Nhật Ký Trong Tù Và Lời Bình – Lê Xuân Đức

Nhật Ký Trong Tù Và Lời Bình – Lê Xuân Đức

[toc]


Giới thiệu ebook

Nhật Ký Trong Tù Và Lời Bình – Lê Xuân Đức


Năm 1960, lần đầu tiên Viện Văn học dịch và xuất bản tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh với 113 bài thơ. Năm 1990, kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Bác Hồ, Viện Văn học công bố Nhật ký trong tù có 135 bài thơ, trong đó bài Đề từ được đánh số 1, cộng với bài Mới ra tù, tập leo núi. Năm 1991, NXB Khoa học xã hội cho in Nhật ký trong tù với 133 bài thơ theo trình tự, số thứ tự các bài đúng như trong nguyên tác.

Hiện nay bản gốc Nhật ký trong tù – Ngục trung nhật ký được lưu giữ ở Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam có số hiệu BTCM6689 – G9, đó là một cuốn sổ tay khổ 9,5×12,5cm gồm 80 trang giấy dó.

Nhật ký trong tù là tập nhật ký được ghi bằng thơ. Sự kiện xảy ra khi Bác Hồ từ Việt Bắc sang Trung Quốc với tư cách là người lãnh đạo Việt Nam độc lập đồng minh hội trong tổ chức Đồng minh Quốc tế chống phát xít để gặp yếu nhân ở Trùng Khánh thì bị chính quyền Trung Hoa dân quốc bắt giam trên đường đi tại Túc Vinh ngày 29-8-1942. Trải qua 377 ngày bị giải đi giải lại và bị giam tại 30 nhà tù ở tỉnh Quảng Tây, đến ngày 10-9-1943 Bác mới được trả tự do.

Qua Mười bốn trăng tê tái gông cùm (Tố Hữu) ấy, không kể lời đề từ đứng độc lập, không đánh số, Bác đã ghi nhật ký bằng 133 bài thơ với 2700 chữ, trong đó có 125 bài tứ tuyệt, 8 bài thuộc các thể loại khác, gồm:

4 bài ngũ ngôn, 2 bài thất ngôn bát cú, 1 bài tứ tuyệt liên hoàn, 1 bài chỉ có đầu đề – bài thứ 100 Liễu Châu ngục.

Tập thơ Nhật ký trong tù ra đời đã trở thành một hiện tượng văn học đặc biệt. Đến nay tập thơ đã được tái bản nhiều lần, được dịch và phổ biến ở một số nước. Nhiều công trình nghiên cứu, phân tích, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau với những cách thức khác nhau của các tác giả trong và ngoài nước, đều cùng một mục đích: tìm hiểu, khám phá cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của thơ Bác; khẳng định những đóng góp to lớn của Nhật ký trong tù trong gia tài thơ ca Việt Nam; rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hiện tại. Tất cả đều chung một nhận định: Tập thơ Nhật ký trong tù bất hủ mãi mãi sống cùng thời gian năm tháng.

Riêng về bình giảng, phân tích các bài thơ trong tập Nhật ký trong tù, theo thống kê của chúng tôi, trên các sách báo Trung ương và địa phương đã bình, phân tích 39 bài, một số bài thơ khác được trích dẫn và bình luận trong các công trình nghiên cứu, tiểu luận, bài viết về Nhật ký trong tù và về thơ ca của Bác.

Với niềm đam mê thơ Bác, chúng tôi đã chuyên tâm nghiên cứu và thẩm bình thơ Bác từ năm 1973 đến năm 2013 này, tròn 40 năm, và đã hoàn thành việc thẩm bình toàn bộ 133 bài thơ của Nhật ký trong tù.

Trong tập sách Nhật ký trong tù và lời bình này, chúng tôi không đưa vào sách 39 bài thơ đã bình và một số bài bình khác chúng tôi đã in trên các sách báo mà chỉ đưa những bài bình các bài thơ chưa ai bình và chọn một số bài thể hiện tư tưởng chính của Nhật ký trong tù để thấy sự nhất quán của cả tập thơ. Về thẩm bình toàn bộ Nhật ký trong tù chúng tôi sẽ công bố thời gian tới.

Bình thơ Bác có cái dễ và cái khó. Dễ vì thơ Bác giản dị, dễ hiểu; khó vì thơ Bác hàm súc, tinh tế, ẩn nhiều ý tưởng, lung linh nhiều mặt, nhiều chiều của thực tế đời sống và tư tưởng tình cảm, tâm hồn tác giả. Cho nên bình thơ phải cố gắng tìm cho được cái thần của bài thơ. Lại nữa, cách tiếp cận thơ cũng đa dạng, phong phú nên chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phê bình của độc giả, vì đây là khám phá lần đầu, khi tái bản sẽ sửa chữa, bổ sung, chính lý hoàn thiện hơn.

LÊ XUÂN ĐỨC

Mời các bạn đọc đọc Nhật Ký Trong Tù Và Lời Bình của tác giả Lê Xuân Đức.

Download ebook

Nhật Ký Trong Tù Và Lời Bình – Lê Xuân Đức


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Nhật Ký Trong Tù Và Lời Bình – Lê Xuân Đức Tweet! Năm 1960, lần đầu tiên Viện Văn học dịch và xuất bản tập thơ…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose