Nó được mệnh danh là: Sử thượng tối bạo tiếu văn học tác phẩm – Tác phẩm văn học gây cười nhất.
Tây Du Ký bản thân nó đã là một tác phẩm có chất trào lộng u mặc, thâm thúy hóm hỉnh đặc trưng cho thời đại. Nhật ký Sa Tăng cũng thừa kế cái tư tưởng ấy.
Hãy xem xem Sa Tăng tẩm ngẩm tầm ngầm mà đánh chết voi này giấu gì trong lòng nhé…
Tác giả là 1 người trẻ tuổi bình thường, có chút hóm hỉnh. Trước những áp lực đè nặng của cuộc sống, anh chỉ viết cho vui, xả Stress, nhưng mấy tên bạn nghịch ngợm đưa lên mạng, cuối cùng lại… nổi tiếng. Nghe nói giờ Lâm Trường Trị chuyển hẳn sang viết thể loại này.
– Viết theo hứng thú cá nhân, nên có chỗ cần ngẫm suy, có chỗ thì hời hợt. Có cái cười thật “nóng”, song có cái cười khá “lạnh”.
– Mấy “ngày” đầu là cái cười “nóng”, về sau sẽ “lạnh” hơn.
– Đọc truyện, bạn cứ coi 4 thầy trò như mấy người đồng nghiệp. Đường Tăng là lão Trưởng phòng lắm lời, cáo già. Ngộ Không là nhân viên lão thành, nhiều công lao. Bát Giới là tay giỏi ăn chơi. Sa Tăng út ít nhất, bị bắt nạt nhiều nhất, là kẻ quan sát tất cả trong thầm lặng. Nhưng cả 4 đều chỉ là những lao động bình thường, tình cờ phải đi làm 1 nhiệm vụ có phần quan trọng mà thôi. Họ phải chịu khá nhiều áp lực, bất công từ bên ngoài.
– Phật tổ, Quan Âm, Ngọc Hoàng,… là những sếp sòng cao cấp, còn đám yêu quái là những kẻ cản trở công việc.
– Tây Du Ký về thực chất, cũng có 1 lớp nghĩa là phản ánh cái bất công trong xã hội thời đó.
– Truyện tuy thế không quá nặng nề, bạn xem nó như Gặp nhau cuối tuần, đưa ra cái nhìn hài hước về những hiện thực trong cuộc sống là được.
– Nếu bạn còn ngồi ghế nhà trường, chưa chịu áp lực công việc, chưa thấy cái mệt mỏi của quan liêu, sẽ hơi khó cảm thụ. Nhưng kể cả không thế, những nhân vật, tình huống truyện vẫn là sự phản ánh đời thực khá rõ nét, bởi vậy, nó đi vào lòng độc giả trẻ tuổi thế hệ mới ở Trung Quốc khá dễ dàng.
– U mặc là gì nếu không phải thứ lợi khí của con người, chống lại những áp lực, sự khô khan tâm hồn trong thời đại?
– Truyện không liên quan mấy tới nguyên bản Tây Du Ký, mà giống “Người Trung Quốc xấu xí” nhiều hơn.