Mưa Mùa Hạ – Ma Văn Kháng
[toc]
Giới thiệu ebook
Mưa Mùa Hạ – Ma Văn Kháng
Ðọc lại “Mưa mùa hạ” khi tác phẩm vừa được tái bản lần 3, vẫn không thoát khỏi cảm giác bị ức chế bởi những màn triết lý dày đặc trong tác phẩm, thậm chí đôi chỗ cao siêu, rõ là được gọt giũa qua cảm quan của tác giả theo đường ray đã định sẵn nhưng không thể phủ nhận tính xã hội và thời đại mà Ma văn Kháng đã tạo ra cho tác phẩm bằng tài năng, tâm huyết và cả những nỗ lực mà dư luận cho là “cuộc thử nghiệm văn chương”. Ông đã có lý khi cho rằng, lịch sử của dân tộc VN gắn với lịch sử của những con đê “cong như chiếc nỏ thần” và thuỷ quái chính là tên giặc thứ hai cùng với giặc phương Bắc đe doạ dân tộc ta từ khi mới dựng nước. Sự ví von ấy đã được ông áp dụng cho hiện tại và lũ giặc có sức phá hoại của mối cần được tìm diệt chính là lớp người xấu đại diện cho những tiêu cực đang tồn tại trong xã hội. Ðó là Hưng- một kẻ cơ hội bẩn thỉu. Làm việc trong cơ quan phòng chống bão lụt tỉnh nhưng chính Hưng lại là kẻ gây ra sự cố vỡ đê Lợi Toàn khiến bao người phải chịu cảnh màn trời chiếu nước. Là Loan, một cô gái có bộ mặt của Ðức Mẹ nhưng tâm hồn bị tiền và những thú đàng điếm của lớp trọc phú tiểu thị dân làm méo mó. Là Hảo, một kẻ có nhiều tài vặt nhưng tư tưởng bị hoen ố bởi những ham muốn tầm thường. Là Thưởng, một kẻ bất lương vô sỉ lợi dụng thời thế để buôn bán, lừa lọc… Ðối lập với bọn người xấu trên là những con người hết lòng vì công việc, vì đồng loại, cũng là những người kém may mắn trong sự nghiệp và đời sống tình cảm vì những lý do khách quan khi những thói đàng điếm, tiêu cực nhất thời thắng thế ở đâu đó. Trọng là hình tượng được xây dựng công phu, giống như sợi dây “nhạy cảm” xuyên suốt tác phẩm. Say mê công tác nghiên cứu tìm diệt tổ mối trong thân đê, trực tiếp tham gia cuộc chiến đấu chống bão lụt trên khúc đê xung yếu, Trọng chính là đại diện của lớp trí thức trẻ tuổi có tài, có sức khoẻ, có tâm nhưng thiếu kinh nghiệm và có nhiều nông nổi khi đối mặt với tiêu cực. Trong thế trận mà cái tiêu cực ngang ngửa với các tích cực, người chiến thắng là người ngoài tâm, trí, sức phải biết dựa vào tổ chức và nguyên tắc. Nam và Ngoan là những người như thế. Họ đã khiến ông Cần- bố của Trọng vững tin hơn sau những thất vọng ở trường Ðại học nơi ông công tác, ở cái ngõ bé nhỏ 401 nhà ông, rặt những người xấu và sau cả cái chết của Trọng vì cứu khúc đê Nguyên Lộc. Khép lại tác phẩm bằng hình ảnh ông Cần lặng lẽ giữa bộn bề cảm xúc, dường như nhà văn muốn khẳng định sự thắng thế tất yếu của cái tích cực trong cuộc chiến quyết liệt với những tiêu cực được nguỵ trang bằng đủ hình thức tráng lệ trong xã hội. Cái xấu đã bị đánh bại (Hưng bị đình chỉ công tác chờ kỷ luật; Thưởng chết chìm dưới nước cùng túi vàng có được bằng những việc làm bất chính; Loan bị sa thải khỏi cửa hàng thương nghiệp…) nhưng vẫn hiển hiện trước người đọc một con đê phập phồng nhạy cảm chứa trong lòng sâu những tổ mối rỗng. Cuộc chiến chống tiêu cực vẫn tiếp diễn… Có lẽ vậy mà những ý tưởng, những vấn đề “Mưa mùa hạ” đề cập gần hai mươi năm trước không hề cũ trong cuộc sống hôm nay. Vẫn nóng hổi hơi thở thời đại khiến người đọc dễ thông cảm hơn với những đối thoại mang màu sắc triết lý, triết luận trong tác phẩm để cuốn theo những số phận gần gũi, thân thuộc như chính cuộc đời xung quanh. Có điều, nếu như viết về con người, cuộc sống “Mưa mùa hạ” có phần hơi “cứng”, hơi lên gân, thiếu uyển chuyển khi thể hiện các mối quan hệ xã hội con người, chưa lý giải thấu đáo những bước ngoặt của tính cách, số phận thì những trang tác giả viết về đời sống sinh hoạt của mối lại hết sức trữ tình, lãng mạn. Thiên nhiên đã chắp cánh cho tâm hồn nhà văn bay bổng hay nhà văn muốn sử dụng bút pháp trữ tình để tạo sự tương phản với sức phá hoại khủng khiếp của loại sinh vật mù loà kia?. Có lẽ sự không nhất quán trong bút pháp giữa các trang văn… là một thử nghiệm của nhà văn Ma văn Kháng tạo ra hai thái cực thích và không thích “Mưa mùa hạ” 17 năm về trước và cả bây giờ.
