Mỹ Thuật Và Nghệ Sĩ

Mỹ Thuật Và Nghệ Sĩ

Giới thiệu

Mỹ Thuật Và Nghệ Sĩ




LỜI NÓI ĐẦU

Mỹ thuật là một trong những nhu cầu chủ yếu của con người. Sau đó ăn để sống, cái mặc và chỗ ở để chống với sự bất thường của thời tiết, thủ sự biểu hiện tư tưởng để con người hiểu biết nhau là rất cần trong đời sống xã hội. Nghệ thuật tạo hình, cũng như tiếng nói, là một phương tiện biểu thị tư tưởng của con người sống tập đoàn trên quả đất. Hình ảnh vẽ hay tạc là tiếng nói chung của con người. Biết rõ được sự diễn biến mỹ thuật qua các thời đại là ta biết được phần quan trọng của văn hóa con người. Nhưng mỹ thuật thì “thiên hình vạn trạng”; lịch sử mỹ thuật cũng như lịch sử văn hóa nói chung, rất phong phú và cũng rất bao la, phi người trong chuyên môn, ít ai chịu khó đọc những quyền sử mỹ thuật thế giới; dù nhiều người cũng muốn biết được cái hay của một pho tượng, cái đẹp của một bức tranh; bởi vì những sách viết về mỹ thuật lại thường nhằm đối tượng là nhà chuyên môn hay là nhà nghiên cứu, cho nên tác giả những loại sách ấy thường dùng danh từ chuyên môn khó hiểu đối với đa số người đọc. Hơn nữa, nhiều người biết về mỹ thuật lại “bí hiểm hóa” vấn đề làm cho người không ở trong chuyên môn càng khó hiểu…

Để đóng góp vào việc phổ biến một mặt quan trọng của văn hóa nhân loại và giúp độc giả thưởng thức những sáng tạo kỳ thú của trí tuệ con người, chúng tôi cố gắng trình bày trong sách “Mỹ Thuật và Nghệ Sĩ” này từng vấn đề một, những gì nổi bật của mỹ thuật thế giới, từ xưa đến nay, một cách ngắn gọn, ít dùng danh từ chuyên môn để mọi người dễ hiểu.

Khi đề cập đến một nghệ sĩ quan trọng, thì chúng tôi phân tích tương đối kỹ quá trình hình thành một tài năng, cho thấy chí kiên nhẫn của nhân vật ấy để đạt đến mục đích của mình. Cũng có những nghệ sĩ danh tiếng nhờ sự khéo quảng cáo của nhà buôn tranh hay là những nhà văn có cảm tình với nghệ sĩ, nhưng thực sự tài nghệ của những người này không có gì nổi bật, ảnh hưởng đến sự phát triển nền mỹ thuật, những trường hợp ấy chúng tôi chỉ nói phớt qua, vì danh tiếng không phải bao giờ cũng đi đôi với thực tài.

Thiên tài nghệ thuật của một thời đại là kết tinh cái thiện mỹ của thời đại ấy; muốn hiểu được nghệ thuật của một thiên tài thì phải biết qua hoàn cảnh tạo ra thiên tài ấy. Nhà nghệ sĩ sáng tạo một tác phẩm trong một thời đại nhất định, chịu ảnh hưởng của phong thổ, tín ngưỡng, sinh hoạt của dân tộc mình, không rõ những nguồn ảnh hưởng ấy tác động đến nội dung, phong cách của tác phẩm, thì ta không hiểu hết ý nghĩa của tác phẩm ấy. Nghệ thuật của một thời đại, cũng như y phục, bao giờ cũng mang thị hiếu, cái “mốt” của thời đại ấy. Ta phải theo thị hiếu, theo cái “mốt” nào để nhận xét những cái “mốt” khác?! Bởi vậy nếu ta không có chỗ đứng vững chắc để nhận xét một nhân vật hay một tác phẩm thì dễ sai lệch. Chỗ đứng mà bất cứ thời gian hay không gian nào cũng vững vàng là thiên nhiên và thực tế xã hội. Dựa vào thiên nhiên và thực tế xã hội ta mới tránh được thành kiến của trường phái, thị hiếu nhất thời Một cái “mốt” hay một thị hiếu thì có thể lỗi thời, chớ thiên nhiên thì không bao giờ lỗi thời.

Hiểu được quan niệm và tư tưởng của các dân tộc xuyên qua phản ảnh của những nghệ sĩ, ta học tập được bao nhiêu cái hay khác, tầm mắt ta như mở rộng ra; ta tránh khỏi những ý kiến hẹp hòi, thiển cận, con người chúng ta như lớn lên. Trong xã hội văn minh, mỹ thuật là món ăn tinh thần không thể thiếu, và tác động đến sự phát triển sản xuất làm cho đời sống vật chất ngày thêm phong phú, đẹp đẽ.

