Ngày Tâm Ta An, Sóng Gió Sẽ Tan




Giới thiệu

Ngày Tâm Ta An, Sóng Gió Sẽ Tan

ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI


PHIỀN NÃO trong đời được gói gọn trong 12 chữ:

“BUÔNG KHÔNG NỠ, NGHĨ KHÔNG THÔNG, NHÌN KHÔNG THẤU, QUÊN KHÔNG N­ỔI! “

Bởi vậy mà, biết bao sóng gió ngày ngày vẫn kéo đến bên ta. Chúng ta thường nhìn vào kẻ khác để so sánh, để dao động, để hơn thua, cũng có nghĩa ta đã tự đặt mình vào một cuộc đua khốc liệt.

Có mệt mỏi không? Ừ Có!

Khi đã mệt mỏi, đi qua những nông sâu chốn hồng trần, ta chỉ mong mỗi sớm thức giấc thấy lòng xanh như lá, bỏ lại những phù phiếm xa hoa, đón lấy niềm an lạc.

Liệu ta có làm được không? Khó đấy, vì ta khao khát muốn được bình yên mà không nhận ra rằng: Ngày tâm ta an, sóng gió sẽ tan. Ta không thể đòi hỏi sự tự do từ bên ngoài trong khi thâm tâm chưa tự tại. Chỉ khi BUÔNG ĐƯỢC, NGHĨ THÔNG, NHÌN THẤU, QUÊN NỔI, ta mới thấy tâm mình bình an. Những trang sách bảo ta rằng:

  • Cuộc đời này, như một đám mây, mỗi kẻ nhìn vào mà hình dung một hình dáng cho mình.
  • Cuộc đời này, như một câu hỏi mở, mỗi kẻ đều có đáp án của riêng mình.
  • Cuộc đời này, như một tách trà, mỗi kẻ sẽ có cách thưởng thức riêng.

Cuộc sống chính là sự thảnh thơi, vui vẻ. Thay vì gồng mình lên cố gắng, hãy để mọi chuyện trở nên tự nhiên, thong dong. Nếu quá mệt mỏi, hãy ngồi xuống, thưởng một ngụm trà, ngắm một nhành hoa, an yên sống. Nếu lòng người quá rộng như hư không, thì hãy để tâm ta lắng lại.

Cuốn sách chữa lành bán chạy nhất Trung Quốc năm 2017 nay đã được ra mắt bạn đọc Việt với tên gọi “Ngày tâm ta an, sóng gió sẽ tan”. Hy vọng cuốn sách là người đồng hành thân thiết với bạn trên hành trình đạt đến sự an vui từ nội tâm. Để ai có duyên đọc nó sẽ nhẹ nhàng đi qua nỗi mênh mông của kiếp người.

***

Tác giả

 

Thẩm Gia Kha

(Nhà văn nổi tiếng)

 

– Tác phẩm của anh được đăng trên các tờ báo và tạp chí quan trọng của Trung Quốc như Nhân Dân nhật báo, Quang Minh nhật báo, Báo Thanh niên Trung Quốc…, lọt vào các Top Sách bán chạy Top Sách hay của Trung Quốc.

Anh là đệ tử Thiền tông tại gia, có chuyên mục Hỏi Đáp trên Chính Tín, chuyên mục Văn Hóa trên Sina, chuyên mục Bình luận điện ảnh trên Nam Phương Cuối Tuần.

– Tản văn, tùy bút của anh ấm áp, mang tính chữa lành, sắc sảo nhưng không kém phần ôn hòa khoáng hậu, được hàng triệu độc giả trẻ yêu thích, được các hãng truyền thông lớn chuyển đăng rộng rãi, là bạn với nhiều độc giả trẻ.

 

Lý Lê

(Nhà văn, nhiếp ảnh gia)

 

– Đệ tử Tam bảo nhà Phật, là người theo chủ nghĩa lạc quan, thích áo vải cơm chay, ưa trồng hoa, yêu cuộc sống đơn giản dễ chịu.

– Cô đi khắp các nơi trong cả nước, để ý những cảnh đẹp của nhân gian, tin rằng cuộc sống cần một trái tim Thiền để phát hiện những điều tốt đẹp.

– Cô nhiều lần giữ chức Chủ biên tạp chí Du Lịch, Chủ Nhiệm Biên tập tạp chí của Hiệp Hội Phật giáo tỉnh, từng sáng lập tạp chí về sống Thiền, chuyên mục Du Lịch, chuyên mục Ăn chay trên nhiều họa báo và tạp chí.

