn tiên sinh đã từng vạch ra rằng, Hoàng đế Khang Hi (1654 – 1722) vừa không thích trong triều đình có gian thần, cũng không thích trong triều đình có trung thần. Tại sao vậy? Tại vì, quả thật đã có gian thần, trung thần thì chứng tỏ Ông ta không phải là một minh quân, mà là một hôn quân hoặc là một kẻ hồ đồ.
Cái mẹo của Khang Hi không thể coi là không tinh tế. Song trong lịch sử Trung Quốc, những hoàng đế kiệt xuẩt như Khang Hi, chẳng qua cũng chỉ có vài ba người mà thôi. Con trai của ông là vua Càn Long (1711 – 1799) cũng đã từng học tấm gương của ông, cho dù cuối đời có tự xưng là “Thập toàn lão nhân“, kỳ thực so với người cha thì thật kém xa. Gian thần Hoà Thân (? – 1799) chẳng phải do được sự vỗ về của ông mà vây cánh ngày càng đồ sộ, chiêu quyền nạp hối, tham ô rất nhiều đó sao? Mãi cho đến sau khi Càn Long chết thì núi băng mới sập đổ. Rơi mất ô dù, sau này Hoà Thân mới bị Hoàng đế kế vị là Gia Khánh (1760 – 1820) đánh đổ, cho được tự sát.
Khi tịch thu gia sản, người ta mới có một câu bình luận là: “Hoà Thân bị đánh đổ, vua Gia Khánh được ăn no! “.
Lịch sử là một tấm gương. Giá trị của cuốn sách này là ở chỗ, nó cung cấp cho chúng ta một tấm kính chiếu yêu, để cho bộ mặt giả dối, tâm địa đen tối, gian mưu quỉ kế của bọn gian thần lộ ra nguyên hình. Không còn nghi ngờ gì nữa, điều này thật có ích cho bạn đọc.
Xuân Minh Ngày 23 tháng 6 năm 1992
Vương Xuân Du

***

Tóm tắt

Cuốn sách “Những Gian Thần Trong Triều Đại Trung Hoa” của Nhiều Tác Giả giới thiệu về những tên gian thần nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Những tên gian thần này đều có những đặc điểm chung như:

  • Xuất thân bần hàn, không có tài năng đặc biệt
  • Biết cách lợi dụng lòng tham, sợ hãi của người khác để đạt được mục đích
  • Có khả năng thao túng, lừa gạt hoàng đế
  • Luôn tìm cách hãm hại những người trung nghĩa, yêu nước

Đánh giá

Cuốn sách được viết theo lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn. Tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp để giúp người đọc hiểu rõ hơn về những tên gian thần, bao gồm:

  • Đưa ra những phân tích sâu sắc về tính cách, tư tưởng, hành động của các nhân vật
  • So sánh các nhân vật với nhau để thấy rõ những điểm tương đồng và khác biệt
  • Kể lại những câu chuyện, giai thoại thú vị về các nhân vật

Cuốn sách cung cấp cho người đọc những kiến thức bổ ích về lịch sử Trung Quốc. Thông qua các nhân vật gian thần, người đọc có thể hiểu rõ hơn về những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, từ đó đề cao cảnh giác, bảo vệ đất nước.

Một số điểm nổi bật

  • Cuốn sách đã chọn lọc những tên gian thần tiêu biểu, có ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử Trung Quốc.
  • Tác giả đã sử dụng lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn để giúp người đọc hiểu rõ hơn về các nhân vật.
  • Cuốn sách cung cấp cho người đọc những kiến thức bổ ích về lịch sử Trung Quốc.

Một số hạn chế

  • Cuốn sách có một số lỗi dịch thuật.
  • Một số nội dung trong sách chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Kết luận

Cuốn sách “Những Gian Thần Trong Triều Đại Trung Hoa” là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử Trung Quốc. Cuốn sách cũng là một cuốn sách thú vị, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về những nhân vật gian thần.

Mời các bạn mượn đọc sách Những Gian Thần Trong Triều Đại Trung Hoa của Nhiều Tác Giả.

Download

Những Gian Thần Trong Triều Đại Trung Hoa

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Những Gian Thần Trong Triều Đại Trung Hoa Tweet! Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Những Gian Thần Trong Triều Đại Trung Hoa của Nhiều Tác Giả. Thanh…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close