Nhiều nhà biết sử mỹ thuật thường phân biệt ranh giới mỹ thuật và mỹ nghệ. Theo chúng tôi ranh giới mỹ thuật và mỹ nghệ không cứng ngắc như người ta tưởng, nhiều món gọi là “tác phẩm mỹ thuật” như của nhiều trường phải “tân kỳ” thật sự không đáng một xu, vì không có gì là mỹ thuật, còn có những món gọi là “mỹ nghệ phẩm” như nhiều bình gốm cổ Peru chẳng hạn, có một trình độ sáng tạo hình dạng, hình nhân vật rất mỹ thuật, thì món nào là mỹ thuật, món nào là mỹ nghệ?! Bởi vậy có khi trong sách, chúng tôi nhấn mạnh một tác phẩm người ta khép vào loại “đồ mỹ nghệ”, và không nói đến những cái gọi là tranh là tượng mỹ thuật của một “nghệ sĩ” trường phái “tân kỳ” danh tiếng, nhưng không ra hình gì ở thế giới này, thì chúng tôi để dành cho “thế giới bên kia” nhận xét.

Trong sách chúng tôi đề cập đến từng sự việc dường như rời rạc, nhưng khi đọc xong, người đọc nắm được đại thể lịch sử mỹ thuật thế giới. Tất nhiên trong phạm vi một quyển sách có giới hạn, chúng tôi không thể nói hết về mỹ thuật từng dân tộc sống trên địa cầu, mặc dù những biểu hiện bề mỹ thuật của mỗi dân tộc lớn hay nhỏ, cũng có những đặc điểm lý thú.

Trong sách này có trích một số bài chúng tôi biết cho các tạp chí hay sách đã xuất bản trước đây, những bài ấy đã được chúng tôi bổ sung và sửa chữa cho hợp với nội dung sách này.

Trong lần tái bản này, chúng tôi cũng bổ túc một số hình mỹ thuật và sắp xếp lại các hình ảnh vào các trang để độc giả tiện tham khảo.

Viết về một vấn đề rộng lớn là “Mỹ Thuật và Nghệ Sĩ” thì không làm sao khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự chỉ giáo của các bạn đọc để sau này chúng tôi làm tốt hơn.

NGUYỄN PHI HOANH

***

Quyển Mỹ thuật và Nghệ sĩ bao gồm XXI Chương. Chương I. Nguồn góc nghệ thuật tạo hình, lăng mộ các vua Pha-ra-ông và đền thờ Ai Cập cổ, điêu khắc Ai Cập cổ, hình chạm nổi của Át-xy-ri, Đền vua ở Nốt-sốt trên đảo Cơ-re-tơ. Chương II. Bước tiến lên của nền mỹ thuật Hy Lạp thời cổ điển Hy Lạp, đền Pác-tê-nông, đỉnh cao của mỹ thuật Hy Lạp, nghệ thuật tạo hình thời Hy Lạp ngữ, những sáng tạo của kiến trúc La Mã. Chương III. Nghệ thuật By-dăng-tanh, mỹ thuật Hồi Giáo, nhà thờ Rô-măn và Gô-tít, điêu khắc & hội họa Rô-măn và Gô-tít. Chương IV. Những tiền bối thời phục hưng ở Ý. Anh em Văn-éc (Van eyck) và sự sáng chế sơn dầu, những phát minh quan trọng về mỹ thuật thời tiền phục hưng. Chương V. Trí tuệ vĩ đại của Lê-ô-na Đơ Vanh-xi, tài nghệ kỳ diệu của Mi-ken-lăng-giơ. Nghệ thuật trác tuyệt của Ra-pha-en, cái đẹp duyên dáng của nhân vật tranh Cô-re-giơ. Ti-si-ên và trường phái hội họa Vơ-ni-dơ. Chương VI. An-be Đuy-rơ và phục hưng ở Đức, đồ xứ Xắc-xơ, Béc-nanh (Bernin) và nghệ thuật Ba-rốt-cơ, nghệ thuật phong phú của Ruy-ben-xơ, tranh chân dung của Phơ-răng Hôn. ChươngVII. Sự trưởng thành của trường phái mỹ thuật Tây Ban Nha. Con Mắt Tinh Anh của VÊ-LÁT-SKE, nghệ sĩ khắc đồng Giắc-Cơ Ca-lô, mỹ thuật Véc-xay của Pháp. Chương VII. Goi-da, người vẽ xã hội Tây Ban Nha. Oát-tô và tranh vui trẻ, Sác-đanh và những họa sĩ tiêu biểu của Pháp thế kỷ XVIII, sau Oát-tô, sự hình thành trường phái hội họa nước Anh. Chương IX. Sự Âu hóa mỹ thuật Nga, thời mỹ thuật quốc gia Nga trưởng thành. Đa-vít, Anh-cơ-rơ và trường phái tân cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn trong hội họa Pháp. Chương X. Chủ nghĩa thực dân cuốc-be, họa phái ấn tượng, vai trò của Ma-nê trong hội họa. Chương XI. Phản ứng chống ấn tượng. Chương XII. Họa sĩ theo truyền thống chân phương. Chương XIII. Nghệ sĩ lớn của đồ họa Pháp thế kỷ XIX. Chương XIV. Những nhà điêu khắc lớn của nước Pháp thời cận và hiện đại. Chương XV. Các trường phái mỹ thuật Âu châu thế kỷ XIX, ngoài nước Pháp. Chương XVI. Picatso và các trường phái mỹ thuật “Tân Kỳ”, những trường Phái Phi hiện thực, chủ nghĩa “Lập thể”, chủ nghĩa tương lai, trường phái Đa-đa, chủ nghĩa siêu thực. Chương XVII. Nguồn góc của nền mỹ thuật lớn Ấn Độ, nguồn cảm hứng vô tận của nghệ thuật Ấn Độ, vai trò phật giáo trong nền mỹ thuật Ấn Độ, thời hưng thịnh của Phật Giáo. Chương XVIII. Vạn lý trường thành và kiến trúc cổ Trung Quốc. Những mộ Hán và điêu khắc Hán, nền hội họa dân tộc Trung Quốc. Chương XIX. Sự hình thành & trưởng thành nền mỹ thuật dân tộc Nhật, một nền mỹ thuật bình dân: tranh khắc gỗ Nhật, mỹ thuật cận và hiện đại Nhật. Chương XX. Kiến trúc Campuchia thời cổ và Đền Ăng-ko-vat. Đền Bô-rô-bu-đua của In-đô-ne-sia, văn hóa Đông-sơn và trống đồng Lạc-Việt. Chương XXI. Nền mỹ thuật lâu đời của Mê-xi-cô. Mỹ thuật Hoa Kỳ và phim hoạt họa của Đi-xna. Điêu khắc Y-phê, Bê-nanh và mỹ thuật của các dân tộc châu Phi da đen.