***

Tu hành một cách vui vẻ và thông minh

Tôi vốn không am hiểu về trà, nhưng tôi có một người bạn đặc biệt thích uống trà, cũng có sở trường phân biệt các loại trà. Cô giống như một bậc thầy, lấy được nước sạch từ miệng suối phun trên núi ở Giang Tây, mua được trà ngon từ làng trà ở Phúc Kiến, khó tránh ngứa nghề, thường mời chúng tôi họp mặt, lấy trà ngon ra khoản đãi, yêu cầu chúng tôi tỉ mỉ thưởng thức, chẳng khác nào hiến dâng báu vật.

Nói thật, tôi vốn không hiểu một tí gì, song theo cô uống trà nhiều rồi, nhìn lá trà, ngắm màu nước, nếm vị ngửi hương, dần dần đã có chút hiểu biết.

Sau khi uống trà gần hai năm, cô cho tôi biết, ban đầu chỉ dùng loại trà bình thường mời tôi, rồi mới từng bước cho tôi nếm trà ngon. Từ trà đỏ khẩu vị hơi thanh đạm đến trà đen, từ trà hoa đến Phổ Nhĩ lên men sâu, như vậy mới có thể phân rõ mùi vị tuyệt vời.

Uống trà phải tiến dần theo trình tự, đạo lý này giống như ăn hoa quả, ăn quả quýt chua chua ngọt ngọt trước, ăn dưa hấu ngọt lịm sau.

Cuối cùng tôi đã hiểu được nguyên nhân người xưa thèm một ngụm trà ngon. Trà ngon thượng hạng, phối hợp với nước tinh khiết, do một người sành trà pha, thật sự là hương thơm thanh thuần cứ quẩn quanh bên cánh mũi, vị ngọt êm dịu đọng lại mãi trong miệng y hệt giữa mùa hè đứng trước biển, lắng nghe tiếng gió ngân.

Rồi sau đó, tôi thấy những bộ đồ trà mà cô dùng đều xinh xắn mới lạ, mỗi lần đãi khách đều khác nhau, bèn hỏi cô mua ở đâu, bao nhiêu tiền.

Cô cười vang, đâu phải mua chứ! Khi đến thôn xóm cổ xưa sưu tầm tài liệu văn học dân gian, hoặc đến chùa trong núi dự thiền thất, trong lúc nhàn rỗi đi dạo một vòng, liền nhặt được rất nhiều mảnh sành sứ vỡ. Cô căn cứ hình dạng, có mảnh dùng làm miếng lót cốc, có mảnh dùng để đựng quà vặt, có mảnh dùng để đặt túi hương, còn có mảnh dùng để đựng hoa lá.

Cô dạy tôi, đừng mua những bộ đồ trà trông có vẻ quý giá kia, vì đó đều là thứ hoa hòe mà không thực dụng. Uống trà là chuyện nhàn tản, dùng bộ đồ trà bình thường là đủ rồi, bản lĩnh trà đạo thật sự dựa vào việc bỏ thời gian luyện tập, đọc nhiều sách vở liên quan và thưởng thức thường xuyên. Một số loại trà trên thị trường được thổi phồng lên là có niên đại bao nhiêu, được gọi là quý hơn vàng. Đó đều là đánh lừa người ta thôi, bởi trà không như rượu, dù bảo quản ở nơi thông thoáng râm mát thế nào thì sinh mệnh cũng có hạn, để lâu năm sẽ sinh nấm mốc, không cần uống thoáng ngửi là ngửi ra. Còn có ấm trà bằng sắt đen của Nhật Bản từng thịnh hành một dạo, nhìn từ góc độ khoa học, rất dễ bị hòa vào những chất gỉ sét, không có lợi cho sức khỏe con người.

Những lời này của cô khiến tôi nghe mà không nhịn được cười.

Người bạn này của tôi chính là Lý Lê. Cô thật lòng yêu thích trà ngon và cảnh đẹp, tập thiền tu tâm một cách thực sự. Cô thích lễ bái tụng kinh, nghiên cứu sự vật thấu đáo. Cô thích làm rõ bản chất, không bị lừa gạt.

Chúng ta theo đuổi niềm vui, trước tiên phải học cách trở nên thông minh hơn. Lau đi bụi bặm trong lòng, nhận thức bộ mặt vốn có của cuộc sống. Giống như cô vậy, thiền tâm thiền ý sống một đời.

