Người Thứ 41 – Boris Lavrenyov
[toc]
Giới thiệu ebook
Người Thứ 41 – Boris Lavrenyov
Tôi biết đến Người thứ 41 lần đầu tiên vào một buổi chiều mùa hè của vài năm trước. Gần đây, dọn lại tủ sách tôi có dịp đọc lại. Tuy cảm xúc của lần đọc thứ hai đã khác lần đầu tiên, nhưng câu chuyện tình ngang trái trong truyện luôn luôn khiến người ta day dứt và mãi mãi chẳng thể nào quên
Câu chuyện xuất hiện trong bối cảnh nội chiến của nước Nga Xô Viết giữa hai phe Bonsevic đại diện cho tầng lớp lao động và phe Mensevic đại diện cho tầng lớp quý tộc. Đại diện của hai phe này, hay nhân vật chính trong truyện là hai thanh niên nam-nữ còn rất trẻ, nữ hồng quân Maria Filatovna và sĩ quan bạch vệ Govorukha Otrok. Lẽ ra anh chàng sĩ quan kia đã trở thành kẻ tử trận thứ bốn mươi mốt dưới tay súng thiện xạ của cô gái nhưng cuối cùng, anh lại trở thành người mà cô yêu tha thiết và có lẽ cô sẽ không bao giờ quên được anh.
Câu chuyện khép lại với một kết thúc buồn thảm với mối tình dở dang của cô gái. Cô đã phải tự tay giết chết người mình yêu thương để bảo vệ cho lý tưởng giải phóng giai cấp cao đẹp mà cô chọn lựa, nhưng có lẽ đó sẽ là sự ám ảnh suốt đời cho người trong cuộc. Hình ảnh đôi mắt của nhân vật chính xuất hiện hầu như xuyên suốt trong tác phẩm, như một sự khẳng định về tâm hồn viên sĩ quan Bạch vệ. Đôi mắt xanh trong veo như màu nước biển Aran, hay là màu của sự hy vọng, của những điều tinh khiết nhất mà anh còn giữ lại được không bị ảnh hưởng của chiến tranh. Đôi mắt ấy đã thu hút tâm hồn Marjutca để rồi cuối cùng nhìn cô với vẻ băn khoăn, ai oán.
Đây là một trong số ít những tiểu thuyết buồn mà tôi rất thích. Vượt lên trên chiến tranh và sự ngăn trở của thân phận, cuộc tình ngắn ngủi đầy kỳ lạ giữa hai con người khác biệt về giai cấp ấy vẫn là một bản tình ca đẹp ngân nga trong lòng người đọc qua năm tháng.
***
Thời gian trước, bộ phim “Sắc, Giới” (Lust, Caution) của Lý An ra đời đã gây ít nhiều sóng gió và xôn xao dư luận, khi nó mong manh giữa ranh giới nghệ thuật và sự câu khách rẻ tiền. Xem xong bộ phim về mối tình éo le và bi thảm giữa tên trùm mật vụ và một cô gián điệp trẻ tuổi, chẳng hiểu sao tôi lại nghĩ mãi về một quyển truyện vừa của dòng văn học Xô Viết, cũng cùng mô-típ mâu thuẫn giữa tình yêu và lí tưởng như thế nhưng kết thúc và tư tưởng tác phẩm lại khá khác biệt. Đó là truyện Người thứ 41 của Boris Lavrenhjov viết năm 1924. Trong Sắc, Giới, cô gái vì yêu mà không giết kẻ thù nhưng kẻ thù đã giết cô cho trọn chức trách; còn Người thứ 41 thì “phe địch” phải chết…
Người thứ 41 lấy bối cảnh là cuộc nội chiến ở Trung Á, câu chuyện tình giữa một nữ chiến sĩ Hồng quân Marjutca và một tên bạch vệ Gơvorukha – một cô gái quê mùa ít học và 1 tên quý tộc trí thức. Trên đường áp giải gã sĩ quan về căn cứ, đội quân của Marjutca bị đắm thuyền, chỉ còn mình cô và gã sĩ quan sống sót, trôi dạt vào 1 hòn đảo. Giữa những ngày tháng miễn cưỡng sống tựa vào nhau, những câu chuyện về cuộc sống ở hai thái cực đối lập của họ, những bất đồng giai cấp sâu sắc, kì lạ thay, không ngăn được tình yêu nảy nở. Và ngược lại, cái tình yêu ấy cũng chẳng xoá nhòa hay khoả lấp được những hố sâu cách biệt về ý thức hệ giữa họ. Kết thúc chuyện tình éo le này cũng là cái chết, đó là khi Marjutca, với phản xạ của một chiến sĩ hơn là suy nghĩ của một cô gái đang yêu, đã bắn chết tên sĩ quan – người tình của mình, khi anh ta chạy đến thuyền của phe bạch vệ vừa cập bến…
Cái vấn vương người đọc ở câu chuyện này là, nếu như họ không kẹt giữa cuộc chiến ấy, giữa sự phân cực hệ tư tưởng và giai cấp, thì làm gì có bi kịch, mà ngẫm lại, không còn bi kịch thì cũng chẳng phải là cuộc sống! Khi gã sĩ quan đề nghị cô gái quên chiến tranh đi, cùng hắn đi đến một nơi thật xa xây tổ ấm, chắc ít nhiều bạn đọc cũng thầm nói “ừ chịu đi cho hết chuyện với kết thúc có hậu”! Nói thẳng ra, hắn ta cũng chẳng phải là kẻ ác đại ác ôn gì, hoặc giả là “chưa kịp ác” cho đến tận lúc người đọc chứng kiến hắn chết! Nhưng chính cái kết thúc bi thảm và ngang trái của câu chuyện này rất hay: người ta có thể cảm nhận một tình yêu thực sự giữa tinh thần cách mạng triệt để, cái kết thúc “rất Bôn-sê-vich” ấy hoá ra lại làm cho chuyện tình của họ “tình” và buồn hơn bao giờ hết… Ôi, cái anh chàng mắt xanh biêng biếc lạ kì, hay tình yêu cũng là một thứ lạ kì như vậy, chẳng có lí do gì cụ thể nhưng dường như là tất cả, có thể bị nhuộm màu máu như nó phải thế, nhưng màu xanh ấy dường như vẫn còn…
Về mặt nghệ thuật thì truyện vừa này không phải là quá xuất sắc, nhất là khi nó ra đời tại một nền văn học vĩ đại với nhiều tác phẩm xuất sắc là văn học Xô Viết. Có thể cảm nhận được tư tưởng tác giả khá “tả khuynh”, nhưng đặt trong bối cảnh ra đời của truyện thì lại hoàn toàn chấp nhận được. Điểm ấn tượng của truyện chính là phần kịch tính của câu chuyện ở cách tác giả xử lí đoạn kết, sau trăm trang viết giản dị, mộc mạc tưởng chừng như sẽ “rất có hậu”… Chỉ có thể nói truyện “vương vấn một cách nhẹ nhàng nhất” đối với người đọc!
Mời các bạn đón đọc Người Thứ 41 của tác giả Boris Lavrenyov.
Download ebook
Người Thứ 41 – Boris Lavrenyov
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com
[toc] Giới thiệu ebook Người Thứ 41 – Boris Lavrenyov Tweet! Tôi biết đến Người thứ 41 lần đầu tiên vào một buổi chiều mùa hè của vài năm trước. Gần đây,…