***

ĐÔI NÉT VỀ HỌA SĨ, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT NGUYỄN PHI HOANH

Sinh ngày 18-10-1904 tại Bến Tre. Ngay từ bé đã say mê hội họa và sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật năm 1927, Nguyễn Phi Hoanh sang Pháp du học và nghiên cứu hội họa. Năm 1930, tốt nghiệp thủ khoa về hội họa, được nhận giải thưởng Prix Maury (của thành phố Toulouse). Về nước năm 1934. Viết tiểu thuyết đầu tay tựa là: “Vì đâu” đăng nhiều kỳ trên báo Dân Quyền xuất bản ở Sài Gòn. Năm 1936 viết tập Phân tích và khảo luật về tác phẩm và con người của Tosltoi. Nhà xuất bản “Nay” tại Sài Gòn xuất bản năm 1937. Nhà xuất bản Tân Việt Hà Nội tái bản năm 1942.

Năm 1943, viết kịch bản “Đời chiến sĩ” (Chuyện hư cấu về một số sự việc của hai nhà cách mạng lúc bấy giờ là Trần Văn Giàu và Bùi Thủ), giao cho anh Tư Trang (nghệ sĩ Trần Hữu Trang) dàn diễn. Để qua mặt sở kiểm duyệt của thực dân Pháp, tác giả đồng ý để anh Tư Trang sửa lại phần cuối nội dung và đổi tựa đề là: “Đời cô Lựu”. Ông chuyên dạy ở các trường Đại học và Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1970 ông soạn quyển Mỹ Thuật Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội in đợt đầu 3.000 bản, in đợt hai 7.500 bản. Năm 1984 Nhà xuất bản Thành phố HCM tái bản in 12.000 bản. Liên Xô cũng đã dịch ra tiếng Nga tác phẩm này để phổ biến trong ngành mỹ thuật tại toàn Liên bang Xô Viết. Năm 1978, biên soạn quyển “Một số nền mỹ thuật thế giới” do Nhà xuất bản Văn Hóa in lần đầu 10.000 bản.

Những tác phẩm hội họa của ông đa số vẽ về đề tài lịch sử, thể hiện lòng yêu nước thiết tha, đáng kể là: “Hai bà Trưng xuất quân”, “Trận Bạch Đằng”, “Vua Quang Trung ở Ngọc Hồi”, “Quân Tôn Sĩ Nghị thua chạy sập cầu”, “Trương Định được nhân dân phong Soái”. Những tác phẩm của ông đa số được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, một số khác ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Bến Tre.

Do những đóng góp trên, ông đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất. Viện Tiểu sử học ABI (Mỹ tặng huy chương vàng năm 1997.

Nguyễn Phi Hoanh mất ngày 9.1.2001 tại TP.HCM

Cuốn sách này được gấp rút hoàn thành để kỷ niệm cụ Nguyễn Phi Hoanh vừa quá cố, một họa sĩ, nhà nghiên cứu nghệ thuật, một tác giả có tầm hiểu biết rộng và sâu sắc về văn minh Phương Đông và Phương Tây.

Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN TP. HỒ CHÍ MINH

Mời các bạn mượn đọc sách Mỹ Thuật Và Nghệ Sĩ của tác giả Nguyễn Phi Hoanh.

Download

Mỹ Thuật Và Nghệ Sĩ

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Mỹ Thuật Và Nghệ Sĩ Tweet! LỜI NÓI ĐẦU Mỹ thuật là một trong những nhu cầu chủ yếu của con người. Sau đó ăn để sống, cái…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close