Xưa nay ý nghĩa tinh hoa của Thiền không phải là khuyên người ta không gắng sức làm một việc gì, mà nên cố gắng tự tỉnh ngộ, sống tốt cuộc đời của mình.

Nếu chúng ta học được cách làm phép trừ một chút, khiến phiền não và dục vọng giảm bớt, thì kể cả ở chốn sâu thẳm hồng trần, thể xác và tinh thần vẫn thanh tịnh dễ chịu, yên vui với hiện tại.

Thiền tâm không phải là ba phải, cũng không phải là nhút nhát yếu kém. Bồ tát cũng có khi hiền hòa, có lúc tức giận. Kỳ thực, bất kể nam nữ, có thể dịu dàng, có thể kiên cường, là sức hấp dẫn lớn, cũng là thiền ý chân chính. Không sợ chuyện, không nhát gan, nghênh đón khó khăn mà tiến lên, là sự lớn mạnh thật sự.

Một con người càng để tâm đến cảm nhận của người khác thì càng hèn mọn, càng yếu thể. Thật ra, chỉ cần bạn muốn, bất cứ lúc nào bạn cũng có thể trở về thản nhiên, tìm thấy tia sáng của bình minh trong tăm tối, tự tin là chính mình.

Khi bạn thay đổi lối suy nghĩ của mình, không bị trói buộc bởi ám ảnh kỳ thị giới tính, bối cảnh xuất thân, khởi điểm cuộc đời, thoát ra khỏi cái lồng của quan niệm, thế giới cũng thay đổi theo bạn.

Một người có thể chung sống ôn hòa với nỗi cô đơn và chính mình, không còn lấy lòng người khác, thì cũng có thể sống đẹp, cũng có thể chung sống hòa hợp với người khác.

Chúng ta tìm kiếm người bạn đời, là để được yêu người ấy, đó mới là bản tâm.

Chúng ta có thể thật lòng thật dạ, tôn trọng đối phương, dịu dàng tự nhiên, không cần phải kiêu ngạo, cũng không cần phải xu nịnh.

Khi bạn dịu dàng, tự nhiên sẽ có sức mạnh, mềm mại bao dung, nuôi dưỡng vạn vật như nước vậy.

***

Lùi Bước Hóa Ra Là Tiến Tới

Trong lúc không hay không biết, tiết trời đã ấm lên, núi non tràn trề hơi thở mùa xuân.

Tôi và đồng nghiệp ngồi trong phòng tranh ở tầng hai gác Từ Vân chùa Hoàng Mai Tứ Tổ*, đợi pháp sư Minh Giám. Căn phòng cực kỳ yên tĩnh, chậu mai trắng lặng lẽ tỏa ra mùi thơm thoang thoảng, đậm nhạt vừa phải, đẹp đẽ đúng mực. Ngay lúc này, có người đẩy cửa bước vào. Thầy mặc chiếc áo sư bằng vải bố màu xám sẫm, vẻ mặt ung dung. Lúc này, thầy là nhà sư trong núi Minh Giám.

Trước kia, pháp sư Minh Giám là tiên y nộ mã, thích uống rượu ca hát, tinh thông thư pháp, hội họa và khắc dấu, cũng có nghiên cứu qua về khúc nghệ* và hí kịch. Thầy còn là hiệp khách diễn cuồng không chịu gò bó, ngâm nga chậm bước*, một khi linh cảm sáng tác chợt đến thì cho dù hai giờ sáng cũng ngồi dậy vẽ tranh.

Cuối cùng, thầy nhẹ nhàng buông xuống tất cả. Năm 2006, pháp sư Minh Giám xuống tóc xuất gia làm đệ tử của Hòa thượng Tịnh Tuệ, rời đô thị vào rừng núi ở ẩn. Hôm trước khi quyết định xuất gia, thầy cất công đến nhà cũ ở Thiên Tân của pháp sư Hoằng Nhất* để tưởng niệm, thề rằng mình nguyện học tập tinh thần từ bi “Độ chúng sinh nào tiếc xẻ tim gan” của đại sư. Trong tiếng chuông sớm trống chiều ngày lại qua ngày, thầy chống gậy đi giữa núi rừng, nhặt nhạnh lá rụng, chụp ảnh cây cối hoa lệ giữa thế giới băng tuyết, hoặc nằm trên bãi cỏ sau núi chăm chú quan sát cội mai già hoa nở hoa tàn. Trước khi xuất gia, thầy từng thích nét phóng khoáng tự nhiên đẹp đẽ của thư pháp Vương Hi Chi*, cũng rất tôn sùng vẻ cổ kính chất phác cứng cáp của thư pháp Phó Thanh Chủ*. Giờ đây, phong cách thư pháp của thầy đã phát sinh thay đổi vi diệu, dần dần rộng mở trong sáng, mùi trần tục ngày càng ít, mùi rừng núi ngày càng nhiều.