Từ năm 1976 đến nay ông công tác tại Hà Nội, đã từng là Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động. Từ tháng 3 năm 1995 ông là Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã 8 lần đệ đơn xin thôi vị trí này.
Tác phẩm
- Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết, 1979
- Vùng biên ải (tiểu thuyết, 1983)
- Trăng non (tiểu thuyết 1984)
- Phép lạ thường ngày
- Thầy Thế đi chợ bán trứng
- Mưa mùa hạ (tiểu thuyết 1982)
- Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết, 1985)
- Võ sỹ lên đài
- Thanh minh trời trong sáng
- Hoa gạo đỏ
- Côi cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết 1989)
- Đám cưới không giấy giá thú
- Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết, 1989)
- Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết 1992)
- Ngày đẹp trời (truyện ngắn 1986)
- Vệ sĩ của Quan Châu (truyện ngắn 1988)
- Giấy trắng (tiểu thuyết)
- Trái chín mùa thu (truyện ngắn 1988)
- Heo may gió lộng (truyện ngắn 1992)
- Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn 1994)
- Ngoại thành (truyện ngắn 1996)
- Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tuyển tập 1996)
- Vòng quay cổ điển (truyện ngắn 1997)
- Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương (hồi ký 2009)
- Một mình một ngựa (Tiểu thuyết 2007)
- Một Chiều Dông Gió
- Một Nhan Sắc Đàn Bà
- Trốn Nợ
Ngoài biển đông lại đang hình thành một vùng áp thấp nhiệt đới, có gió xoáy cấp bẩy, cấp tám.
Các cơn bão gối đầu nhau, kế tiếp nhau đổ vào đất liền, như có ác ý muốn tàn phá đến tận cùng sự sống trên đất nước còn mang bao vết thương đau sau mấy chục năm đằng đẵng chiến tranh này.
Chưa bao giờ có một mùa mưa bão dữ dằn và khốc hại đến vậy. Cơn bão số 4 ập vào vùng Đèo Ngang gây mưa lớn chưa từng có ở miền Trung. Đồng bằng sông Cửu Long chịu hậu quả của những cơn mưa lớn trên đất Lào, ngập lụt hàng trăm héc-ta. Bão số 7 phá phách suốt từ Thanh Hoá tới Tây Nguyên. Bão số 8 quét một vệt dài từ Nam Bình Trị Thiên đến Quảng Nam- Đà Nẵng. Bão số 10 gây thiệt hại lớn vùng bờ biển Quảng Ninh. Mưa lớn ở Tây Bắc, Việt Bắc. Mưa rất to ở trung du, ở đồng bằng Bắc Bộ, ở miền núi Trung Bộ. Nước sông Hồng lên cao, vượt thiết kế. Sông Hoàng, sông Yên, sông Bưởi, sông Cả, sông Mã, sông Chu, sông Gianh, sông La… vượt báo động cấp 3.
Đồng ruộng ngập úng. Vụ mùa thất bát. Công trình thuỷ lợi vỡ. Đường giao thông lở từng quãng dài. Cầu cống trôi. Núi đổ. Nhà sập. Của cải mất. Người chết.
Tất cả các triền đê đều tràn nước. Nhưng, cũng như quãng đê Nguyên Lộc, không một khúc đê nào bị vỡ hoàn toàn. Hiên ngang trước những thử thách nặng nề, những con đê, nỏ thần trừ thuỷ quái của dân tộc, vẫn vững vàng đối mặt với bão mưa, sóng gió phũ phàng!
Mùa mưa bão vẫn còn.
Thành phố tiêu điều sau mưa bão vẫn chưa kịp phục hồi các công trình bị tàn phá. Ngõ 401 lênh láng thứ nước cống đen nhánh. Điện thành phố mới khôi phục đã phải dành cho việc chống úng. Trong bóng tối lờ mờ của ngọn đèn dầu hoả trong căn buồng nhỏ vào những ngày này, có những giờ phút ông giáo Cần ngồi lặng như hoá đá. Trên chiếc bàn thờ nhỏ của ông, cạnh ảnh người vợ thân thương, giờ có thêm ảnh Trọng, con trai ông.
Trọng đã hy sinh vì kiệt sức lúc hàn khẩu. Ông nhận được tin đau đớn ấy khi cơn bão tan. Và lễ tưởng niệm Trọng tổ chức khi cơn bão tiếp theo bắt đầu khởi phát.
…
Mời các bạn đón đọc Mưa Mùa Hạ của tác giả Ma Văn Kháng.
Download ebook
Mưa Mùa Hạ – Ma Văn Kháng
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com
[toc] Giới thiệu ebook Mưa Mùa Hạ – Ma Văn Kháng Tweet! 17 năm trước, tôi đã đọc Mưa mùa hạ của nhà văn Ma văn Kháng, đúng thời điểm…