Dưới núi Song Phong, bên cầu Linh Nhuận, pháp sư Minh Giám dùng bút mực ghi lại vẻ đẹp của trời đất, dùng thiền tâm cảm nhận mùi vị của trà trong, thăm khắp nghìn núi muôn sông, chẳng qua là:

“Mải ngắm Hoàng Sơn cảnh đẹp tươi,

Trở về bên giậu cúc dài rồi.

Đình bên khe suối trông sơn cốc,

Nấu trà, chấm mực, bỗng biếng lười.”

Cuộc sống hiện nay đúng như pháp sư Minh Giám yêu thích: Đơn giản tự do, không làm bộ làm tịch.

Mỗi người sống ở thành phố đều gánh chịu áp lực sinh tồn khắc nghiệt, lúc cảm thấy mệt mỏi và lo lắng cũng cần đến nơi xa hít thở không khí thông thoáng một chút, thoát khỏi cuộc sống phẳng lặng trật tự. Nhưng chúng ta không cần ngưỡng vọng cuộc sống của người khác. Bởi vì, thâm tâm mỗi người đều có một ngọn Linh Sơn, nơi đó:

“Hoa đón xuân về khoe đỏ rực,

Tùng cao mưa gội tán xanh om.

Hoa thắm quả thơm chịu chít quanh năm,

Linh thiêng phượng múa ôi tuyệt đẹp…”*

Nơi đó không có lừa dối và tranh đấu mà giấu kín tâm tình chân thực nhất, dịu dàng nhất.

Thay vì chỉ đứng bên vực nhìn ngó mà mong có cá, chi bằng về nhà dệt lưới.

Cứ cách một quãng thời gian, tôi lại chọn một dịp cuối tuần mang theo bộ đồ trà, ngồi tàu cao tốc đi du lịch. Có lẽ đó là nơi cả nhà cư sĩ Bàng Uẩn* tự cày cấy giữa núi rừng vào sinh ra tử mà vẫn bình thản nói cười; có lẽ đó là chốn ngày xưa đại văn hào Tô Đông Pha ngâm thơ xướng họa với nhà sư; có lẽ đó là chỗ có thể cùng người nhà bạn bè uống chén thiền trà, nếm bát cháo trắng; có lẽ đó là điểm dừng bước ngẩng đầu là nhìn thấy ngay, tiếp đó một ý nghĩ thanh tịnh sẽ khiến ô nhiễm tự động rơi rớt cả; có lẽ đó là rừng sâu nơi cao tăng lớp lớp xuất hiện nên danh tiếng lan xa, khói xanh bảng lảng, tiếng tụng kinh rì rầm; có lẽ đó chỉ là một ngôi miếu cổ thanh nhàn ẩn giữa thôn quê chẳng ai hỏi tới.

Khi đi đến nóng người, bèn ngồi dưới gốc thông thắp một cây hương ngải, nhấp vài ngụm trà trắng lâu năm, mọi thứ đều vừa khéo.

Thật ra, từ mấy năm trước, Huệ – cô bạn tôi đã trở thành người được lợi của cuộc sống phép trừ*. Đã chăm sóc con gái, cô từ bỏ công việc Giám đốc Đầu tư ở công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, về nhà làm bà nội trợ. Nhằm giảm nhẹ áp lực kinh tế, cô bán đi căn nhà lớn ở khu thương mại trung tâm của thành phố, đổi căn hộ hai phòng ngủ ở khu trường học. Lúc chuyển nhà, cô bỏ một lần hết mười mấy thùng giấy đựng đồ linh tinh, lập tức thấy nhẹ cả người.

Mời các bạn đón đọc Ngày Tâm Ta An, Sóng Gió Sẽ Tan của tác giả Thẩm Gia Kha & Lý Lê.

Download

Ngày Tâm Ta An, Sóng Gió Sẽ Tan

ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

Giới thiệu Ngày Tâm Ta An, Sóng Gió Sẽ Tan ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI Tweet! PHIỀN NÃO trong đời được gói gọn trong 12 chữ: “BUÔNG KHÔNG NỠ, NGHĨ KHÔNG THÔNG, NHÌN…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose